CTTĐT - Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu với Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ban Dân tộc đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động của người đại biểu Nhân dân, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh
Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 về thông qua “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2021 - 2026”, để triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung Đề án của HĐND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã chủ động ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Qua hơn hai năm triển khai thực hiện Đề án, các hoạt động của Ban Dân tộc có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên, được cử tri và nhân dân đánh giá cao; các nghị quyết do Ban thẩm tra sau khi được thông qua bảo đảm cơ sở pháp lý, sát với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoạt động giám sát, khảo sát đi vào chiều sâu, đổi mới cả về nội dung và hình thức; các thành viên Ban đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động của người đại biểu Nhân dân, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
Nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tham mưu với Thường trực HĐND tỉnh các nội dung sát với tình hình thực tiễn.
Trước mỗi kỳ họp theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc đã phân công các thành viên chủ động nghiên cứu các tài liệu, báo cáo liên quan, thu thập thông tin từ cơ sở qua tiếp xúc cử tri và qua hoạt động giám sát trước kỳ họp để lựa chọn, đề xuất nội dung thảo luận, chất vấn tại kỳ họp, cũng như đề xuất nội dung chất vấn tại phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh đối với các cơ quan có trách nhiệm giải trình. Các ý kiến thảo luận, chất vấn của Ban ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề nổi cộm, bức xúc mà dư luận cử tri quan tâm và cơ bản được UBND tỉnh và cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Nội dung thảo luận, chất vấn, giải trình, được Ban tập trung vào những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực do Ban Dân tộc phụ trách. Cụ thể tại kỳ họp giữa năm 2021 của HĐND tỉnh Ban tham gia thảo luận và đã đề nghị tỉnh có giải pháp đối với những hộ gia đình không có điều kiện tự mua thẻ BHYT sau khi địa bàn cư trú ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (do xã đạt chuẩn nông thôn mới sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Uỷ ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực) để công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Từ kiến nghị của Ban, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết hỗ trợ về BHYT cho người dân tại các xã đặc biệt khó khăn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, thời gian thụ hưởng từ khi có quyết định đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm ngân sách của năm được công nhận.
Tuy nhiên, Ban xét thấy thông thường các xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào dịp cuối năm, mà quy định của chính sách chỉ được thụ hưởng trong năm ngân sách, thời gian thụ hưởng ngắn chưa góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân. Do đó, tại kỳ họp cuối năm 2022 của HĐND tỉnh khi thảo luận tại Hội trường Ban tiếp tục có ý kiến đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ về BHYT, hỗ trợ một số chi phí học tập cho học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo sau khi xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2025 để giảm bớt khó khăn, hỗ trợ người nghèo vươn lên, đồng thời góp phần duy trì các tiêu chí nông thôn mới và công tác giảm nghèo trên địa bàn được bền vững. Kiến nghị này của Ban đã được tỉnh quan tâm tiếp thu và đến kỳ họp giữa năm 2023 HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2022 - 2025.
Công tác thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND tỉnh luôn được Ban quan tâm chú trọng, xác định đây là một bước chuẩn bị quan trọng nhất cho thành công của kỳ họp HĐND tỉnh. Từ năm 2021 đến nay Ban Dân tộc được phân công thẩm tra 5 báo cáo, 09 dự thảo nghị quyết. Thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh trong công tác thẩm tra, Ban đã xây dựng kế hoạch phân công các thành viên chủ động, thu thập thông tin, nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình thực tiễn tại địa phương; đồng thời lãnh đạo Ban đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo trong suốt quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết, nhằm để các tài liệu trình kỳ họp HĐND tỉnh đảm bảo chất lượng. Đồng thời các thành viên Ban luôn chủ động phối hợp sớm, tham gia thẩm tra các nội dung của Ban, giúp báo cáo thẩm tra được toàn diện, đánh giá báo cáo từ nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số nội dung cần có thêm thông tin phục vụ thẩm tra, Ban chủ động đề xuất tổ chức khảo sát, làm việc trực tiếp tại cơ sở để thu thập thông tin nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra làm căn cứ cho đại biểu thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết. Nhờ đó, Ban luôn chủ động trong việc tham gia ý kiến thảo luận trong buổi thẩm tra dự thảo nghị quyết UBND tỉnh trình, luôn kịp thời xử lý các phát sinh trong quá trình thẩm tra, đảm bảo chất lượng phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh.
Đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, sau khi thẩm tra Ban đã chủ động báo cáo Đảng đoàn HĐND tỉnh để đảm bảo sự lãnh đạo trước khi trình HĐND biểu quyết thông qua.
