CTTĐT - Sáng 3/11, trong phiên thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đã phát biểu ý kiến.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 3/11
Các đại biểu đã đánh giá cao cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã rất nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia của các đại biểu quốc hội và cơ bản đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp.
Trong thảo luận, Đại biểu Nguyễn Quốc Luận nêu ý kiến về trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện. Thống nhất cao với các quy định về trường hợp cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mà không còn nhu cầu sử dụng hoặc chuyển khỏi địa bàn cấp tỉnh nơi có đất đến nơi khác sinh sống thì Nhà nước thu hồi đất và tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác .
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng nếu quy định: "…cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi diện tích đất này để tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác là người dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 16 của Luật này” sẽ rất khó thực hiện trong thực tế vì sẽ xảy ra trường hợp không có đối tượng để giao đất, gây lãng phí và khó khăn cho công tác quản lý.
"Do vậy, tôi đề nghị quy định lại theo hướng: Diện tích đất đã thu hồi sẽ được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án quản lý, sử dụng đất, trong đó ưu tiên được dùng để tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác là người dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 16 của Luật này” - đại biểu nêu rõ.
Về quy định tại điểm a khoản 4 Điều 75 quy định: "Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, phải thực hiện việc công bố công khai”, đại biểu Luận cho rằng việc quy định như vậy là rất khó khăn cho các địa phương trong thực hiện, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trên thực tế sau khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt, cơ quan lập quy hoạch và đơn vị tư vấn phải thực hiện phát hành và làm nhiệm vụ bàn giao hồ sơ nghiệm thu cho chủ đầu tư, trong khi đó khối lượng hồ sơ lớn, phải thực hiện bàn giao trực tiếp.
Cho rằng, thời hạn 10 ngày phải thực hiện đồng thời vừa phát hành, sắp xếp, bàn giao hồ sơ và UBND cấp huyện vừa phải công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất khó thực hiện trong thực tế, đại biểu đề nghị sửa đổi thời điểm thành "chậm nhất là 15 ngày” để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời phù hợp với thời gian quy định trong Luật Quy hoạch hiện hành.
Đối với quy định tại khoản 7 Điều 76 quy định: "Diện tích đất được xác định trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 02 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải xem xét, đánh giá để tiếp tục thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo hoặc hủy bỏ…”.
Tôi cho rằng quy định như vậy đã mở và thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhất là đối với các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa quy định rõ việc công bố hủy bỏ hay tiếp tục thực hiện đối với diện tích đất đã được HĐND cấp tỉnh thông qua trước đó, nay có phải trình HĐND cấp tỉnh thông qua trước khi UBND cấp tỉnh ra quyết định hay không.
"Để tháo gỡ khó khăn trên và đảm bảo thống nhất giữa các địa phương, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định: Sau 02 năm không thực hiện đối với diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện của các công trình, dự án đã được HĐND cấp tỉnh thông qua thì UBND cấp tỉnh phải trình HĐND cấp tỉnh thông qua việc huỷ bỏ hay tiếp tục thực hiện trước khi ban hành quyết định” - đại biểu nêu ý kiến.
Về đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, tại Khoản 1, Điều 211 có quy định: "Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin truyền thông và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn”, đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm công trình thủy điện vào quy định này, do hiện nay các hồ chứa thủy điện vẫn đang phải thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, nếu không bổ sung các công trình hồ chứa thủy điện vào danh mục đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì sẽ rất khó cho các địa phương và các chủ đầu tư trong tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy điện.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào đề nghị đảm bảo chính sách cơ bản cho đồng bào dân tộc thiểu số về đất đai
Về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Khang Thị Mào cho biết, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện và có nhiều chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, có cơ hội phát triển cá nhân, cộng đồng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 dự thảo Luật về hỗ trợ chính sách đất đai; các quy định chính sách chủ yếu tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, quy định thu hẹp chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, không phù hợp với nội dung Điều 16 là "trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số”.
Nêu thực tế hiện nay tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều hộ dân không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các tiêu chí nghèo đa chiều vẫn còn rất khó khăn, theo điều tra dân số năm 2019, nước ta có 89,3% người dân tộc thiểu số sinh sống ở nông thôn, trên 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, vì thế đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, chỉnh lý nội dung Điều này cho phù hợp với chính tên của điều luật và đảm bảo chính sách cơ bản cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thống nhất với một số ý kiến cho rằng, đối với đất trồng lúa thì cá nhân phải thành lập tổ chức, kèm theo phương án sử dụng đất tích tụ để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, không được gom đất để chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm bảo đảm địa phương có thể giữ đất lúa vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cá nhân đại biểu lựa chọn phương án 3 (phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa khi cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức theo quy định tại khoản 1, Điều 177). "Quy định như vậy để bảo đảm việc sử dụng đất trồng lúa theo đúng mục đích sử dụng đất” - đại biểu nhấn mạnh.
Về nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp (khoản 9, Điều 60), đại biểu Khang Thị Mào đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, thiết kế một phương án tối ưu, theo hướng kết hợp phương án 1 và phương án 2 tại Điều luật thành một phương án mới, như vậy cũng phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Quy hoạch đó là quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch cấp trên nhưng trong trường hợp cấp trên chưa được phê duyệt cấp dưới để thực hiện; sau khi quy hoạch cấp trên được phê duyệt thì sẽ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp dưới để đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp trên. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
1711 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 3/11, trong phiên thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đã phát biểu ý kiến.Các đại biểu đã đánh giá cao cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã rất nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia của các đại biểu quốc hội và cơ bản đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp.
