CTTĐT - Sáng 28/11, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng chí Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Nội vụ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Tại Hội nghị các đồng chí Báo cáo viên đã phổ biến và quán triệt những nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Theo đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 6 chương và 91 Điều, Luật quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật quy định về việc công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn. Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai; hình thức và thời điểm công khai thông tin; trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin. Quy định về những nội dung, hình thức Nhân dân bàn và quyết định, Nhân dân tham gia ý kiến, Nhân dân kiểm tra, giám sát; trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc tổ chức việc bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư, trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến. Quy định các nội dung cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, Luật quy định về công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị; về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định; tham gia ý kiến và kiểm tra, giám sát. Theo đó, đối với mỗi nhóm nội dung, Luật đều quy định rõ về những nội dung, hình thức, cách thức tổ chức, trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định, đóng góp ý kiến và kiểm tra giám sát. Luật cũng quy định về thành lập và những nội dung cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động, Luật quy định theo hướng cụ thể, chặt chẽ về việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, Luật quy định theo hướng khái quát và viện dẫn áp dụng pháp luật, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật lao động về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, khoản 2 Điều 82 quy định tùy theo đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, doanh nghiệp, tổ chức khác này được quyền lựa chọn áp dụng các quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước theo 6 quy định của Luật và thông báo đến tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp và công khai nội dung áp dụng này.
Về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội…
Các đại biểu cũng đã được quán triệt, phổ biến về nội dung cơ bản của Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; những nội dung cơ bản của Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; thảo luận và giải đáp các vướng mắc phát sinh về các nội dung liên quan.
Việc tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan giúp các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, chính quyền các cấp nâng cao nhận thức, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Đồng thời triển khai hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy tốt vai trò làm chủ của Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, giám sát công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
1561 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 28/11, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng chí Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Nội vụ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Tại Hội nghị các đồng chí Báo cáo viên đã phổ biến và quán triệt những nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Theo đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 6 chương và 91 Điều, Luật quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật quy định về việc công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn. Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai; hình thức và thời điểm công khai thông tin; trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin. Quy định về những nội dung, hình thức Nhân dân bàn và quyết định, Nhân dân tham gia ý kiến, Nhân dân kiểm tra, giám sát; trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc tổ chức việc bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư, trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến. Quy định các nội dung cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, Luật quy định về công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị; về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định; tham gia ý kiến và kiểm tra, giám sát. Theo đó, đối với mỗi nhóm nội dung, Luật đều quy định rõ về những nội dung, hình thức, cách thức tổ chức, trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định, đóng góp ý kiến và kiểm tra giám sát. Luật cũng quy định về thành lập và những nội dung cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động, Luật quy định theo hướng cụ thể, chặt chẽ về việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, Luật quy định theo hướng khái quát và viện dẫn áp dụng pháp luật, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật lao động về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, khoản 2 Điều 82 quy định tùy theo đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, doanh nghiệp, tổ chức khác này được quyền lựa chọn áp dụng các quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước theo 6 quy định của Luật và thông báo đến tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp và công khai nội dung áp dụng này.
Về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội…
Các đại biểu cũng đã được quán triệt, phổ biến về nội dung cơ bản của Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; những nội dung cơ bản của Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; thảo luận và giải đáp các vướng mắc phát sinh về các nội dung liên quan.
Việc tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan giúp các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, chính quyền các cấp nâng cao nhận thức, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Đồng thời triển khai hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy tốt vai trò làm chủ của Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, giám sát công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.