CTTĐT - Về miền đất Ngọc, huyện Lục Yên, Yên Bái, du khách không chỉ được trải nghiệm mua, bán đá quý tại khu chợ "độc nhất vô nhị" mà còn còn được ghé thăm các làng nghề chế tác làm tranh đá quý, tạc tượng đá phong thủy.
Du khách nước ngoài tham quan tại Chợ đá quý Lục Yên
Huyện Lục Yên cách Hà Nội khoảng 250km, cách thành phố Yên Bái hơn 90km về phía Đông Bắc, có những nét đặc trưng riêng biệt, trùng điệp với những dãy núi đá vôi, những dải đồi trầm mặc. Là vùng đất có nhiều dấu tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chứa đựng trong đó nhiều truyền thuyết, mang đậm màu sắc văn hóa của các dân tộc anh em Tày, Nùng, Dao, Kinh... Lục Yên còn được mệnh danh là vùng đất Ngọc bởi có thứ đá ruby quý hiếm và núi đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá mỹ nghệ.
Nhắc đến vùng đất Lục Yên, du khách sẽ nghĩ ngay đến phiên chợ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, chỉ bán mặt hàng duy nhất là đá quý. Đến đây, du khách có thể dễ dàng chọn cho mình một viên đá quý để làm đồ trang sức, gửi gắm mong ước về sự bình an, may mắn, hạnh phúc và nếu có điều kiện kinh tế có thể làm “của để dành”.
Cái tên "Cội nguồn Ruby" đã nói lên tất cả, Lục Yên được coi là thủ phủ đá quý, là nơi khởi phát, nguồn cội của những viên đá ruby, saphire, spinel… được đánh giá là đẹp hàng đầu thế giới. Tại chợ đá quý này, người ta trưng bày, giới thiệu và bán các loại nguyên liệu, sản phẩm đá quý, trình diễn quy trình làm tranh đá quý. Đá Lục Yên được đánh giá là đẹp, chủng loại đa dạng, màu sắc phong phú. Các loại đá đã mài giũa hoặc vẫn ở dạng thô có mức giá từ vài trăm nghìn đến vài trăm triệu đồng đều được người dân bày bán tại đây, chị Nguyễn Thúy Nga, người bán hàng tại chợ đá quý Lục Yên cho biết: “Đá quý Lục Yên rất đa dạng và có nhiều loại, do vậy chúng tôi bán hàng tại đây luôn là hàng thật 100% để giữ vững uy tín, thương hiệu đá quý của huyện”.
Không chỉ được trải nghiệm mua, bán đá quý, đến Lục Yên, du khách còn được được ghé thăm làng nghề chế tác đá, làm tranh đá quý. Trong vô vàn làng nghề của Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất có Làng nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên, một nghề được coi là non trẻ hơn nhiều so với các nghề thủ công khác bởi nghề làm tranh đá quý mới xuất hiện từ khoảng những năm 2.000 trở lại đây. Tuy non trẻ, nhưng sản phẩm tranh đá quý Lục Yên đã nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường cả trong và ngoài nước. Những bức tranh đá quý tinh xảo, có hồn, đã trở thành một sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường. Du khách tới đây sẽ có dịp quan sát cận cảnh quá trình làm ra những tác phẩm tranh đá quý đẹp mắt và thỏa sức mua sắm các sản phẩm ưng ý, thậm chí có thể đặt hàng làm bức tranh theo yêu cầu, kể cả tranh chân dung, chị Nguyễn Thị Nguyệt, Cơ sở tranh đá quý Giếng Ngọc huyện Lục Yên chia sẻ: “Để có được những bức tranh chất lượng, độc đáo, cơ sở chúng tôi luôn chú trọng từ khâu chọn đá thô phải đảm bảo đá thật và được chuẩn bị một cách tỉ mỉ, đồng thời chọn những người thợ có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm để tạo ra những bức tranh có giá trị và đẹp”.