Trong thảo luận, Đại biểu Nguyễn Quốc Luận nêu ý kiến về trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện. Thống nhất cao với các quy định về trường hợp cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mà không còn nhu cầu sử dụng hoặc chuyển khỏi địa bàn cấp tỉnh nơi có đất đến nơi khác sinh sống thì Nhà nước thu hồi đất và tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác .
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng nếu quy định: "…cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi diện tích đất này để tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác là người dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 16 của Luật này” sẽ rất khó thực hiện trong thực tế vì sẽ xảy ra trường hợp không có đối tượng để giao đất, gây lãng phí và khó khăn cho công tác quản lý.
"Do vậy, tôi đề nghị quy định lại theo hướng: Diện tích đất đã thu hồi sẽ được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án quản lý, sử dụng đất, trong đó ưu tiên được dùng để tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác là người dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 16 của Luật này” - đại biểu nêu rõ.
Về quy định tại điểm a khoản 4 Điều 75 quy định: "Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, phải thực hiện việc công bố công khai”, đại biểu Luận cho rằng việc quy định như vậy là rất khó khăn cho các địa phương trong thực hiện, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trên thực tế sau khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt, cơ quan lập quy hoạch và đơn vị tư vấn phải thực hiện phát hành và làm nhiệm vụ bàn giao hồ sơ nghiệm thu cho chủ đầu tư, trong khi đó khối lượng hồ sơ lớn, phải thực hiện bàn giao trực tiếp.
Cho rằng, thời hạn 10 ngày phải thực hiện đồng thời vừa phát hành, sắp xếp, bàn giao hồ sơ và UBND cấp huyện vừa phải công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất khó thực hiện trong thực tế, đại biểu đề nghị sửa đổi thời điểm thành "chậm nhất là 15 ngày” để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời phù hợp với thời gian quy định trong Luật Quy hoạch hiện hành.
Đối với quy định tại khoản 7 Điều 76 quy định: "Diện tích đất được xác định trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 02 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải xem xét, đánh giá để tiếp tục thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo hoặc hủy bỏ…”.
Tôi cho rằng quy định như vậy đã mở và thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhất là đối với các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa quy định rõ việc công bố hủy bỏ hay tiếp tục thực hiện đối với diện tích đất đã được HĐND cấp tỉnh thông qua trước đó, nay có phải trình HĐND cấp tỉnh thông qua trước khi UBND cấp tỉnh ra quyết định hay không.
"Để tháo gỡ khó khăn trên và đảm bảo thống nhất giữa các địa phương, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định: Sau 02 năm không thực hiện đối với diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện của các công trình, dự án đã được HĐND cấp tỉnh thông qua thì UBND cấp tỉnh phải trình HĐND cấp tỉnh thông qua việc huỷ bỏ hay tiếp tục thực hiện trước khi ban hành quyết định” - đại biểu nêu ý kiến.
Về đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, tại Khoản 1, Điều 211 có quy định: "Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin truyền thông và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn”, đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm công trình thủy điện vào quy định này, do hiện nay các hồ chứa thủy điện vẫn đang phải thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, nếu không bổ sung các công trình hồ chứa thủy điện vào danh mục đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì sẽ rất khó cho các địa phương và các chủ đầu tư trong tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy điện.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào đề nghị đảm bảo chính sách cơ bản cho đồng bào dân tộc thiểu số về đất đai
Về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Khang Thị Mào cho biết, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện và có nhiều chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, có cơ hội phát triển cá nhân, cộng đồng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 dự thảo Luật về hỗ trợ chính sách đất đai; các quy định chính sách chủ yếu tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, quy định thu hẹp chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, không phù hợp với nội dung Điều 16 là "trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số”.
Nêu thực tế hiện nay tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều hộ dân không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các tiêu chí nghèo đa chiều vẫn còn rất khó khăn, theo điều tra dân số năm 2019, nước ta có 89,3% người dân tộc thiểu số sinh sống ở nông thôn, trên 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, vì thế đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, chỉnh lý nội dung Điều này cho phù hợp với chính tên của điều luật và đảm bảo chính sách cơ bản cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thống nhất với một số ý kiến cho rằng, đối với đất trồng lúa thì cá nhân phải thành lập tổ chức, kèm theo phương án sử dụng đất tích tụ để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, không được gom đất để chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm bảo đảm địa phương có thể giữ đất lúa vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cá nhân đại biểu lựa chọn phương án 3 (phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa khi cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức theo quy định tại khoản 1, Điều 177). "Quy định như vậy để bảo đảm việc sử dụng đất trồng lúa theo đúng mục đích sử dụng đất” - đại biểu nhấn mạnh.
Về nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp (khoản 9, Điều 60), đại biểu Khang Thị Mào đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, thiết kế một phương án tối ưu, theo hướng kết hợp phương án 1 và phương án 2 tại Điều luật thành một phương án mới, như vậy cũng phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Quy hoạch đó là quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch cấp trên nhưng trong trường hợp cấp trên chưa được phê duyệt cấp dưới để thực hiện; sau khi quy hoạch cấp trên được phê duyệt thì sẽ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp dưới để đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp trên. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.