CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 15, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Văn Yên đã có sự đột phá trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn và đô thị.
Nhiều tuyến đường GTNT tại các xã vùng cao trên địa bàn huyện Văn Yên được cứng hóa tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đi lại
Trong 5 năm qua, huyện Văn Yên đã lồng ghép, sử dụng có hiệu quả trên 1.050 tỷ đồng nguồn lực đầu tư của nhà nước với nguồn lực đóng góp của nhân dân, các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ nguồn vốn này, huyện Văn Yên đã đầu tư được trên 1.000 công trình hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, nước sạch, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin và truyền thông... trong đó, huy động được trên 218 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 47 tỷ đồng và 172.203 m2 đất) để đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Toàn huyện đã kiên cố hóa được gần 260 km đường giao thông nông thôn, gần 76 km đường giao thông đặc thù; mở mới và mở rộng được 50 km đường đất, xây dựng 26 cầu, ngầm tràn. Đến nay, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn của huyện đạt 48,3%, tăng gần 20% so với năm 2015. Hạ tầng điện lưới quốc gia không ngừng được xây dựng, mở rộng phạm vi cấp điện, đưa điện lưới quốc gia đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, 156/172 thôn, tổ dân phố; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90,6%, tăng 6,3% so với đầu nhiệm kỳ. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị nhiều cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và huy động nguồn lực từ nhân dân để lắp đặt hệ thống chiếu sáng đảm bảo giao thông và an ninh trật tự tại địa phương.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã huy động trên 200 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Bố trí 74,7 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được xây dựng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, đời sống của nhân dân, từ đó tạo cho diện mạo của huyện ngày càng khang trang, đồng bộ từ trung tâm huyện đến các xã, thôn, xóm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ, tạo niềm tin, sự phấn khởi cho nhân dân.
1231 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 15, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Văn Yên đã có sự đột phá trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn và đô thị.Trong 5 năm qua, huyện Văn Yên đã lồng ghép, sử dụng có hiệu quả trên 1.050 tỷ đồng nguồn lực đầu tư của nhà nước với nguồn lực đóng góp của nhân dân, các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ nguồn vốn này, huyện Văn Yên đã đầu tư được trên 1.000 công trình hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, nước sạch, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin và truyền thông... trong đó, huy động được trên 218 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 47 tỷ đồng và 172.203 m2 đất) để đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Toàn huyện đã kiên cố hóa được gần 260 km đường giao thông nông thôn, gần 76 km đường giao thông đặc thù; mở mới và mở rộng được 50 km đường đất, xây dựng 26 cầu, ngầm tràn. Đến nay, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn của huyện đạt 48,3%, tăng gần 20% so với năm 2015. Hạ tầng điện lưới quốc gia không ngừng được xây dựng, mở rộng phạm vi cấp điện, đưa điện lưới quốc gia đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, 156/172 thôn, tổ dân phố; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90,6%, tăng 6,3% so với đầu nhiệm kỳ. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị nhiều cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và huy động nguồn lực từ nhân dân để lắp đặt hệ thống chiếu sáng đảm bảo giao thông và an ninh trật tự tại địa phương.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã huy động trên 200 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Bố trí 74,7 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được xây dựng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, đời sống của nhân dân, từ đó tạo cho diện mạo của huyện ngày càng khang trang, đồng bộ từ trung tâm huyện đến các xã, thôn, xóm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ, tạo niềm tin, sự phấn khởi cho nhân dân.