CTTĐT - Sáng 20/10, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lần thứ 21 (mở rộng). Đồng chí Đỗ Đức Duy- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng đăng tải toàn văn bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 21 (mở rộng)
Thưa các đồng chí lãnh đạo tỉnh,
Thưa các đồng chí đại biểu Văn phòng Trung ương Đảng và các ban xây dựng Đảng Trung ương,
Thưa toàn thể các đồng chí!
Thực hiện Chương trình làm việc, hôm nay Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 21 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023; thảo luận, thông qua các nội dung: Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024; dự toán ngân sách địa phương năm 2024, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2024 - 2026; Báo cáo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sơ kết một số nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy và cho ý kiến, quyết định một số nội dung khác theo thẩm quyền.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tôi nhiệt liệt chào mừng và thân ái gửi tới các đồng chí tham dự Hội nghị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Chúc Hội nghị của chúng ta hoàn thành tốt chương trình đề ra!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Thực hiện Quy chế làm việc, Văn phòng Tỉnh ủy đã gửi tài liệu để các đồng chí nghiên cứu trước. Trên cơ sở Chương trình Hội nghị, tôi xin nêu một số vấn đề có tính chất gợi mở để các đồng chí tập trung nghiên cứu, thảo luận và quyết nghị như sau:
I. Về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023
Như các đồng chí đã biết, 9 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ucraina tiếp tục căng thẳng, kéo dài; nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn; lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm nhiều nước phát triển...
Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là cơ bản, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen: Những tác động của chính sách tài khóa, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng; thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản tiếp tục biến động phức tạp; sức cầu của nền kinh tế thế giới giảm mạnh dẫn đến thị trường xuất khẩu một số hàng hóa chủ lực bị thu hẹp; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản... Các yếu tố trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sản xuất của Nhân dân.
Trong bối cảnh đó, với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; bằng nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, đồng bộ, chúng ta đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm. Theo đánh giá sơ bộ, kết thúc 9 tháng đầu năm, cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều đã hoàn thành theo tiến độ, trong đó có một số chỉ tiêu đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 vẫn còn những tồn tại, hạn chế, có mặt yếu kém như trong dự thảo báo cáo đã đề cập. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Tôi đề nghị các đồng chí từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, phân tích, làm rõ hơn kết quả đã đạt được; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nhất là đối với các chỉ tiêu quan trọng còn đạt thấp so với kế hoạch như: Thu ngân sách, chỉ số sản xuất công nghiệp…; đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả để tăng tốc, quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2023 theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU của Tỉnh ủy.
II. Về dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, dự báo tình hình năm 2024 và đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024 của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Chương trình hành động được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, khoa học. Quá trình xây dựng dự thảo, các cơ quan tham mưu đã bám sát các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu theo các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh; các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành; các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 (theo kết luận của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII) để xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho năm 2024 bảo đảm phù hợp, sát thực, khả thi, hiệu quả, với phương châm nhất quán là “kiên định mục tiêu của cả nhiệm kỳ, linh hoạt điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo từng thời điểm” để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tôi đề nghị các đồng chí tập trung tập trung phân tích, dự báo đúng tình hình, những yếu tố ảnh hưởng, tác động, thuận lợi, khó khăn; đánh giá tính phù hợp, sát thực, khả thi từ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, chủ đề của năm, phương châm hành động cho đến các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trên tinh thần quyết tâm phấn đấu ở mức cao nhất; đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp hiệu quả để tổ chức thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2024.
III. Về dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH, Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024; Dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và Kế hoạch tài chính, ngân sách 3 năm 2024-2026
Đây là những văn bản rất quan trọng, có tác động trực tiếp, quyết định đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2024 và những năm tới. Các dự thảo đã được Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng bảo đảm tuân thủ đúng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật có liên quan và chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm thống nhất, liên thông, đồng bộ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Tôi đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng tờ trình, hồ sơ, tài liệu, thảo luận dân chủ, khách quan, thống nhất thông qua về mặt chủ trương, để Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu, hoàn thiện, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua làm căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu cơ bản hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.
IV. Về dự thảo Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dựng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số
Sau 5 năm thực hiện Đề án, chúng ta đạt được những kết quả tích cực bước đầu, thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn và giải pháp đột phá về công tác cán bộ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có sự tiếp nối chắc chắn giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai Đề án vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của Đề án, cũng như công tác cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; đồng thời, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, đột phá nhằm thực hiện hiệu quả Đề án trong thời gian tới.