Có thể nói, công tác thẩm tra và chuẩn bị các nội dung phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh đã được Ban Dân tộc HĐND tỉnh thực hiện nghiêm túc, khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng và đạt hiệu quả; nhờ có sự vào cuộc ngay từ ban đầu nên báo cáo thẩm tra của Ban có tính phản biện cao, đã đưa ra các kiến nghị thể hiện chính kiến của Ban, nêu rõ những vấn đề tán thành, không tán thành, những vấn đề cần bổ sung, hoàn chỉnh. Đồng thời, đề xuất những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để trình HĐND xem xét, quyết định.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giám sát, là một trong những chức năng chủ yếu của HĐND, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Do vậy, những năm qua Ban Dân tộc HĐND tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giám sát, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hoạt động giám sát được thực hiện khoa học, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm và đúng quy định của Luật hoạt động giám sát. Lựa chọn trúng và đúng, không để chồng chéo về nội dung, đối tượng giám sát. Ban lựa chọn nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực dân tộc; các vấn đề được dư luận, cử tri và đại biểu HĐND quan tâm, bức xúc như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; giám sát kết quả thực hiện nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135; việc thực hiện nhiệm vụ của các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh…
Từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc đã tổ chức thành công 03 cuộc giám sát chuyên đề tại 10 lượt huyện, thị và trên 20 xã, phường của tỉnh. Hằng năm, căn cứ chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND. Ban đã chủ động quyết định thành phần Đoàn giám sát phù hợp, phát huy vai trò của đại biểu hoạt động chuyên trách; xây dựng kế hoạch, đề cương báo cáo giám sát chi tiết, cụ thể để gửi cơ quan, địa phương chịu sự giám sát đảm bảo về thời gian để đối tượng giám sát có đủ thời gian xây dựng kỹ có chất lượng báo cáo; đối với nội dung chuyên đề giám sát cần có thông tin đa dạng, Ban yêu cầu các cơ quan, địa phương thuộc đối tượng chịu sự giám sát cung cấp các thông tin hồ sơ liên quan đến nội dung giám sát, xây dựng báo cáo theo yêu cầu gửi về Đoàn giám sát của Ban trước khi tiến hành giám sát; tổ chức họp Đoàn giám sát để triển khai, quán triệt nội dung kế hoạch giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Đoàn giám sát trong việc nghiên cứu sâu các thông tin, nội dung liên quan, thống nhất cách thức làm việc tại các đơn vị, địa phương.
Về phương pháp giám sát, Ban Dân tộc chú trọng thực hiện giám sát trực tiếp tại cơ sở trước, sau đó mới tiến hành giám sát tại các cơ quan chuyên môn có liên quan. Đồng thời, kết hợp nghe báo cáo với kiểm tra thực tế tại địa phương, cơ sở; nghiên cứu hồ sơ; so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện với các quy định hiện hành của Nhà nước, nghị quyết của HĐND. Tại các buổi giám sát, Trưởng Đoàn giám sát yêu cầu đơn vị chịu sự giám sát giải trình làm rõ những nội dung đoàn giám sát yêu cầu; đồng thời, kết luận những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát và tiếp thu các ý kiến kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh hoặc những vấn đề có tính phức tạp; đối với một số vấn đề thuộc thẩm quyền của đơn vị, địa phương và có thể giả quyết ngay, tại buổi làm việc Đoàn giám sát của Ban đề nghị với đơn vị, địa phương theo chức năng nhiệm vụ thực hiện giải quyết. Từ đó, Ban đưa ra được kết luận giám sát và đề xuất, kiến nghị rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi cao.
Kết quả giám sát của Ban luôn đảm bảo tính khách quan, có căn cứ, chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót, những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp để khắc phục, hướng giải quyết khả thi. Nhiều kiến nghị sau giám sát của Ban được cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Cụ thể như, thông qua giám sát chuyên đề năm 2022 về việc thực hiện nhiệm vụ của các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, Ban đã có ý kiến với ngành chuyên môn quy định về định mức lao động nấu ăn cho học sinh để làm cơ sở bố trí kinh phí thuê khoán người nấu ăn cho học sinh các trường dân tộc nội trú. Đối với ý kiến này của Ban đã được tỉnh quan tâm tiếp thu và đến kỳ họp giữa năm 2023 UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái từ năm học 2023 - 2024 đến hết năm học 2025 - 2026, trong đó có Điều quy định về định mức lao động nấu ăn tập trung cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài việc tập trung đổi mới hoạt động giám sát chuyên đề, Ban Dân tộc HĐND tỉnh còn quan tâm đổi mới việc tổ chức giám sát thường xuyên, giám sát thông qua thảo luận, giải trình, chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh và phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh; các cuộc khảo sát phục vụ cho các nội dung chất vấn, giải trình được Ban chuẩn bị chu đáo, tổ chức thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh những kinh nghiệm nêu trên, lãnh đạo, các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã chủ động, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu nhân dân, thường xuyên tự nghiên cứu, học tập, tăng cường trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực, kỹ năng trong công tác dân cử.
