CTTĐT - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hệ thống Thư viện công cộng gồm 01 Thư viện tỉnh; 09 Thư viện huyện, thị xã, thành phố; 173 tủ sách cơ sở xã, phường, thị trấn. Đây là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Thư viện tỉnh Yên Bái
Xác định việc trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, trình độ dân trí của các tầng lớp nhân dân là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, sau khi Ban Bí thư ban hành Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền về việc triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Đề án sách, nội dung, ý nghĩa của việc trang bị sách từ Đề án, các mô hình hay, hiệu quả trong quản lý và sử dụng sách ở cơ sở.
Các huyện, thị, thành ủy đã chỉ đạo tổ chức quán triệt nội dung của Đề án sách cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, lồng ghép quán triệt tại hội nghị báo cáo viên để tuyên truyền về Đề án sách và văn hóa đọc; đồng thòi, chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở triển khai tại các hội nghị sinh hoạt chi bộ, các hội nghị họp thôn, tổ dân phố với đối tượng là cán bộ, đảng viên, nhân dân và học sinh... Chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về Đề án sách đến các tầng lóp nhân dân. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, sách, báo thư viện, xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời, tăng cường khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hệ thống Thư viện công cộng gồm 01 Thư viện tỉnh; 09 Thư viện huyện, thị xã, thành phố; 173 tủ sách cơ sở xã, phường, thị trấn. Đây là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Đến nay các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận đúng, đủ số lượng các ấn phẩm theo danh mục cấp phát của Trung ương với tổng cộng hơn 600 đầu sách (bao gồm cả đĩa CDROM và CD Audio). Các thể loại, nội dung sách trang bị đa dạng, phong phú, thiết thực, đã cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, trang bị kiến thức về văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới, tạp chí của các ngành, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và những ấn phẩm hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ ở xã, phường, thị trấn... Đây là những tài liệu bổ ích, phù hợp ở cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên nâng cao trình độ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giải quyết những vấn đề thực tiễn. Bộ sách đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn cho cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền cho nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các đầu sách của Đề án giai đoạn 2009 - 2023 đã có sự đổi mới và đa dạng hóa về nội dung, giảm các nội dung lý luận, đặc biệt tập trung vào việc phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật mới, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công chức khối Đảng, chính quyền, đoàn thể, nội dung mới về nông nghiệp - nông dân - nông thôn, các vấn đề khoa học thường thức, chăm sóc gia đình, Luật An ninh mạng... được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu nên đã thu hút được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tìm đọc, nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào thực tiễn. Các loại sách và ấn phẩm cũng đã giúp đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các địa phương có thêm tư liệu để làm phong phú, sâu sắc hơn các bài giảng, các bài nói chuyện thời sự ở Đảng bộ, góp phần quan trọng trong việc cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; làm ổn định tình hình chính trị, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về chủ trương đúng đắn của Ban Bí thư, về mục đích, yêu cầu của Đề án, về trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn. Tăng cường tuyên truyền về văn hóa đọc nói chung, tuyên truyền, giới thiệu danh mục sách thuộc Đề án để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, chủ động tìm đến những loại sách phù hợp nhu cầu; luân chuyển sách, đồng thời, chuyển thể thành sách điện tử để người dân đọc bằng nhiều hình thức, tiếp cận với nhiều loại sách, tư liệu hơn.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bố trí không gian phù hợp, thoải mái để người đọc dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu; đồng thời huy động, trang bị thêm các đầu sách, tư liệu cho các tủ sách tại các thôn, tổ dân phố, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc.
Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, bảo quản, phân bổ và sử dụng sách cho các cán bộ phụ trách cấp xã, thị trấn, cán bộ thôn, tổ dân phố. Khuyến khích những cách làm, mô hình sáng tạo, hiệu quả để triển khai trong toàn tỉnh. Cán bộ quản lý sách phải được phân công trách nhiệm cụ thể, được tập huấn, có hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc để hướng dẫn cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đọc, tra cứu tìm hiểu kiến thức, thông tin. Thường xuyên khảo sát nhu cầu đọc, nghiên cứu sách, tài liệu của cán bộ, đảng viên và nhân dân để bổ sung những loại sách mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người đọc.