V. Về dự thảo Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy về bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và các đề án, chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quốc phòng - an ninh, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực. Trong đó, nổi bật là: Tiềm lực quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; công tác quân sự, quốc phòng địa phương được triển khai nghiêm túc, hiệu quả; lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng lớn mạnh, có chất lượng tổng hợp, năng lực sẵn sàng chiến đấu cao; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội luôn được bảo đảm; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn… qua đó đã tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã được nêu rõ trong dự thảo Báo cáo, Tôi đề nghị các đồng chí tập trung phân tích, làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết, đề án, chính sách của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, bài bản để thực hiện hiệu quả Nghị quyết và các đề án, chính sách trong thời gian tới.
VI. Về dự thảo Báo cáo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không đạt tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên
Thực hiện Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Theo phương án dự kiến, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030 là 20 đơn vị; trong đó, giai đoạn 2023 - 2025 là 09 đơn vị (dự kiến thực hiện trong năm 2024), giai đoạn 2026 - 2030 là 11 đơn vị.
Phát huy kết quả và kinh nghiệm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ nhiệm kỳ trước, tôi đề nghị các đồng chí cần thống nhất về nhận thức, tư tưởng, nghiên cứu, tham gia ý kiến bổ sung, hoàn thiện phương án do Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và khả thi; quá trình thực hiện phải thận trọng, bài bản, chặt chẽ với sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; bảo đảm mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy, kết hợp với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
VII. Tại Hội nghị này, chúng ta sẽ được quán triệt Kết luận số 63-KL/TW ngày 03/10/2023 của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với Công giáo Việt Nam. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung nghiên cứu, tiếp thu, kịp thời cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận của Ban Bí thư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo nói chung và của Công giáo nói riêng trong tình hình mới.
Thưa toàn thể các đồng chí,
Hội nghị diễn ra trong 1,5 ngày, với nhiều nội dung rất quan trọng, cần có sự nghiên cứu sâu, thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết nghị thông qua. Tài liệu hội nghị đã được gửi trước tới các đồng chí, tôi đề nghị các đồng chí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng, dân chủ thảo luận, tham gia ý kiến sâu sắc, chất lượng đối với tất cả các nội dung trình Hội nghị để Hội nghị của chúng ta hoàn thành tốt chương trình đề ra.
Với tinh thần đó, Tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (mở rộng); chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
1596 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 20/10, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lần thứ 21 (mở rộng). Đồng chí Đỗ Đức Duy- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng đăng tải toàn văn bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.Thưa các đồng chí lãnh đạo tỉnh,
Thưa các đồng chí đại biểu Văn phòng Trung ương Đảng và các ban xây dựng Đảng Trung ương,
Thưa toàn thể các đồng chí!
Thực hiện Chương trình làm việc, hôm nay Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 21 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023; thảo luận, thông qua các nội dung: Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024; dự toán ngân sách địa phương năm 2024, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2024 - 2026; Báo cáo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sơ kết một số nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy và cho ý kiến, quyết định một số nội dung khác theo thẩm quyền.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tôi nhiệt liệt chào mừng và thân ái gửi tới các đồng chí tham dự Hội nghị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Chúc Hội nghị của chúng ta hoàn thành tốt chương trình đề ra!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Thực hiện Quy chế làm việc, Văn phòng Tỉnh ủy đã gửi tài liệu để các đồng chí nghiên cứu trước. Trên cơ sở Chương trình Hội nghị, tôi xin nêu một số vấn đề có tính chất gợi mở để các đồng chí tập trung nghiên cứu, thảo luận và quyết nghị như sau:
I. Về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023
Như các đồng chí đã biết, 9 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ucraina tiếp tục căng thẳng, kéo dài; nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn; lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm nhiều nước phát triển...
Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là cơ bản, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen: Những tác động của chính sách tài khóa, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng; thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản tiếp tục biến động phức tạp; sức cầu của nền kinh tế thế giới giảm mạnh dẫn đến thị trường xuất khẩu một số hàng hóa chủ lực bị thu hẹp; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản... Các yếu tố trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sản xuất của Nhân dân.
Trong bối cảnh đó, với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; bằng nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, đồng bộ, chúng ta đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm. Theo đánh giá sơ bộ, kết thúc 9 tháng đầu năm, cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều đã hoàn thành theo tiến độ, trong đó có một số chỉ tiêu đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 vẫn còn những tồn tại, hạn chế, có mặt yếu kém như trong dự thảo báo cáo đã đề cập. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Tôi đề nghị các đồng chí từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, phân tích, làm rõ hơn kết quả đã đạt được; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nhất là đối với các chỉ tiêu quan trọng còn đạt thấp so với kế hoạch như: Thu ngân sách, chỉ số sản xuất công nghiệp…; đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả để tăng tốc, quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2023 theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU của Tỉnh ủy.
