CTTĐT - Thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), BHXH tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; đẩy mạnh việc chuyển đổi số để phục vụ công tác của ngành, người dân, doanh nghiệp theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”. Thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và của Ủy ban nhân dân tỉnh, BHXH tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản và kế hoạch triển khai các nội dung đề án thuộc lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ ngành BHXH Yên Bái giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.
Theo đó, BHXH tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số để nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và người lao động về ý nghĩa, vai trò của việc triển khai thực hiện Đề án 06; truyền thông hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp khi tham gia BHXH, BHYT; truyền thông kết quả chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh; khái niệm cơ bản, tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của chuyển đổi số.
BHXH tỉnh luôn quan tâm và chú trọng trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) góp phần đảm bảo các quy định của pháp luật về TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đã triển khai thực hiện tốt các văn bản của Chính phủ, BHXH Việt Nam về thực hiện các quy định về TTHC tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH tỉnh; đưa 13 TTHC thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; 06 thủ tục thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện. Tính đến nay, ngành BHXH đã rà soát và cắt giảm TTHC từ 27 TTHC xuống còn 25 TTHC (Giảm 02 thủ tục so với năm 2020).
Cùng với đó, BHXH tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thực hiện chính sách BHXH. Đặc biệt là các dịch vụ công (DVC) trực tuyến tại Đề án 06 như chi trả trợ cấp mai táng phí, chi trả trợ cấp thất nghiệp qua cổng DVC quốc gia, Cổng DVC của ngành BHXH; thực hiện quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm TTHC: “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng; Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi”. Đã tiến hành xây dựng quy trình xử lý TTHC cho các bộ phận liên quan, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý TTHC liên thông khi có phát sinh. Tính đến ngày 30/11/2023 BHXH tỉnh đã cấp được 3.369 thẻ BHYT cho trẻ em; giải quyết 44 hồ sơ mai táng phí qua DVC liên thông.
Hiện nay, toàn tỉnh có 198/198 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT đã phối hợp thực hiện và triển khai tiếp đón người bệnh đi KCB BHYT bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID (áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp). Theo số liệu thống kê tính đến ngày 27/11/2023, toàn tỉnh đã có 448.295 lượt tra cứu sử dụng CCCD gắn chíp phục vụ KCB BHYT. Với việc triển khai KCB BHYT bằng CCCD, người bệnh BHYT chỉ cần sử dụng CCCD để làm thủ tục KCB, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và cán bộ y tế, cơ quan BHXH cũng tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT.
Trong phối hợp, BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế hỗ trợ các cơ sở KCB trong việc tạo lập và liên thông dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy chứng sinh, Giấy báo tử điện tử lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT. Tính đến ngày 30/11/2023 đã tạo lập được: 5.854 Giấy chứng sinh; 36 Giấy báo tử; 7.180 Giấy khám sức khỏe lái xe phục vụ Đề án 06. Đã chủ động phối hợp với đơn vị sử dụng lao động, người tham gia và Công an địa phương để đẩy nhanh tiến độ cập nhật, làm sạch, xác thực thông tin số ĐDCN/CCCD của người tham gia BHXH, BHYT trong CSDL do BHXH tỉnh quản lý với CSDLQG về dân cư đảm bảo thông tin “đúng, đủ, sạch, sống”. Cuối năm 2022 BHXH tỉnh đã xác thực được 619.121 người đang tham gia (đạt 87% tổng số người đang tham gia BHXH, BHYT trong toàn tỉnh) và tính đến ngày 30/11/2023 đã xác thực được 772.796 người đang tham gia (đạt 99% tổng số người đang tham gia BHXH, BHYT trong toàn tỉnh). Đồng thời, tăng cường cài đặt, phê duyệt sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số; tính đến tháng 11/2023, BHXH tỉnh đã triển khai cài đặt được trên 163.300 ứng dụng VssID cho người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị; tính đến tháng 11/2023 số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đạt 36% (vượt 02% so với kế hoạch giao; trợ cấp BHXH 1 lần đạt 90% (vượt 02% so với kế hoạch giao); trợ cấp thất nghiệp đạt 99% (vượt 01% so với kế hoạch giao).
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, thời gian tới BHXH tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành. Quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của Ngành, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn./.
