CTTĐT - Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam. Buổi gặp mặt diễn ra tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Cùng dự buổi gặp mặt tại đầu cầu Hà Nội có các Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nhân tiêu biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), hiệp hội doanh nghiệp.
Tham dự tại đầu cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và 30 DN tiêu biểu đại diện các DN, hiệp hội DN ở địa phương.
Báo cáo về hình hoạt động của doanh nhân, DN, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Thời gian gần đây, số DN gia nhập và quay trở lại thị trường có xu hướng tăng trở lại, niềm tin đầu tư kinh doanh tiếp tục được củng cố. Tính riêng trong quý III/2023, cả nước có gần 60.000 DN gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước có 165.000 DN, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022. Kết quả hoạt động kinh doanh của DN ở cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ và duy trì đóng góp tốt cho ngân sách. Doanh nghiệp trong một số ngành trọng điểm có tín hiệu phục hồi khả quan, đóng góp tích cực cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Một số DN đã chủ động thích ứng với bối cảnh mới, đổi mới sáng tạo, đón bắt xu hướng, tham gia các ngành kinh tế mới tạo giá trị mới, động lực mới cho tăng trưởng.
Tỉnh Yên Bái hiện có 3.178 DN với tổng vốn đăng ký khoảng 38.000 tỷ đồng. Năm 2023 mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao song các DN trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì sản xuất kinh doanh ổn định. 9 tháng năm 2023, tổng doanh thu các DN nhà nước (địa phương quản lý) đạt gần 170 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ. Doanh thu các DN nhà nước (trung ương quản lý) tăng 13% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu các DN có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 110 triệu USD; tổng doanh thu DN ngoài nhà nước đạt trên 38.500 tỷ đồng. Các DN nộp thuế vào ngân sách nhà nước ước đạt 871 tỷ đồng, chiếm khoảng 56% tổng thu cân đối trên địa bàn. Kết quả đó là nhờ sự nỗ lực triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển DN của tỉnh cũng như nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng DN, doanh nhân trong tỉnh.
|
Tại buổi gặp mặt, đại diện các DN, doanh nhân đã thảo luận sôi nổi về phát triển đội ngũ doanh nhân, về liên kết, hợp tác DN và các hiệp hội DN, về vai trò và trách nhiệm của giới doanh nhân trong phát triển DN và cống hiến xây dựng đất nước Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Viện Phát triển Doanh nghiệp của VCCI đã Báo cáo tình hình doanh nhân, DN, các hiệp hội DN tại Việt Nam với các phân tích số liệu 10 năm qua, các đánh giá thực trạng tình hình hiện nay cùng các đề xuất, kiến nghị.
Các doanh nhân cũng đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính của mình đó là: Giới doanh nhân đang nhìn thấy cơ hội lịch sử cho cho Việt Nam phát triển và mong muốn Đảng, Chính phủ quan tâm có các giải pháp mạnh, kịp thời để chấn hưng khí thế, tinh thần kinh doanh trong doanh nhân và trong xã hội. Việc quan trọng đề xuất làm ngay lúc này là tạo điều kiện cho DN tiếp cận tín dụng thuận lợi, dễ dàng hơn nữa, đồng thời chấn chỉnh và phục hồi thị trường bất động sản. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của các địa phương, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN. Các Hiệp hội DN cũng mong muốn được phát huy vai trò để hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho các DN và là cầu nối hiệu quả giữa Đảng, Nhà nước với cộng đồng DN.
Phát biểu tại buổi gặp mặt doanh nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Cộng đồng doanh nghiệp cả nước ngày càng trưởng thành cả về số lượng, chất lượng và có nhiều đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Biểu dương, ghi nhận những thành tích, cảm ơn những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, thời gian tới Chính phủ sẽ cụ thể hóa Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới thành Chương trình hành động để cùng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển đúng hướng; tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực chủ động, hội nhập; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất. Nâng cao hiệu quả của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, công dân số; tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các thị trường đảm bảo an toàn, lành mạnh, minh bạch, công khai đáp ứng yêu cầu phát triển.
Chính phủ đề nghị các bộ, ngành rà soát lại các khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, có kế hoạch xử lý dứt diểm các vướng mắc gây cản trở cho sự phát triển của DN. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kết nối cung cầu lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia... Các doanh nghiệp, doanh nhân cần phát huy hơn nữa khả năng, tận dụng mọi cơ hội, liên kết sản xuất, phát triển thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng, nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam.