II. Về dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, dự báo tình hình năm 2024 và đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024 của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Chương trình hành động được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, khoa học. Quá trình xây dựng dự thảo, các cơ quan tham mưu đã bám sát các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu theo các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh; các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành; các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 (theo kết luận của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII) để xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho năm 2024 bảo đảm phù hợp, sát thực, khả thi, hiệu quả, với phương châm nhất quán là “kiên định mục tiêu của cả nhiệm kỳ, linh hoạt điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo từng thời điểm” để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tôi đề nghị các đồng chí tập trung tập trung phân tích, dự báo đúng tình hình, những yếu tố ảnh hưởng, tác động, thuận lợi, khó khăn; đánh giá tính phù hợp, sát thực, khả thi từ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, chủ đề của năm, phương châm hành động cho đến các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trên tinh thần quyết tâm phấn đấu ở mức cao nhất; đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp hiệu quả để tổ chức thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2024.
III. Về dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH, Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024; Dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và Kế hoạch tài chính, ngân sách 3 năm 2024-2026
Đây là những văn bản rất quan trọng, có tác động trực tiếp, quyết định đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2024 và những năm tới. Các dự thảo đã được Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng bảo đảm tuân thủ đúng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật có liên quan và chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm thống nhất, liên thông, đồng bộ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Tôi đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng tờ trình, hồ sơ, tài liệu, thảo luận dân chủ, khách quan, thống nhất thông qua về mặt chủ trương, để Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu, hoàn thiện, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua làm căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu cơ bản hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.
IV. Về dự thảo Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dựng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số
Sau 5 năm thực hiện Đề án, chúng ta đạt được những kết quả tích cực bước đầu, thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn và giải pháp đột phá về công tác cán bộ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có sự tiếp nối chắc chắn giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai Đề án vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của Đề án, cũng như công tác cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; đồng thời, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, đột phá nhằm thực hiện hiệu quả Đề án trong thời gian tới.
V. Về dự thảo Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy về bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và các đề án, chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quốc phòng - an ninh, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực. Trong đó, nổi bật là: Tiềm lực quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; công tác quân sự, quốc phòng địa phương được triển khai nghiêm túc, hiệu quả; lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng lớn mạnh, có chất lượng tổng hợp, năng lực sẵn sàng chiến đấu cao; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội luôn được bảo đảm; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn… qua đó đã tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã được nêu rõ trong dự thảo Báo cáo, Tôi đề nghị các đồng chí tập trung phân tích, làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết, đề án, chính sách của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, bài bản để thực hiện hiệu quả Nghị quyết và các đề án, chính sách trong thời gian tới.
VI. Về dự thảo Báo cáo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không đạt tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên
Thực hiện Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Theo phương án dự kiến, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030 là 20 đơn vị; trong đó, giai đoạn 2023 - 2025 là 09 đơn vị (dự kiến thực hiện trong năm 2024), giai đoạn 2026 - 2030 là 11 đơn vị.
Phát huy kết quả và kinh nghiệm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ nhiệm kỳ trước, tôi đề nghị các đồng chí cần thống nhất về nhận thức, tư tưởng, nghiên cứu, tham gia ý kiến bổ sung, hoàn thiện phương án do Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và khả thi; quá trình thực hiện phải thận trọng, bài bản, chặt chẽ với sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; bảo đảm mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy, kết hợp với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
VII. Tại Hội nghị này, chúng ta sẽ được quán triệt Kết luận số 63-KL/TW ngày 03/10/2023 của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với Công giáo Việt Nam. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung nghiên cứu, tiếp thu, kịp thời cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận của Ban Bí thư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo nói chung và của Công giáo nói riêng trong tình hình mới.
Thưa toàn thể các đồng chí,
Hội nghị diễn ra trong 1,5 ngày, với nhiều nội dung rất quan trọng, cần có sự nghiên cứu sâu, thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết nghị thông qua. Tài liệu hội nghị đã được gửi trước tới các đồng chí, tôi đề nghị các đồng chí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng, dân chủ thảo luận, tham gia ý kiến sâu sắc, chất lượng đối với tất cả các nội dung trình Hội nghị để Hội nghị của chúng ta hoàn thành tốt chương trình đề ra.
Với tinh thần đó, Tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (mở rộng); chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!