Rời làng nghề làm tranh đá, du khách hãy tới thăm các làng nghề tạc tượng, sản xuất đá thủ công mỹ nghệ, đá phong thủy. Dù chưa được nhà nước công nhận là làng nghề chính thức, song những làng kiểu như thế này vẫn đang ngày càng mở rộng, thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và thu nhập cho rất nhiều người dân. Từ vài hộ ban đầu ở khu vực thị trấn Yên Thế, xã Liễu Đô, nay đã nhanh chóng phát triển ra nhiều xã khác trong huyện như: Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Mường Lai, Yên Thắng, Tân Lĩnh, Lâm Thượng… Sản phẩm họ làm ra cũng ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng ngày càng nâng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khó tính. Mỗi người, mỗi gia đình có thế mạnh riêng và cơ bản phát triển theo hướng thế mạnh của mình, chẳng hạn như có gia đình chuyên làm sản phẩm thô, có gia đình lại chủ yếu đi thu gom hàng thô về hoàn thiện; có gia đình làm cây đào đẹp hơn, gia đình kia lại làm tượng phật di lặc đẹp hơn… mỗi nhà mỗi vẻ nhưng tất cả có một điểm chung là họ đang tạo nên những ngôi “làng” chạm khắc đá. Anh Hoàng Văn Huyên, cơ sở chạm khắc đá thôn Làng Già, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên cho biết: “Điều quan trọng nhất đối với những người làm nghề chế tác là phải thật sự tâm huyết, yêu nghề và trong quá trình chế tạo phải luôn không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề, cập nhật những tác phẩm đẹp từ đá để đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay”.
Lục Yên với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, chất lượng cao; có cảnh quan đẹp và nền văn hóa phong phú độc đáo; có hệ thống giao thông thuận lợi… thực sự là vùng đất nhiều tiềm năng, đang là điểm đến lý tưởng được nhiều du khách trong và ngoài nước chú ý.
1675 lượt xem
CTV: Khắc Điệp - Mai Huyên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Về miền đất Ngọc, huyện Lục Yên, Yên Bái, du khách không chỉ được trải nghiệm mua, bán đá quý tại khu chợ "độc nhất vô nhị" mà còn còn được ghé thăm các làng nghề chế tác làm tranh đá quý, tạc tượng đá phong thủy.Huyện Lục Yên cách Hà Nội khoảng 250km, cách thành phố Yên Bái hơn 90km về phía Đông Bắc, có những nét đặc trưng riêng biệt, trùng điệp với những dãy núi đá vôi, những dải đồi trầm mặc. Là vùng đất có nhiều dấu tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chứa đựng trong đó nhiều truyền thuyết, mang đậm màu sắc văn hóa của các dân tộc anh em Tày, Nùng, Dao, Kinh... Lục Yên còn được mệnh danh là vùng đất Ngọc bởi có thứ đá ruby quý hiếm và núi đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá mỹ nghệ.
Nhắc đến vùng đất Lục Yên, du khách sẽ nghĩ ngay đến phiên chợ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, chỉ bán mặt hàng duy nhất là đá quý. Đến đây, du khách có thể dễ dàng chọn cho mình một viên đá quý để làm đồ trang sức, gửi gắm mong ước về sự bình an, may mắn, hạnh phúc và nếu có điều kiện kinh tế có thể làm “của để dành”.
