CTTĐT- Ngày 24/11, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn thực hiện Đề án 01-ĐA/TW ngày 3/3/2022 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ Đảng đến năm 2025 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Các thành viên Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh; chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực đối ngoại.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến, quán triệt và thông tin những nội dung cơ bản của Đề án 01-ĐA/TW ngày 3/3/2022 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ Đảng đến năm 2025 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
Theo đó, Đề án số 01 được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược và tầm nhìn của đất nước đã được Đại hội XIII của Đảng đã đề ra đến năm 2025, 2030 và 2045; phát huy vai trò trụ cột và tiên phong của đối ngoại Đảng.
Chỉ thị số 12 của Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và tổ chức nhân dân tập trung quán triệt, tạo chuyển biến nhận thức sâu sắc về vai trò, Vị trí, tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân, một trong ba trụ cột đối ngoại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại. Công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của từng cán bộ, đảng viên và người dân. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân là góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, sự quản lý tập trung, hiệu quả của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ba trụ cột đối ngoại và giữa các tổ chức nhân dân với vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ trong hoạt động đối ngoại. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả của đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoại, sáng tạo, hiệu quả”.
Chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển quan hệ đối tác đối ngoại nhân dân, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả trong các lĩnh vực. Xây dựng nền tảng xã hội tích cực, thuận lợi, tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác với nhân dân các nước, trước hết là các nước láng giềng, bạn bè truyền thống, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác thông qua các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác phi chính phủ nước ngoài, hợp tác phát triển, kết nối kinh tế - thương mại, xúc tiến du lịch - đầu tư, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hợp tác về văn hoá - giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, phát triển bền vững, hỗ trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh... Không ngừng đổi mới hình thức và nội dung hợp tác, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thiện chí với Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ song phương với các nước.
Nâng tầm đối ngoại đa phương thông qua sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức nhân dân trong các cơ chế, khuôn khổ hợp tác đa phương quốc tế và khu vực quan trọng; đóng góp có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể trong các hoạt động hợp tác, phong trào chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, đặc biệt tại các cơ chế đa phương quốc tế và khu vực, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp, thông lệ quốc tế và phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh với các hoạt động chống phá Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... Tích cực vận động, đa dạng hoá và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
Làm tốt công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, phát huy tỉnh thần yêu nước, nguồn lực to lớn của đồng bào ta ở nước ngoài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gắn kết phong trào, hoạt động của hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài với phong trào, hoạt động của các tổ chức nhân dân ở trong nước; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.
Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhân dân, trên cơ sở chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của bạn bè, đối tác quốc tế đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và tư duy về thông tín đối ngoại, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các phương tiện truyền thông mới; khai thác mặt tích cực của mạng xã hội góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề quốc tế, về công tác đối ngoại, cũng như tăng cường hiểu biết tích cực của nhân dân các nước về Việt Nam và quan hệ của Việt Nam với các nước.
Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu về đối ngoại nhân dân; chủ động theo dõi, kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình, xu hướng phát triển của các vấn đề toàn cầu, các phong trào chính trị - xã hội, phong trào dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch mở rộng, phát triển chiều sâu quan hệ với các đối tác theo từng giai đoạn, địa bàn, lĩnh vực, ưu tiên hoạt động của từng đối tác; đề xuất các sáng kiến có lợi cho cộng đồng, đất nước. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại giữa ba trụ cột đối ngoại, giữa Trung ương và địa phương nhằm thống nhất về quan điểm, chủ trương, biện pháp và hoạt động đối ngoại cụ thể.
Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật về công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Đơn giản hoá thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyn theo hướng cụ thể, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm điều kiện thuận lợi để đối ngoại nhân dân phát huy những lợi thế đặc thù trong công tác đối ngoại. Quan tâm đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế làm công tác đối ngoại nhân dân từ Trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân thông qua tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ, hội viên bảo đảm vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiến thức, nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Tại Hội nghị, Ban Đối ngoại Trung ương yêu cầu các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị; định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị trong phạm vi chức trách được giao của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
1543 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Ngày 24/11, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn thực hiện Đề án 01-ĐA/TW ngày 3/3/2022 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ Đảng đến năm 2025 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Các thành viên Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh; chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực đối ngoại.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến, quán triệt và thông tin những nội dung cơ bản của Đề án 01-ĐA/TW ngày 3/3/2022 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ Đảng đến năm 2025 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
Theo đó, Đề án số 01 được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược và tầm nhìn của đất nước đã được Đại hội XIII của Đảng đã đề ra đến năm 2025, 2030 và 2045; phát huy vai trò trụ cột và tiên phong của đối ngoại Đảng.
Chỉ thị số 12 của Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và tổ chức nhân dân tập trung quán triệt, tạo chuyển biến nhận thức sâu sắc về vai trò, Vị trí, tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân, một trong ba trụ cột đối ngoại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại. Công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của từng cán bộ, đảng viên và người dân. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân là góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, sự quản lý tập trung, hiệu quả của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ba trụ cột đối ngoại và giữa các tổ chức nhân dân với vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ trong hoạt động đối ngoại. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả của đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoại, sáng tạo, hiệu quả”.
Chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển quan hệ đối tác đối ngoại nhân dân, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả trong các lĩnh vực. Xây dựng nền tảng xã hội tích cực, thuận lợi, tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác với nhân dân các nước, trước hết là các nước láng giềng, bạn bè truyền thống, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác thông qua các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác phi chính phủ nước ngoài, hợp tác phát triển, kết nối kinh tế - thương mại, xúc tiến du lịch - đầu tư, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hợp tác về văn hoá - giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, phát triển bền vững, hỗ trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh... Không ngừng đổi mới hình thức và nội dung hợp tác, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thiện chí với Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ song phương với các nước.
Nâng tầm đối ngoại đa phương thông qua sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức nhân dân trong các cơ chế, khuôn khổ hợp tác đa phương quốc tế và khu vực quan trọng; đóng góp có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể trong các hoạt động hợp tác, phong trào chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, đặc biệt tại các cơ chế đa phương quốc tế và khu vực, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp, thông lệ quốc tế và phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh với các hoạt động chống phá Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... Tích cực vận động, đa dạng hoá và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
Làm tốt công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, phát huy tỉnh thần yêu nước, nguồn lực to lớn của đồng bào ta ở nước ngoài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gắn kết phong trào, hoạt động của hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài với phong trào, hoạt động của các tổ chức nhân dân ở trong nước; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.
Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhân dân, trên cơ sở chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của bạn bè, đối tác quốc tế đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và tư duy về thông tín đối ngoại, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các phương tiện truyền thông mới; khai thác mặt tích cực của mạng xã hội góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề quốc tế, về công tác đối ngoại, cũng như tăng cường hiểu biết tích cực của nhân dân các nước về Việt Nam và quan hệ của Việt Nam với các nước.
Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu về đối ngoại nhân dân; chủ động theo dõi, kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình, xu hướng phát triển của các vấn đề toàn cầu, các phong trào chính trị - xã hội, phong trào dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch mở rộng, phát triển chiều sâu quan hệ với các đối tác theo từng giai đoạn, địa bàn, lĩnh vực, ưu tiên hoạt động của từng đối tác; đề xuất các sáng kiến có lợi cho cộng đồng, đất nước. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại giữa ba trụ cột đối ngoại, giữa Trung ương và địa phương nhằm thống nhất về quan điểm, chủ trương, biện pháp và hoạt động đối ngoại cụ thể.
Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật về công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Đơn giản hoá thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyn theo hướng cụ thể, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm điều kiện thuận lợi để đối ngoại nhân dân phát huy những lợi thế đặc thù trong công tác đối ngoại. Quan tâm đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế làm công tác đối ngoại nhân dân từ Trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân thông qua tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ, hội viên bảo đảm vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiến thức, nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Tại Hội nghị, Ban Đối ngoại Trung ương yêu cầu các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị; định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị trong phạm vi chức trách được giao của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.