2282 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu với Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 về thông qua “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2021 - 2026”, để triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung Đề án của HĐND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã chủ động ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Qua hơn hai năm triển khai thực hiện Đề án, các hoạt động của Ban Dân tộc có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên, được cử tri và nhân dân đánh giá cao; các nghị quyết do Ban thẩm tra sau khi được thông qua bảo đảm cơ sở pháp lý, sát với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoạt động giám sát, khảo sát đi vào chiều sâu, đổi mới cả về nội dung và hình thức; các thành viên Ban đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động của người đại biểu Nhân dân, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
Nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tham mưu với Thường trực HĐND tỉnh các nội dung sát với tình hình thực tiễn.
Trước mỗi kỳ họp theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc đã phân công các thành viên chủ động nghiên cứu các tài liệu, báo cáo liên quan, thu thập thông tin từ cơ sở qua tiếp xúc cử tri và qua hoạt động giám sát trước kỳ họp để lựa chọn, đề xuất nội dung thảo luận, chất vấn tại kỳ họp, cũng như đề xuất nội dung chất vấn tại phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh đối với các cơ quan có trách nhiệm giải trình. Các ý kiến thảo luận, chất vấn của Ban ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề nổi cộm, bức xúc mà dư luận cử tri quan tâm và cơ bản được UBND tỉnh và cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Nội dung thảo luận, chất vấn, giải trình, được Ban tập trung vào những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực do Ban Dân tộc phụ trách. Cụ thể tại kỳ họp giữa năm 2021 của HĐND tỉnh Ban tham gia thảo luận và đã đề nghị tỉnh có giải pháp đối với những hộ gia đình không có điều kiện tự mua thẻ BHYT sau khi địa bàn cư trú ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (do xã đạt chuẩn nông thôn mới sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Uỷ ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực) để công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Từ kiến nghị của Ban, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết hỗ trợ về BHYT cho người dân tại các xã đặc biệt khó khăn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, thời gian thụ hưởng từ khi có quyết định đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm ngân sách của năm được công nhận.
Tuy nhiên, Ban xét thấy thông thường các xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào dịp cuối năm, mà quy định của chính sách chỉ được thụ hưởng trong năm ngân sách, thời gian thụ hưởng ngắn chưa góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân. Do đó, tại kỳ họp cuối năm 2022 của HĐND tỉnh khi thảo luận tại Hội trường Ban tiếp tục có ý kiến đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ về BHYT, hỗ trợ một số chi phí học tập cho học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo sau khi xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2025 để giảm bớt khó khăn, hỗ trợ người nghèo vươn lên, đồng thời góp phần duy trì các tiêu chí nông thôn mới và công tác giảm nghèo trên địa bàn được bền vững. Kiến nghị này của Ban đã được tỉnh quan tâm tiếp thu và đến kỳ họp giữa năm 2023 HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2022 - 2025.
Công tác thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND tỉnh luôn được Ban quan tâm chú trọng, xác định đây là một bước chuẩn bị quan trọng nhất cho thành công của kỳ họp HĐND tỉnh. Từ năm 2021 đến nay Ban Dân tộc được phân công thẩm tra 5 báo cáo, 09 dự thảo nghị quyết. Thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh trong công tác thẩm tra, Ban đã xây dựng kế hoạch phân công các thành viên chủ động, thu thập thông tin, nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình thực tiễn tại địa phương; đồng thời lãnh đạo Ban đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo trong suốt quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết, nhằm để các tài liệu trình kỳ họp HĐND tỉnh đảm bảo chất lượng. Đồng thời các thành viên Ban luôn chủ động phối hợp sớm, tham gia thẩm tra các nội dung của Ban, giúp báo cáo thẩm tra được toàn diện, đánh giá báo cáo từ nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số nội dung cần có thêm thông tin phục vụ thẩm tra, Ban chủ động đề xuất tổ chức khảo sát, làm việc trực tiếp tại cơ sở để thu thập thông tin nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra làm căn cứ cho đại biểu thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết. Nhờ đó, Ban luôn chủ động trong việc tham gia ý kiến thảo luận trong buổi thẩm tra dự thảo nghị quyết UBND tỉnh trình, luôn kịp thời xử lý các phát sinh trong quá trình thẩm tra, đảm bảo chất lượng phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh.
Đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, sau khi thẩm tra Ban đã chủ động báo cáo Đảng đoàn HĐND tỉnh để đảm bảo sự lãnh đạo trước khi trình HĐND biểu quyết thông qua.
