CTTĐT - Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, sự điều hành sát sao của UBND tỉnh, kinh tế tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quan tâm, triển khai.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái phát sinh khoảng 430 - 450 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày. Trong đó, có khoảng 120 - 130 tấn của Thành phố và một số địa bàn thuộc huyện Yên Bình, Trấn Yên được thu gom về xử lý tại nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường và năng lượng Nam Thành tại xã Văn Phú - Thành phố Yên Bái. Lượng rác còn lại được thu gom về xử lý tại hơn 20 bãi chôn lấp và 1 lò đốt, những nơi xa chưa thu gom xử lý tập trung được xử lý tại chỗ trong khuôn viên hộ gia đình theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trước thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1480/QĐ-UBND về ban hành Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2025, đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, trên 93% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom; sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị. Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, trong đó có trên 50% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý tập trung; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá thực trạng công tác quản lý, giám sát, quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới. Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát, quy hoạch, nghiên cứu, thẩm định và đề xuất lựa chọn triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; sự cần thiết phải quản lý chất thải rắn theo mô hình kinh tế tuần hoàn và những giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình kinh tế tuần hoàn; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, công tác xây dựng cơ chế, chính sách, khắc phục hạn chế trong thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.
Các đại biểu cũng kiến nghị cấp Trung ương hàng năm tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Yên Bái về kinh phí để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở xử lý, khu xử lý chất thải rắn tại các đô thị, khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; có cơ chế ưu đãi, chính sách hỗ trợ cụ thể, khuyến khích, thu hút các nguồn lực tư nhân trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở xử lý, khu xử lý chất thải rắn; sớm ban hành hướng dẫn về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nâng cao hoạt động thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân…
2374 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình kinh tế tuần hoàn.Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, sự điều hành sát sao của UBND tỉnh, kinh tế tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quan tâm, triển khai.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái phát sinh khoảng 430 - 450 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày. Trong đó, có khoảng 120 - 130 tấn của Thành phố và một số địa bàn thuộc huyện Yên Bình, Trấn Yên được thu gom về xử lý tại nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường và năng lượng Nam Thành tại xã Văn Phú - Thành phố Yên Bái. Lượng rác còn lại được thu gom về xử lý tại hơn 20 bãi chôn lấp và 1 lò đốt, những nơi xa chưa thu gom xử lý tập trung được xử lý tại chỗ trong khuôn viên hộ gia đình theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trước thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1480/QĐ-UBND về ban hành Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2025, đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, trên 93% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom; sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị. Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, trong đó có trên 50% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý tập trung; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá thực trạng công tác quản lý, giám sát, quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới. Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát, quy hoạch, nghiên cứu, thẩm định và đề xuất lựa chọn triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; sự cần thiết phải quản lý chất thải rắn theo mô hình kinh tế tuần hoàn và những giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình kinh tế tuần hoàn; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, công tác xây dựng cơ chế, chính sách, khắc phục hạn chế trong thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.
Các đại biểu cũng kiến nghị cấp Trung ương hàng năm tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Yên Bái về kinh phí để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở xử lý, khu xử lý chất thải rắn tại các đô thị, khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; có cơ chế ưu đãi, chính sách hỗ trợ cụ thể, khuyến khích, thu hút các nguồn lực tư nhân trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở xử lý, khu xử lý chất thải rắn; sớm ban hành hướng dẫn về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nâng cao hoạt động thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân…