CTTĐT - Tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp học mầm non và phổ thông công lập tỉnh Yên Bái hiện nay. Cổng Thông tin điện tử tỉnh đăng nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo Sở Nội vụ.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Giám đốc Sở Nội vụ giải trình về việc tổ chức thi tuyển giáo viên
Đối với câu hỏi chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh liên quan đến việc: “Hiện nay, việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp học mầm non và phổ thông công lập tỉnh Yên Bái, chủ yếu được thực hiện theo hai phương thức là: Xét tuyển và thi tuyển. Hiện tại vòng 2 của phương thức là xét tuyển, hoặc cả vòng 1, vòng 2 thi tuyển đều thực hiện theo hình thức thi viết. Song theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ có nêu “Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: phỏng vấn; thực hành; thi viết”. Đối với vị trí tuyển dụng là giáo viên, kỹ năng sư phạm với vấn đề thực hành là một trong những yêu cầu quan trọng nhất, phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí tuyển dụng giáo viên; người giáo viên không phải chỉ có kiến thức tốt mà còn phải biết vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn, thành thạo nhiều kỹ năng, thao tác thông qua thực hành mới thể hiện tổng thể đảm bảo trình độ của mình. Vậy xin hỏi tại sao Sở Nội vụ lại lựa chọn hình thức thi viết thay hình thức thực hành”.
Sở Nội vụ tỉnh trả lời như sau:
Việc tổ chức thi tuyển giáo viên hiện nay phải thực hiện theo đúng các quy định tại Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 6/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tại Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ có quy định thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung (Hình thức thi gồm 03 môn thi trắc nghiệm Kiến thức chung, Tin học, Ngoại ngữ)
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: phỏng vấn; thực hành; thi viết).
- Theo đó Sở Nội vụ đã lựa chọn hình thức thi viết đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành là đúng quy định.
- Qua việc tham khảo việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các tỉnh, thành trong toàn quốc thì việc thi viết cũng có rất nhiều tỉnh thành áp dụng như Lào Cai, TP Hà Nội, Hà Tĩnh, Đắk lắk.
- Thực tiễn các kỳ thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm qua của tỉnh quy mô tổ chức lớn như năm 2021 chỉ tiêu phê duyệt tuyển dụng là 638 chỉ tiêu, có 589 thí sinh đăng ký dự tuyển, năm 2022 chỉ tiêu phê duyệt tuyển dụng là 810 chỉ tiêu, có 781 thí sinh đăng ký dự tuyển, năm 2023 chỉ tiêu phê duyệt tuyển dụng là 1.070 chỉ tiêu, có 293 thí sinh đăng ký dự tuyển, nếu áp dụng thi thực giảng thì cần rất nhiều giám khảo, số lớp học để thí sinh thực giảng, số trường làm địa điểm thi, đội ngũ phục vụ khá đông, thời gian kéo dài, khó khăn trong việc quản lý các Hội đồng thi, đặc biệt là vấn đề tiêu tốn nhiều ngân sách, bảo mật, bảo vệ kỳ thi. Vì vậy Sở Nội vụ đề xuất hình thức thi viết cho môn nghiệp vụ chuyên ngành là đúng quy định và phù hợp với thực tiễn.
- Ngoài các kỳ thi có quy mô lớn như trên, đối với việc tuyển dụng số lượng ít như việc tổ chức tuyển dụng giáo viên theo chính sách thu hút vào Trường chuyên Nguyễn Tất Thành (năm 2022 có 09 chỉ tiêu, có 06 thí sinh đăng ký dự thi, năm 2023 có 06 chỉ tiêu, có 04 thí sinh đăng ký dự thi) thì Sở Nội vụ vẫn tham mưu lựa chọn hình thức thi thực giảng.
578 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp học mầm non và phổ thông công lập tỉnh Yên Bái hiện nay. Cổng Thông tin điện tử tỉnh đăng nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo Sở Nội vụ.Đối với câu hỏi chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh liên quan đến việc: “Hiện nay, việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp học mầm non và phổ thông công lập tỉnh Yên Bái, chủ yếu được thực hiện theo hai phương thức là: Xét tuyển và thi tuyển. Hiện tại vòng 2 của phương thức là xét tuyển, hoặc cả vòng 1, vòng 2 thi tuyển đều thực hiện theo hình thức thi viết. Song theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ có nêu “Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: phỏng vấn; thực hành; thi viết”. Đối với vị trí tuyển dụng là giáo viên, kỹ năng sư phạm với vấn đề thực hành là một trong những yêu cầu quan trọng nhất, phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí tuyển dụng giáo viên; người giáo viên không phải chỉ có kiến thức tốt mà còn phải biết vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn, thành thạo nhiều kỹ năng, thao tác thông qua thực hành mới thể hiện tổng thể đảm bảo trình độ của mình. Vậy xin hỏi tại sao Sở Nội vụ lại lựa chọn hình thức thi viết thay hình thức thực hành”.
Sở Nội vụ tỉnh trả lời như sau:
Việc tổ chức thi tuyển giáo viên hiện nay phải thực hiện theo đúng các quy định tại Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 6/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tại Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ có quy định thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung (Hình thức thi gồm 03 môn thi trắc nghiệm Kiến thức chung, Tin học, Ngoại ngữ)
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: phỏng vấn; thực hành; thi viết).
- Theo đó Sở Nội vụ đã lựa chọn hình thức thi viết đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành là đúng quy định.
- Qua việc tham khảo việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các tỉnh, thành trong toàn quốc thì việc thi viết cũng có rất nhiều tỉnh thành áp dụng như Lào Cai, TP Hà Nội, Hà Tĩnh, Đắk lắk.
- Thực tiễn các kỳ thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm qua của tỉnh quy mô tổ chức lớn như năm 2021 chỉ tiêu phê duyệt tuyển dụng là 638 chỉ tiêu, có 589 thí sinh đăng ký dự tuyển, năm 2022 chỉ tiêu phê duyệt tuyển dụng là 810 chỉ tiêu, có 781 thí sinh đăng ký dự tuyển, năm 2023 chỉ tiêu phê duyệt tuyển dụng là 1.070 chỉ tiêu, có 293 thí sinh đăng ký dự tuyển, nếu áp dụng thi thực giảng thì cần rất nhiều giám khảo, số lớp học để thí sinh thực giảng, số trường làm địa điểm thi, đội ngũ phục vụ khá đông, thời gian kéo dài, khó khăn trong việc quản lý các Hội đồng thi, đặc biệt là vấn đề tiêu tốn nhiều ngân sách, bảo mật, bảo vệ kỳ thi. Vì vậy Sở Nội vụ đề xuất hình thức thi viết cho môn nghiệp vụ chuyên ngành là đúng quy định và phù hợp với thực tiễn.
- Ngoài các kỳ thi có quy mô lớn như trên, đối với việc tuyển dụng số lượng ít như việc tổ chức tuyển dụng giáo viên theo chính sách thu hút vào Trường chuyên Nguyễn Tất Thành (năm 2022 có 09 chỉ tiêu, có 06 thí sinh đăng ký dự thi, năm 2023 có 06 chỉ tiêu, có 04 thí sinh đăng ký dự thi) thì Sở Nội vụ vẫn tham mưu lựa chọn hình thức thi thực giảng.