CTTĐT - Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội; Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Đoàn đại biểu Quốc hội, Quy chế phối hợp hoạt động giữa Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sáng 9/12, tại Hội trường xã Thượng Bằng La, đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã Đại Lịch, Chấn Thịnh, Tân Thịnh, Nghĩa Tâm, Minh An, Bình Thuận, Cát Thịnh, Thượng Bằng La và thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn.
Quang cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri Văn Chấn.
Tham gia Hội nghị tiếp xúc cử tri có các ĐBQH tỉnh: Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải; Triệu Thị Huyền - Viên chức Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi thuộc Tỉnh đoàn.
Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Văn Chấn; đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn.
Các đại biểu dự Hội nghị tiếp xúc cử tri
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV.
Sau 22,5 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 29/11/2023) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 07 luật, 09 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác.
Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và Nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội và chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội Đoàn Yên Bái đã tham gia đầy đủ tất cả các phiên họp, các hoạt động của các cơ quan Quốc hội tổ chức; từng đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều tập trung nghiên cứu, dân chủ, khách quan, trách nhiệm trong việc thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền của Quốc hội; tích cực tham gia ý kiến đóng góp, thể hiện chính kiến của mình với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm chất lượng vào các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các dự án Luật, nghị quyết... thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, trước Quốc hội.
Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia tích cực vào toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp. Đoàn ĐBQH tỉnh có 06 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm; Qua 07 buổi thảo luận tổ đã có 18 lượt ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu tham gia vào các nội dung của kỳ họp; đã có 11 lượt ý kiến phát biểu ý kiến vào các nội dung như: Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ;…
Các ý kiến phát biểu thảo luận, tham luận, tranh luận đều thẳng thắn, trách nhiệm, đóng góp vào nội dung các báo cáo, dự thảo luật, nghị quyết, được Chủ tọa kỳ họp, cơ quan soạn thảo, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp thu, giải trình và đánh giá cao.
Cử tri xã Chấn Thịnh đề nghị Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cầu cứng tại thôn Dù, xã Chấn Thịnh
Tại Hội nghị, cử tri huyện Văn Chấn đã bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước thành công của Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, tin tưởng, kỳ vọng những quyết sách được đưa ra trong kỳ họp sẽ góp phần phục hồi, phát triển KT-XH của đất nước và của tỉnh, ổn định đời sống nhân dân.
Trên tinh thần dân chủ, cởi mở tại Hội nghị đã có 11 ý kiến phát biểu trực tiếp liên quan tới các vấn đề về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, thủy lợi; về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia…Cử tri đề nghị: Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cầu cứng tại thôn Dù, xã Chấn Thịnh để kết nối giao thông từ các xã Bình Thuận, Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La của huyện với tuyến đường tỉnh lộ 172 (đoạn qua xã Chấn Thịnh đi xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) và nối với nút giao IC11 tại xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; quan tâm đầu tư xây dựng cầu cứng thay thế cầu sắt trên tuyến đường Nghĩa Tâm - Trung Sơn hiện nay đã xuống cấp để phục vụ nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân hai huyện Văn Chấn, Yên Bái và Tân Sơn, Phú Thọ…
Cử tri cũng đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng hồ thủy lợi Đồng Sang, thôn Thắm để phục vụ tưới tiêu, điều hòa nước trong mùa mưa lũ; quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp các hạng mục trong Khu di tích lịch sử đèo Lũng Lô theo kế hoạch đã khảo sát; Để huy động được nguồn lực đầu tư, kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn tại các xã đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn Nông thôn mới, phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí Nông thôn mới nâng cao về giao thông, cử tri đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ vật liệu chính (đá, cát sỏi, xi măng) cho các xã này để triển khai thực hiện cho đến khi xã đạt chuẩn tiêu chí Nông thôn mới nâng cao về giao thông.