Có thể nói, công tác thẩm tra và chuẩn bị các nội dung phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh đã được Ban Dân tộc HĐND tỉnh thực hiện nghiêm túc, khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng và đạt hiệu quả; nhờ có sự vào cuộc ngay từ ban đầu nên báo cáo thẩm tra của Ban có tính phản biện cao, đã đưa ra các kiến nghị thể hiện chính kiến của Ban, nêu rõ những vấn đề tán thành, không tán thành, những vấn đề cần bổ sung, hoàn chỉnh. Đồng thời, đề xuất những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để trình HĐND xem xét, quyết định.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giám sát, là một trong những chức năng chủ yếu của HĐND, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Do vậy, những năm qua Ban Dân tộc HĐND tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giám sát, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hoạt động giám sát được thực hiện khoa học, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm và đúng quy định của Luật hoạt động giám sát. Lựa chọn trúng và đúng, không để chồng chéo về nội dung, đối tượng giám sát. Ban lựa chọn nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực dân tộc; các vấn đề được dư luận, cử tri và đại biểu HĐND quan tâm, bức xúc như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; giám sát kết quả thực hiện nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135; việc thực hiện nhiệm vụ của các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh…
Từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc đã tổ chức thành công 03 cuộc giám sát chuyên đề tại 10 lượt huyện, thị và trên 20 xã, phường của tỉnh. Hằng năm, căn cứ chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND. Ban đã chủ động quyết định thành phần Đoàn giám sát phù hợp, phát huy vai trò của đại biểu hoạt động chuyên trách; xây dựng kế hoạch, đề cương báo cáo giám sát chi tiết, cụ thể để gửi cơ quan, địa phương chịu sự giám sát đảm bảo về thời gian để đối tượng giám sát có đủ thời gian xây dựng kỹ có chất lượng báo cáo; đối với nội dung chuyên đề giám sát cần có thông tin đa dạng, Ban yêu cầu các cơ quan, địa phương thuộc đối tượng chịu sự giám sát cung cấp các thông tin hồ sơ liên quan đến nội dung giám sát, xây dựng báo cáo theo yêu cầu gửi về Đoàn giám sát của Ban trước khi tiến hành giám sát; tổ chức họp Đoàn giám sát để triển khai, quán triệt nội dung kế hoạch giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Đoàn giám sát trong việc nghiên cứu sâu các thông tin, nội dung liên quan, thống nhất cách thức làm việc tại các đơn vị, địa phương.
Về phương pháp giám sát, Ban Dân tộc chú trọng thực hiện giám sát trực tiếp tại cơ sở trước, sau đó mới tiến hành giám sát tại các cơ quan chuyên môn có liên quan. Đồng thời, kết hợp nghe báo cáo với kiểm tra thực tế tại địa phương, cơ sở; nghiên cứu hồ sơ; so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện với các quy định hiện hành của Nhà nước, nghị quyết của HĐND. Tại các buổi giám sát, Trưởng Đoàn giám sát yêu cầu đơn vị chịu sự giám sát giải trình làm rõ những nội dung đoàn giám sát yêu cầu; đồng thời, kết luận những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát và tiếp thu các ý kiến kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh hoặc những vấn đề có tính phức tạp; đối với một số vấn đề thuộc thẩm quyền của đơn vị, địa phương và có thể giả quyết ngay, tại buổi làm việc Đoàn giám sát của Ban đề nghị với đơn vị, địa phương theo chức năng nhiệm vụ thực hiện giải quyết. Từ đó, Ban đưa ra được kết luận giám sát và đề xuất, kiến nghị rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi cao.
Kết quả giám sát của Ban luôn đảm bảo tính khách quan, có căn cứ, chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót, những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp để khắc phục, hướng giải quyết khả thi. Nhiều kiến nghị sau giám sát của Ban được cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Cụ thể như, thông qua giám sát chuyên đề năm 2022 về việc thực hiện nhiệm vụ của các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, Ban đã có ý kiến với ngành chuyên môn quy định về định mức lao động nấu ăn cho học sinh để làm cơ sở bố trí kinh phí thuê khoán người nấu ăn cho học sinh các trường dân tộc nội trú. Đối với ý kiến này của Ban đã được tỉnh quan tâm tiếp thu và đến kỳ họp giữa năm 2023 UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái từ năm học 2023 - 2024 đến hết năm học 2025 - 2026, trong đó có Điều quy định về định mức lao động nấu ăn tập trung cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài việc tập trung đổi mới hoạt động giám sát chuyên đề, Ban Dân tộc HĐND tỉnh còn quan tâm đổi mới việc tổ chức giám sát thường xuyên, giám sát thông qua thảo luận, giải trình, chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh và phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh; các cuộc khảo sát phục vụ cho các nội dung chất vấn, giải trình được Ban chuẩn bị chu đáo, tổ chức thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh những kinh nghiệm nêu trên, lãnh đạo, các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã chủ động, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu nhân dân, thường xuyên tự nghiên cứu, học tập, tăng cường trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực, kỹ năng trong công tác dân cử.