Cái tên "Cội nguồn Ruby" đã nói lên tất cả, Lục Yên được coi là thủ phủ đá quý, là nơi khởi phát, nguồn cội của những viên đá ruby, saphire, spinel… được đánh giá là đẹp hàng đầu thế giới. Tại chợ đá quý này, người ta trưng bày, giới thiệu và bán các loại nguyên liệu, sản phẩm đá quý, trình diễn quy trình làm tranh đá quý. Đá Lục Yên được đánh giá là đẹp, chủng loại đa dạng, màu sắc phong phú. Các loại đá đã mài giũa hoặc vẫn ở dạng thô có mức giá từ vài trăm nghìn đến vài trăm triệu đồng đều được người dân bày bán tại đây, chị Nguyễn Thúy Nga, người bán hàng tại chợ đá quý Lục Yên cho biết: “Đá quý Lục Yên rất đa dạng và có nhiều loại, do vậy chúng tôi bán hàng tại đây luôn là hàng thật 100% để giữ vững uy tín, thương hiệu đá quý của huyện”.
Không chỉ được trải nghiệm mua, bán đá quý, đến Lục Yên, du khách còn được được ghé thăm làng nghề chế tác đá, làm tranh đá quý. Trong vô vàn làng nghề của Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất có Làng nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên, một nghề được coi là non trẻ hơn nhiều so với các nghề thủ công khác bởi nghề làm tranh đá quý mới xuất hiện từ khoảng những năm 2.000 trở lại đây. Tuy non trẻ, nhưng sản phẩm tranh đá quý Lục Yên đã nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường cả trong và ngoài nước. Những bức tranh đá quý tinh xảo, có hồn, đã trở thành một sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường. Du khách tới đây sẽ có dịp quan sát cận cảnh quá trình làm ra những tác phẩm tranh đá quý đẹp mắt và thỏa sức mua sắm các sản phẩm ưng ý, thậm chí có thể đặt hàng làm bức tranh theo yêu cầu, kể cả tranh chân dung, chị Nguyễn Thị Nguyệt, Cơ sở tranh đá quý Giếng Ngọc huyện Lục Yên chia sẻ: “Để có được những bức tranh chất lượng, độc đáo, cơ sở chúng tôi luôn chú trọng từ khâu chọn đá thô phải đảm bảo đá thật và được chuẩn bị một cách tỉ mỉ, đồng thời chọn những người thợ có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm để tạo ra những bức tranh có giá trị và đẹp”.
Rời làng nghề làm tranh đá, du khách hãy tới thăm các làng nghề tạc tượng, sản xuất đá thủ công mỹ nghệ, đá phong thủy. Dù chưa được nhà nước công nhận là làng nghề chính thức, song những làng kiểu như thế này vẫn đang ngày càng mở rộng, thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và thu nhập cho rất nhiều người dân. Từ vài hộ ban đầu ở khu vực thị trấn Yên Thế, xã Liễu Đô, nay đã nhanh chóng phát triển ra nhiều xã khác trong huyện như: Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Mường Lai, Yên Thắng, Tân Lĩnh, Lâm Thượng… Sản phẩm họ làm ra cũng ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng ngày càng nâng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khó tính. Mỗi người, mỗi gia đình có thế mạnh riêng và cơ bản phát triển theo hướng thế mạnh của mình, chẳng hạn như có gia đình chuyên làm sản phẩm thô, có gia đình lại chủ yếu đi thu gom hàng thô về hoàn thiện; có gia đình làm cây đào đẹp hơn, gia đình kia lại làm tượng phật di lặc đẹp hơn… mỗi nhà mỗi vẻ nhưng tất cả có một điểm chung là họ đang tạo nên những ngôi “làng” chạm khắc đá. Anh Hoàng Văn Huyên, cơ sở chạm khắc đá thôn Làng Già, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên cho biết: “Điều quan trọng nhất đối với những người làm nghề chế tác là phải thật sự tâm huyết, yêu nghề và trong quá trình chế tạo phải luôn không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề, cập nhật những tác phẩm đẹp từ đá để đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay”.
Lục Yên với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, chất lượng cao; có cảnh quan đẹp và nền văn hóa phong phú độc đáo; có hệ thống giao thông thuận lợi… thực sự là vùng đất nhiều tiềm năng, đang là điểm đến lý tưởng được nhiều du khách trong và ngoài nước chú ý.