Cử tri các xã Minh An, Đại Lịch, Cát Thịnh và TTNT Trần Phú có ý kiến đề nghị nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi Luật cán bộ, công chức, bố trí thêm 01 vị trí cán bộ (hoặc công chức) đối với chức danh Văn phòng Đảng ủy xã, phường, thị trấn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm và thu nhập cho đội ngũ cán bộ Văn phòng Đảng ủy các xã, phường, thị trấn hiện nay; đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện dự thảo Luật đất đai sửa đổi trình Quốc hội phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý đất đai tại các địa phương; kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em vì một số biểu mẫu chưa phù hợp với trình độ cán bộ bảo vệ trẻ em cấp cơ sở; sớm có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt vắc-xin tiêm phòng cho trẻ dưới 5 tuổi hiện nay; đề nghị tỉnh xem xét, chỉ đạo trong năm 2024 có kế hoạch mở các lớp truyền nghề, đào tạo nghề truyền tinh cho lao động tại các địa phương, góp phần tạo việc làm và cải tạo đàn trâu, bò cho các địa phương trong tỉnh…
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trao đổi làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trao đổi làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri nêu ra tại hội nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp các tuyến đường giao thông và xây dựng cầu cứng, thủy lợi…
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy Phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Yên Bái. Với sự đoàn kết, đồng lòng, cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2023. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,0%, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Với sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, dự ước kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đạt một số kết quả quan trọng. Dự ước có 13/32 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 17/32 chỉ tiêu đạt kế hoạch; còn 02/32 chỉ tiêu không đạt kế hoạch.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế có mức tăng khá so với cùng kỳ như: Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5%; giá trị xuất khẩu hàng tăng 16%; lượng khách du lịch tăng 19,4%, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 45,4% so với cùng kỳ.
Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra; hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 với gần 1.600 căn nhà.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt nhiều kết quả quan trọng.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của cử tri, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy cho rằng các ý kiến về tu sửa nâng cấp các tuyến đường giao thông là hết sức cần thiết và phù hợp, đề nghị huyện UBND Văn Chấn rà soát phương án đầu tư xây dựng cầu cứng thay thế cầu treo qua suối Tho, xã nghĩa Tâm; cầu cứng tại thôn Dù, xã Chấn Thịnh bảo đảm phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để tham mưu, đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Giao UBND huyện Văn Chấn rà soát quy mô, chủ động cân đối triển khai thực hiện, lồng ghép các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác để cải tạo, nâng cấp tuyến đường trung tâm xã Thượng Bằng La đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa các xã lân cận trên địa bàn huyện; đồng thời tăng cường công tác sửa chữa, bảo trì để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận lợi, an toàn.
Về ý kiến hồ thủy lợi Đồng Sang, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty TNHH Tân Phú tăng cường công tác quản lý, vận hành hồ thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất và điều hòa tốt nguồn nước trong mùa mưa lũ. Đồng thời nghiên cứu, bố trí nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sông nhân dân.
Về ý kiến đề nghị tỉnh đầu tư cải tạo, nâng cấp các hạng mục trong khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đèo Lũng Lô, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao tiếp tục bám sát các cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để sớm thông qua kết quả thẩm định. UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên tiếp tục huy động các nguồn xã hội hóa để sớm đầu tư Dự án ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về ý kiến đề nghị xem xét, sửa đổi Luật cán bộ, công chức, bố trí thêm 01 vị trí cán bộ (hoặc công chức) đối với chức danh Văn phòng Đảng ủy xã, phường, thị trấn, Đoàn Đại biểu Quốc hội ghi nhận kiến nghị của cử tri, đề nghị Văn phòng tổng hợp, gửi các cơ quan chức năng nghiên cứu việc bố trí thêm 01 vị trí cán bộ (hoặc công chức) đối với chức danh Văn phòng Đảng ủy xã, phường, thị trấn sau khi Trung ương có chủ trương sửa đổi Luật cán bộ, công chức
Đối với ý kiến đề nghị sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Đoàn ĐBQH sẽ kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chính phủ để xem xét, điều chỉnh quy trình và biểu mẫu thu thập thông tin cho phù hợp với trình độ của cán bộ cấp xã mà vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bước thực hiện quy trình thu thập thông tin đối với Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã, nhóm Thường trực Bảo vệ trẻ em...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy cũng đã giải đáp làm rõ thêm một số vấn đề mà cử tri quan tâm, đồng thời tiếp thu các ý kiến, kiến nghị tổng hợp đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
1220 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội; Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Đoàn đại biểu Quốc hội, Quy chế phối hợp hoạt động giữa Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sáng 9/12, tại Hội trường xã Thượng Bằng La, đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã Đại Lịch, Chấn Thịnh, Tân Thịnh, Nghĩa Tâm, Minh An, Bình Thuận, Cát Thịnh, Thượng Bằng La và thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn.Tham gia Hội nghị tiếp xúc cử tri có các ĐBQH tỉnh: Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải; Triệu Thị Huyền - Viên chức Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi thuộc Tỉnh đoàn.
Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Văn Chấn; đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn.
Các đại biểu dự Hội nghị tiếp xúc cử tri
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV.
Sau 22,5 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 29/11/2023) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 07 luật, 09 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác.
Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và Nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội và chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội Đoàn Yên Bái đã tham gia đầy đủ tất cả các phiên họp, các hoạt động của các cơ quan Quốc hội tổ chức; từng đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều tập trung nghiên cứu, dân chủ, khách quan, trách nhiệm trong việc thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền của Quốc hội; tích cực tham gia ý kiến đóng góp, thể hiện chính kiến của mình với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm chất lượng vào các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các dự án Luật, nghị quyết... thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri, trước Quốc hội.
Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia tích cực vào toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp. Đoàn ĐBQH tỉnh có 06 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm; Qua 07 buổi thảo luận tổ đã có 18 lượt ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu tham gia vào các nội dung của kỳ họp; đã có 11 lượt ý kiến phát biểu ý kiến vào các nội dung như: Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ;…
Các ý kiến phát biểu thảo luận, tham luận, tranh luận đều thẳng thắn, trách nhiệm, đóng góp vào nội dung các báo cáo, dự thảo luật, nghị quyết, được Chủ tọa kỳ họp, cơ quan soạn thảo, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp thu, giải trình và đánh giá cao.
Cử tri xã Chấn Thịnh đề nghị Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cầu cứng tại thôn Dù, xã Chấn Thịnh
Tại Hội nghị, cử tri huyện Văn Chấn đã bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước thành công của Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, tin tưởng, kỳ vọng những quyết sách được đưa ra trong kỳ họp sẽ góp phần phục hồi, phát triển KT-XH của đất nước và của tỉnh, ổn định đời sống nhân dân.
Trên tinh thần dân chủ, cởi mở tại Hội nghị đã có 11 ý kiến phát biểu trực tiếp liên quan tới các vấn đề về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, thủy lợi; về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia…Cử tri đề nghị: Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cầu cứng tại thôn Dù, xã Chấn Thịnh để kết nối giao thông từ các xã Bình Thuận, Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La của huyện với tuyến đường tỉnh lộ 172 (đoạn qua xã Chấn Thịnh đi xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) và nối với nút giao IC11 tại xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; quan tâm đầu tư xây dựng cầu cứng thay thế cầu sắt trên tuyến đường Nghĩa Tâm - Trung Sơn hiện nay đã xuống cấp để phục vụ nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân hai huyện Văn Chấn, Yên Bái và Tân Sơn, Phú Thọ…
Cử tri cũng đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng hồ thủy lợi Đồng Sang, thôn Thắm để phục vụ tưới tiêu, điều hòa nước trong mùa mưa lũ; quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp các hạng mục trong Khu di tích lịch sử đèo Lũng Lô theo kế hoạch đã khảo sát; Để huy động được nguồn lực đầu tư, kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn tại các xã đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn Nông thôn mới, phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí Nông thôn mới nâng cao về giao thông, cử tri đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ vật liệu chính (đá, cát sỏi, xi măng) cho các xã này để triển khai thực hiện cho đến khi xã đạt chuẩn tiêu chí Nông thôn mới nâng cao về giao thông.