514 lượt xem
CTV: Thúy Vinh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), BHXH tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; đẩy mạnh việc chuyển đổi số để phục vụ công tác của ngành, người dân, doanh nghiệp theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”. Thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và của Ủy ban nhân dân tỉnh, BHXH tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản và kế hoạch triển khai các nội dung đề án thuộc lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh.Theo đó, BHXH tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số để nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và người lao động về ý nghĩa, vai trò của việc triển khai thực hiện Đề án 06; truyền thông hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp khi tham gia BHXH, BHYT; truyền thông kết quả chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh; khái niệm cơ bản, tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của chuyển đổi số.
BHXH tỉnh luôn quan tâm và chú trọng trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) góp phần đảm bảo các quy định của pháp luật về TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đã triển khai thực hiện tốt các văn bản của Chính phủ, BHXH Việt Nam về thực hiện các quy định về TTHC tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH tỉnh; đưa 13 TTHC thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; 06 thủ tục thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện. Tính đến nay, ngành BHXH đã rà soát và cắt giảm TTHC từ 27 TTHC xuống còn 25 TTHC (Giảm 02 thủ tục so với năm 2020).
Cùng với đó, BHXH tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thực hiện chính sách BHXH. Đặc biệt là các dịch vụ công (DVC) trực tuyến tại Đề án 06 như chi trả trợ cấp mai táng phí, chi trả trợ cấp thất nghiệp qua cổng DVC quốc gia, Cổng DVC của ngành BHXH; thực hiện quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm TTHC: “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng; Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi”. Đã tiến hành xây dựng quy trình xử lý TTHC cho các bộ phận liên quan, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý TTHC liên thông khi có phát sinh. Tính đến ngày 30/11/2023 BHXH tỉnh đã cấp được 3.369 thẻ BHYT cho trẻ em; giải quyết 44 hồ sơ mai táng phí qua DVC liên thông.
Hiện nay, toàn tỉnh có 198/198 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT đã phối hợp thực hiện và triển khai tiếp đón người bệnh đi KCB BHYT bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID (áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp). Theo số liệu thống kê tính đến ngày 27/11/2023, toàn tỉnh đã có 448.295 lượt tra cứu sử dụng CCCD gắn chíp phục vụ KCB BHYT. Với việc triển khai KCB BHYT bằng CCCD, người bệnh BHYT chỉ cần sử dụng CCCD để làm thủ tục KCB, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và cán bộ y tế, cơ quan BHXH cũng tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT.
Trong phối hợp, BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế hỗ trợ các cơ sở KCB trong việc tạo lập và liên thông dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy chứng sinh, Giấy báo tử điện tử lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT. Tính đến ngày 30/11/2023 đã tạo lập được: 5.854 Giấy chứng sinh; 36 Giấy báo tử; 7.180 Giấy khám sức khỏe lái xe phục vụ Đề án 06. Đã chủ động phối hợp với đơn vị sử dụng lao động, người tham gia và Công an địa phương để đẩy nhanh tiến độ cập nhật, làm sạch, xác thực thông tin số ĐDCN/CCCD của người tham gia BHXH, BHYT trong CSDL do BHXH tỉnh quản lý với CSDLQG về dân cư đảm bảo thông tin “đúng, đủ, sạch, sống”. Cuối năm 2022 BHXH tỉnh đã xác thực được 619.121 người đang tham gia (đạt 87% tổng số người đang tham gia BHXH, BHYT trong toàn tỉnh) và tính đến ngày 30/11/2023 đã xác thực được 772.796 người đang tham gia (đạt 99% tổng số người đang tham gia BHXH, BHYT trong toàn tỉnh). Đồng thời, tăng cường cài đặt, phê duyệt sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số; tính đến tháng 11/2023, BHXH tỉnh đã triển khai cài đặt được trên 163.300 ứng dụng VssID cho người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị; tính đến tháng 11/2023 số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đạt 36% (vượt 02% so với kế hoạch giao; trợ cấp BHXH 1 lần đạt 90% (vượt 02% so với kế hoạch giao); trợ cấp thất nghiệp đạt 99% (vượt 01% so với kế hoạch giao).
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, thời gian tới BHXH tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành. Quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của Ngành, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn./.