CTTĐT - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh khoá XIX, trong phiên họp buổi sáng nay, 7/12, các đại biểu tiến hành thảo luận tại Hội trường và thông qua một số nghị quyết. Mở đầu phiên họp, đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ.
Quang cảnh Kỳ họp sáng 7/12
Trong phiên họp tại Tổ chiều ngày 6/12/2023, các đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu dự Kỳ họp đã tiến hành phiên thảo luận tại 4 Tổ. Đã có trên 50 ý kiến tham gia thảo luận đánh giá những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 theo Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021 - 2025; giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025; các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp.
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến tại Tổ
Qua thảo luận, đa số các ý kiến đều nhất trí với những đánh giá, nhận định như trong các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp, được chuần bị đầy đủ, công phu, kỹ lưỡng và có chất lượng. Nhiều đại biểu tham gia sâu, có chất lượng vào các nội dung trình kỳ họp.
Tham gia ý kiến báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các báo cáo của UBND tỉnh trình tại Kỳ họp, các ý kiến cơ bản nhất trí với các báo cáo của UBND tỉnh và thống nhất nhận định: Năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhất là sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và những khó khăn trong phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan đã tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Về các ý kiến tham gia cụ thể, có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu đánh giá đảm bảo sát với thực tế về việc hoàn thành 2 chỉ tiêu là: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.200 tỷ đồng và chỉ tiêu Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin ước đạt 98,5%.
Nhiều địa phương kiến nghị Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh sớm thẩm định các quỹ đất công để đưa ra đấu giá; đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt phương án giao đất không qua đấu giá đối với quỹ đất dôi dư; chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án phối hợp trong công tác thu thuế vãng lai xây dựng cơ bản.
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu thu ngân sách từ đất giao năm 2024 là cao, trong khi số thu của năm 2023 còn gặp nhiều khó khăn, do đó, đề nghị tỉnh sớm có các giải pháp để chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhằm bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024.
Nhiều ý kiến đề nghị tỉnh điều chỉnh phân cấp nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên từ thuỷ điện về ngân sách tỉnh hoặc giảm tỷ lệ ngân sách cấp huyện được hưởng để đảm bảo thu cân đối ngân sách cho cấp huyện trong điều kiện thiên tai, bất thường xảy ra; Chỉ đạo ngành Tài nguyên và môi trường hướng dẫn các địa phương chuyển đổi các quỹ đất sử dụng kém hiệu quả để cho người dân cho thuê phát triển kinh tế, du lịch. Quan tâm ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng những tuyến đường giao thông tại các địa phương được nhân dân đồng thuận tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để khuyến khích, động viên đồng thời lan tỏa phong trào tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng mở đường giao thông trên toàn tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn tình trạng một số người dân dùng máy kích điện bắt giun đất với quy mô lớn trên địa bàn các huyện làm ảnh hưởng đến môi trường đất nông nghiệp tại một số huyện như: Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Có ý kiến đề nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các đoàn công tác để rà soát, hướng dẫn, giúp đỡ và giải quyết các thủ tục hành chính trực tiếp tại cơ sở nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp. Chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp không có đối tượng thụ hưởng hoặc không áp dụng được. Chỉ đạo các địa phương về thực hiện các quy trình, thủ tục để sáp nhập các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sớm ban hành kế hoạch xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024; Hội đồng thẩm định của tỉnh sớm phê duyệt hồ sơ các xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Văn Yên.
Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu Giàng A Thào phát biểu ý kiến tham gia thảo luận tại Tổ
Về báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, hầu hết các ý kiến nhất trí với các báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các báo cáo khác. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Thường trực HĐND tỉnh cần tăng cường tổ chức các phiên giải trình, tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các huyện, xã, thị trấn để mở rộng đối tượng tham gia; tạo điều kiện hoạt động cho các Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Đối với các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, các ý kiến tham gia đều nhất trí với nội dung của các dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, đối với Tờ trình về dự thảo nghị quyết điều chỉnh Bảng giá đất năm 2020 tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2019/NQ-HĐND ngày 29/11/2019 và Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 12/4/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định về bảng giá đất đối với các tuyến đường còn lại trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Văn Chấn (như xã Đại Lịch) tăng quá cao so với các tuyến đường còn lại của các xã thuộc huyện Trấn Yên giáp ranh với huyện Văn Chấn (như Việt Hồng) sẽ dẫn đến việc người dân phát sinh ý kiến, kiến nghị, khiếu kiện.
Đối với tờ trình về dự thảo nghị quyết quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; việc kiêm nhiệm chức danh; mức phụ cấp, hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có ý kiến đề nghị: Việc quy định bố trí chi tiết chức danh kiêm nhiệm gây khó khăn cho cơ sở khi triển khai thực hiện, như: Bố trí Phó Chủ tịch Hội nông dân kiêm Nhân viên thú y; Phó Bí thư Đoàn thanh niên kiêm phụ trách giao thông, thuỷ lợi, hiện nay, một số xã đã có sẵn nhân lực được đào tạo chuyên môn đủ điều kiện kiêm nhiệm nhưng không phải chức danh như dự thảo nghị quyết quy định. Do đó đề nghị nghiên cứu giao UBND cấp huyện quy định cho phù hợp với thực tế của từng địa phương.
Có ý kiến đề nghị trung ương, tỉnh nghiên cứu, bổ sung chức danh Thú y cho các thôn, bản vùng cao, có địa hình, giao thông đi lại khó khăn, để bảo đảm hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Nhiều ý kiến đề nghị sau khi các nghị quyết của HĐND tỉnh có hiệu lực, UBND tỉnh cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đôn đốc các địa phương để kịp thời triển khai thực hiện.
Cổng Thông tin điện tử tỉnh tiếp tục cập nhật các nội dung về Kỳ họp.
1059 lượt xem
Nguyễn Hiên - Thu Nga - Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh khoá XIX, trong phiên họp buổi sáng nay, 7/12, các đại biểu tiến hành thảo luận tại Hội trường và thông qua một số nghị quyết. Mở đầu phiên họp, đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ.Trong phiên họp tại Tổ chiều ngày 6/12/2023, các đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu dự Kỳ họp đã tiến hành phiên thảo luận tại 4 Tổ. Đã có trên 50 ý kiến tham gia thảo luận đánh giá những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 theo Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021 - 2025; giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025; các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp.
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến tại Tổ
Qua thảo luận, đa số các ý kiến đều nhất trí với những đánh giá, nhận định như trong các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp, được chuần bị đầy đủ, công phu, kỹ lưỡng và có chất lượng. Nhiều đại biểu tham gia sâu, có chất lượng vào các nội dung trình kỳ họp.
Tham gia ý kiến báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các báo cáo của UBND tỉnh trình tại Kỳ họp, các ý kiến cơ bản nhất trí với các báo cáo của UBND tỉnh và thống nhất nhận định: Năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhất là sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và những khó khăn trong phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan đã tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Về các ý kiến tham gia cụ thể, có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu đánh giá đảm bảo sát với thực tế về việc hoàn thành 2 chỉ tiêu là: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.200 tỷ đồng và chỉ tiêu Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin ước đạt 98,5%.
Nhiều địa phương kiến nghị Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh sớm thẩm định các quỹ đất công để đưa ra đấu giá; đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt phương án giao đất không qua đấu giá đối với quỹ đất dôi dư; chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án phối hợp trong công tác thu thuế vãng lai xây dựng cơ bản.
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu thu ngân sách từ đất giao năm 2024 là cao, trong khi số thu của năm 2023 còn gặp nhiều khó khăn, do đó, đề nghị tỉnh sớm có các giải pháp để chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhằm bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024.
Nhiều ý kiến đề nghị tỉnh điều chỉnh phân cấp nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên từ thuỷ điện về ngân sách tỉnh hoặc giảm tỷ lệ ngân sách cấp huyện được hưởng để đảm bảo thu cân đối ngân sách cho cấp huyện trong điều kiện thiên tai, bất thường xảy ra; Chỉ đạo ngành Tài nguyên và môi trường hướng dẫn các địa phương chuyển đổi các quỹ đất sử dụng kém hiệu quả để cho người dân cho thuê phát triển kinh tế, du lịch. Quan tâm ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng những tuyến đường giao thông tại các địa phương được nhân dân đồng thuận tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để khuyến khích, động viên đồng thời lan tỏa phong trào tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng mở đường giao thông trên toàn tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn tình trạng một số người dân dùng máy kích điện bắt giun đất với quy mô lớn trên địa bàn các huyện làm ảnh hưởng đến môi trường đất nông nghiệp tại một số huyện như: Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Có ý kiến đề nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các đoàn công tác để rà soát, hướng dẫn, giúp đỡ và giải quyết các thủ tục hành chính trực tiếp tại cơ sở nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp. Chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp không có đối tượng thụ hưởng hoặc không áp dụng được. Chỉ đạo các địa phương về thực hiện các quy trình, thủ tục để sáp nhập các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sớm ban hành kế hoạch xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024; Hội đồng thẩm định của tỉnh sớm phê duyệt hồ sơ các xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Văn Yên.
Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu Giàng A Thào phát biểu ý kiến tham gia thảo luận tại Tổ
Về báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, hầu hết các ý kiến nhất trí với các báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các báo cáo khác. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Thường trực HĐND tỉnh cần tăng cường tổ chức các phiên giải trình, tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các huyện, xã, thị trấn để mở rộng đối tượng tham gia; tạo điều kiện hoạt động cho các Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Đối với các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, các ý kiến tham gia đều nhất trí với nội dung của các dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, đối với Tờ trình về dự thảo nghị quyết điều chỉnh Bảng giá đất năm 2020 tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2019/NQ-HĐND ngày 29/11/2019 và Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 12/4/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định về bảng giá đất đối với các tuyến đường còn lại trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Văn Chấn (như xã Đại Lịch) tăng quá cao so với các tuyến đường còn lại của các xã thuộc huyện Trấn Yên giáp ranh với huyện Văn Chấn (như Việt Hồng) sẽ dẫn đến việc người dân phát sinh ý kiến, kiến nghị, khiếu kiện.
Đối với tờ trình về dự thảo nghị quyết quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; việc kiêm nhiệm chức danh; mức phụ cấp, hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có ý kiến đề nghị: Việc quy định bố trí chi tiết chức danh kiêm nhiệm gây khó khăn cho cơ sở khi triển khai thực hiện, như: Bố trí Phó Chủ tịch Hội nông dân kiêm Nhân viên thú y; Phó Bí thư Đoàn thanh niên kiêm phụ trách giao thông, thuỷ lợi, hiện nay, một số xã đã có sẵn nhân lực được đào tạo chuyên môn đủ điều kiện kiêm nhiệm nhưng không phải chức danh như dự thảo nghị quyết quy định. Do đó đề nghị nghiên cứu giao UBND cấp huyện quy định cho phù hợp với thực tế của từng địa phương.
Có ý kiến đề nghị trung ương, tỉnh nghiên cứu, bổ sung chức danh Thú y cho các thôn, bản vùng cao, có địa hình, giao thông đi lại khó khăn, để bảo đảm hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Nhiều ý kiến đề nghị sau khi các nghị quyết của HĐND tỉnh có hiệu lực, UBND tỉnh cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đôn đốc các địa phương để kịp thời triển khai thực hiện.
Cổng Thông tin điện tử tỉnh tiếp tục cập nhật các nội dung về Kỳ họp.
Các bài khác
- Kỳ họp thứ 14 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX: Lấy phiếu tín nhiệm đối với 29 người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu (07/12/2023)
- Kỳ họp thứ 14 - Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX: Thảo luận tại Hội trường và thông qua một số nghị quyết (07/12/2023)
- Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX: Xem xét các báo cáo, tờ trình và thảo luận tại tổ (06/12/2023)
- Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX: Dự ước 30/32 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (06/12/2023)
- Ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (06/12/2023)
- Phát biểu chỉ đạo Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh (06/12/2023)
- Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX của đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (06/12/2023)
- Khai mạc kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (06/12/2023)
- Thông tin báo chí kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (05/12/2023)
- Các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (04/12/2023)
Xem thêm »