947 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hệ thống Thư viện công cộng gồm 01 Thư viện tỉnh; 09 Thư viện huyện, thị xã, thành phố; 173 tủ sách cơ sở xã, phường, thị trấn. Đây là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.Xác định việc trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, trình độ dân trí của các tầng lớp nhân dân là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, sau khi Ban Bí thư ban hành Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền về việc triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Đề án sách, nội dung, ý nghĩa của việc trang bị sách từ Đề án, các mô hình hay, hiệu quả trong quản lý và sử dụng sách ở cơ sở.
Các huyện, thị, thành ủy đã chỉ đạo tổ chức quán triệt nội dung của Đề án sách cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, lồng ghép quán triệt tại hội nghị báo cáo viên để tuyên truyền về Đề án sách và văn hóa đọc; đồng thòi, chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở triển khai tại các hội nghị sinh hoạt chi bộ, các hội nghị họp thôn, tổ dân phố với đối tượng là cán bộ, đảng viên, nhân dân và học sinh... Chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về Đề án sách đến các tầng lóp nhân dân. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, sách, báo thư viện, xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời, tăng cường khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hệ thống Thư viện công cộng gồm 01 Thư viện tỉnh; 09 Thư viện huyện, thị xã, thành phố; 173 tủ sách cơ sở xã, phường, thị trấn. Đây là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Đến nay các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận đúng, đủ số lượng các ấn phẩm theo danh mục cấp phát của Trung ương với tổng cộng hơn 600 đầu sách (bao gồm cả đĩa CDROM và CD Audio). Các thể loại, nội dung sách trang bị đa dạng, phong phú, thiết thực, đã cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, trang bị kiến thức về văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới, tạp chí của các ngành, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và những ấn phẩm hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ ở xã, phường, thị trấn... Đây là những tài liệu bổ ích, phù hợp ở cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên nâng cao trình độ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giải quyết những vấn đề thực tiễn. Bộ sách đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn cho cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền cho nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các đầu sách của Đề án giai đoạn 2009 - 2023 đã có sự đổi mới và đa dạng hóa về nội dung, giảm các nội dung lý luận, đặc biệt tập trung vào việc phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật mới, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công chức khối Đảng, chính quyền, đoàn thể, nội dung mới về nông nghiệp - nông dân - nông thôn, các vấn đề khoa học thường thức, chăm sóc gia đình, Luật An ninh mạng... được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu nên đã thu hút được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tìm đọc, nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào thực tiễn. Các loại sách và ấn phẩm cũng đã giúp đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các địa phương có thêm tư liệu để làm phong phú, sâu sắc hơn các bài giảng, các bài nói chuyện thời sự ở Đảng bộ, góp phần quan trọng trong việc cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; làm ổn định tình hình chính trị, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về chủ trương đúng đắn của Ban Bí thư, về mục đích, yêu cầu của Đề án, về trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn. Tăng cường tuyên truyền về văn hóa đọc nói chung, tuyên truyền, giới thiệu danh mục sách thuộc Đề án để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, chủ động tìm đến những loại sách phù hợp nhu cầu; luân chuyển sách, đồng thời, chuyển thể thành sách điện tử để người dân đọc bằng nhiều hình thức, tiếp cận với nhiều loại sách, tư liệu hơn.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bố trí không gian phù hợp, thoải mái để người đọc dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu; đồng thời huy động, trang bị thêm các đầu sách, tư liệu cho các tủ sách tại các thôn, tổ dân phố, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc.
Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, bảo quản, phân bổ và sử dụng sách cho các cán bộ phụ trách cấp xã, thị trấn, cán bộ thôn, tổ dân phố. Khuyến khích những cách làm, mô hình sáng tạo, hiệu quả để triển khai trong toàn tỉnh. Cán bộ quản lý sách phải được phân công trách nhiệm cụ thể, được tập huấn, có hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc để hướng dẫn cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đọc, tra cứu tìm hiểu kiến thức, thông tin. Thường xuyên khảo sát nhu cầu đọc, nghiên cứu sách, tài liệu của cán bộ, đảng viên và nhân dân để bổ sung những loại sách mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người đọc.