Cử tri các xã Minh An, Đại Lịch, Cát Thịnh và TTNT Trần Phú có ý kiến đề nghị nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi Luật cán bộ, công chức, bố trí thêm 01 vị trí cán bộ (hoặc công chức) đối với chức danh Văn phòng Đảng ủy xã, phường, thị trấn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm và thu nhập cho đội ngũ cán bộ Văn phòng Đảng ủy các xã, phường, thị trấn hiện nay; đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện dự thảo Luật đất đai sửa đổi trình Quốc hội phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý đất đai tại các địa phương; kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em vì một số biểu mẫu chưa phù hợp với trình độ cán bộ bảo vệ trẻ em cấp cơ sở; sớm có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt vắc-xin tiêm phòng cho trẻ dưới 5 tuổi hiện nay; đề nghị tỉnh xem xét, chỉ đạo trong năm 2024 có kế hoạch mở các lớp truyền nghề, đào tạo nghề truyền tinh cho lao động tại các địa phương, góp phần tạo việc làm và cải tạo đàn trâu, bò cho các địa phương trong tỉnh…
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trao đổi làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trao đổi làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri nêu ra tại hội nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp các tuyến đường giao thông và xây dựng cầu cứng, thủy lợi…
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy Phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Yên Bái. Với sự đoàn kết, đồng lòng, cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2023. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,0%, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Với sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, dự ước kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đạt một số kết quả quan trọng. Dự ước có 13/32 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 17/32 chỉ tiêu đạt kế hoạch; còn 02/32 chỉ tiêu không đạt kế hoạch.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế có mức tăng khá so với cùng kỳ như: Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5%; giá trị xuất khẩu hàng tăng 16%; lượng khách du lịch tăng 19,4%, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 45,4% so với cùng kỳ.
Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra; hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 với gần 1.600 căn nhà.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt nhiều kết quả quan trọng.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của cử tri, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy cho rằng các ý kiến về tu sửa nâng cấp các tuyến đường giao thông là hết sức cần thiết và phù hợp, đề nghị huyện UBND Văn Chấn rà soát phương án đầu tư xây dựng cầu cứng thay thế cầu treo qua suối Tho, xã nghĩa Tâm; cầu cứng tại thôn Dù, xã Chấn Thịnh bảo đảm phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để tham mưu, đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Giao UBND huyện Văn Chấn rà soát quy mô, chủ động cân đối triển khai thực hiện, lồng ghép các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác để cải tạo, nâng cấp tuyến đường trung tâm xã Thượng Bằng La đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa các xã lân cận trên địa bàn huyện; đồng thời tăng cường công tác sửa chữa, bảo trì để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận lợi, an toàn.
Về ý kiến hồ thủy lợi Đồng Sang, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty TNHH Tân Phú tăng cường công tác quản lý, vận hành hồ thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất và điều hòa tốt nguồn nước trong mùa mưa lũ. Đồng thời nghiên cứu, bố trí nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sông nhân dân.
Về ý kiến đề nghị tỉnh đầu tư cải tạo, nâng cấp các hạng mục trong khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đèo Lũng Lô, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao tiếp tục bám sát các cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để sớm thông qua kết quả thẩm định. UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên tiếp tục huy động các nguồn xã hội hóa để sớm đầu tư Dự án ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về ý kiến đề nghị xem xét, sửa đổi Luật cán bộ, công chức, bố trí thêm 01 vị trí cán bộ (hoặc công chức) đối với chức danh Văn phòng Đảng ủy xã, phường, thị trấn, Đoàn Đại biểu Quốc hội ghi nhận kiến nghị của cử tri, đề nghị Văn phòng tổng hợp, gửi các cơ quan chức năng nghiên cứu việc bố trí thêm 01 vị trí cán bộ (hoặc công chức) đối với chức danh Văn phòng Đảng ủy xã, phường, thị trấn sau khi Trung ương có chủ trương sửa đổi Luật cán bộ, công chức
Đối với ý kiến đề nghị sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Đoàn ĐBQH sẽ kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chính phủ để xem xét, điều chỉnh quy trình và biểu mẫu thu thập thông tin cho phù hợp với trình độ của cán bộ cấp xã mà vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bước thực hiện quy trình thu thập thông tin đối với Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã, nhóm Thường trực Bảo vệ trẻ em...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy cũng đã giải đáp làm rõ thêm một số vấn đề mà cử tri quan tâm, đồng thời tiếp thu các ý kiến, kiến nghị tổng hợp đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.