2052 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam. Buổi gặp mặt diễn ra tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Cùng dự buổi gặp mặt tại đầu cầu Hà Nội có các Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nhân tiêu biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), hiệp hội doanh nghiệp.
Tham dự tại đầu cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và 30 DN tiêu biểu đại diện các DN, hiệp hội DN ở địa phương.
Báo cáo về hình hoạt động của doanh nhân, DN, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Thời gian gần đây, số DN gia nhập và quay trở lại thị trường có xu hướng tăng trở lại, niềm tin đầu tư kinh doanh tiếp tục được củng cố. Tính riêng trong quý III/2023, cả nước có gần 60.000 DN gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước có 165.000 DN, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022. Kết quả hoạt động kinh doanh của DN ở cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ và duy trì đóng góp tốt cho ngân sách. Doanh nghiệp trong một số ngành trọng điểm có tín hiệu phục hồi khả quan, đóng góp tích cực cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Một số DN đã chủ động thích ứng với bối cảnh mới, đổi mới sáng tạo, đón bắt xu hướng, tham gia các ngành kinh tế mới tạo giá trị mới, động lực mới cho tăng trưởng.
Tỉnh Yên Bái hiện có 3.178 DN với tổng vốn đăng ký khoảng 38.000 tỷ đồng. Năm 2023 mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao song các DN trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì sản xuất kinh doanh ổn định. 9 tháng năm 2023, tổng doanh thu các DN nhà nước (địa phương quản lý) đạt gần 170 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ. Doanh thu các DN nhà nước (trung ương quản lý) tăng 13% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu các DN có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 110 triệu USD; tổng doanh thu DN ngoài nhà nước đạt trên 38.500 tỷ đồng. Các DN nộp thuế vào ngân sách nhà nước ước đạt 871 tỷ đồng, chiếm khoảng 56% tổng thu cân đối trên địa bàn. Kết quả đó là nhờ sự nỗ lực triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển DN của tỉnh cũng như nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng DN, doanh nhân trong tỉnh.
Tại buổi gặp mặt, đại diện các DN, doanh nhân đã thảo luận sôi nổi về phát triển đội ngũ doanh nhân, về liên kết, hợp tác DN và các hiệp hội DN, về vai trò và trách nhiệm của giới doanh nhân trong phát triển DN và cống hiến xây dựng đất nước Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Viện Phát triển Doanh nghiệp của VCCI đã Báo cáo tình hình doanh nhân, DN, các hiệp hội DN tại Việt Nam với các phân tích số liệu 10 năm qua, các đánh giá thực trạng tình hình hiện nay cùng các đề xuất, kiến nghị.
Các doanh nhân cũng đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính của mình đó là: Giới doanh nhân đang nhìn thấy cơ hội lịch sử cho cho Việt Nam phát triển và mong muốn Đảng, Chính phủ quan tâm có các giải pháp mạnh, kịp thời để chấn hưng khí thế, tinh thần kinh doanh trong doanh nhân và trong xã hội. Việc quan trọng đề xuất làm ngay lúc này là tạo điều kiện cho DN tiếp cận tín dụng thuận lợi, dễ dàng hơn nữa, đồng thời chấn chỉnh và phục hồi thị trường bất động sản. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của các địa phương, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN. Các Hiệp hội DN cũng mong muốn được phát huy vai trò để hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho các DN và là cầu nối hiệu quả giữa Đảng, Nhà nước với cộng đồng DN.
Phát biểu tại buổi gặp mặt doanh nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Cộng đồng doanh nghiệp cả nước ngày càng trưởng thành cả về số lượng, chất lượng và có nhiều đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Biểu dương, ghi nhận những thành tích, cảm ơn những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, thời gian tới Chính phủ sẽ cụ thể hóa Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới thành Chương trình hành động để cùng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển đúng hướng; tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực chủ động, hội nhập; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất. Nâng cao hiệu quả của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, công dân số; tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các thị trường đảm bảo an toàn, lành mạnh, minh bạch, công khai đáp ứng yêu cầu phát triển.
Chính phủ đề nghị các bộ, ngành rà soát lại các khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, có kế hoạch xử lý dứt diểm các vướng mắc gây cản trở cho sự phát triển của DN. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kết nối cung cầu lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia... Các doanh nghiệp, doanh nhân cần phát huy hơn nữa khả năng, tận dụng mọi cơ hội, liên kết sản xuất, phát triển thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng, nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam.