Không những đi đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân, người có uy tín còn tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng là một trong những giải pháp góp phần thay đổi nhận thức của người dân ở vùng cao. (Ảnh minh hoạ).
Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, có tổng diện tích tự nhiên là 74.202 ha, chia thành 69 thôn, bản, tổ dân phố tại 12 xã, thị trấn. Trong đó có 11 xã, 64 thôn bản thuộc chương trình 135/CP, trên địa bàn có 11 dân tộc chung sống trong đó dân tộc Mông chiếm 79,6% còn lại là các dân tộc khác.
Các thôn, bản nằm sâu trên núi cao, địa hình giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí chưa cao nên sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế, một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại đã làm ảnh hưởng đến công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) cũng như việc kết hôn trước tuổi quy định, tập quán kết hôn sớm đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của nhân dân, đặc biệt là đồng bào Mông. Mặt khác, do người dân chưa hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình dẫn đến tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 vẫn còn.
Trước tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 diễn ra theo chiều hướng ngày càng tăng, Huyện ủy Trạm Tấu đã chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, tuyên truyền, vận động đồng bào hạn chế và giảm dần tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể được đặc biệt coi trọng. Sự vào cuộc mạnh mẽ của các đoàn thể đang góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân.
Từ năm 2014, thực hiện kế hoạch của Ủy ban MTTQ tỉnh về tuyên truyền, vận động đồng bào không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3, Ủy ban MTTQ huyện đã tham mưu cho Huyện ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; duy trì hoạt động can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 3 xã Bản Công, Trạm Tấu và Pá Hu; đặc biệt, thông qua vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động đồng bào thực hiện.
Ở bản Sáng Pao, xã Xà Hồ, già làng Vàng A Súa rất được người dân quý trọng. Trước đây tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trên địa bàn thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân. Để đẩy lùi hủ tục này, già Súa cho rằng để mọi người tin tưởng và làm theo thì trước tiên gia đình và những người trong dòng họ Vàng phải đi đầu.
Cùng với đó, già Súa thường xuyên cùng lãnh đạo xã, trưởng bản đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động nói rõ những tác hại của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 tới người dân.
Với kinh nghiệm, sự tận tụy và uy tín của mình nên đã có nhiều gia đình trong bản làm theo. Do vậy, nhiều năm nay trong bản không có trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba. Không chỉ tích cực cùng các cấp chính quyền tham gia đẩy lùi hủ tục, già Súa còn là người vận động bà con tăng gia sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi để ổn định cuộc sống. Bản thân ông nói dân nghe, làm dân hiểu, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình, thôn bản và dòng họ nên việc tuyên truyền càng tốt hơn.
Trực tiếp tuyên truyền công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình tới tận hộ dân.
Theo số liệu báo cáo của 12 xã, thị trấn và những đợt kiểm tra hàng năm của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cùng với sự đối chiếu của Phòng Tư pháp trong 3 năm trở lại đây (2014 - 2016) tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã giảm bình quân 2%/năm; hôn nhân cận huyết thống đã giảm hẳn; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hiện nay chỉ còn dưới 18%; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 68%.
Nếu như năm 2014 toàn huyện có 90 cặp tảo hôn, 2 cặp kết hôn cận huyết thống, và có 188 cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên thì đến năm 2016 trên địa bàn chỉ còn 52 cặp tảo hôn, không còn kết hôn cận huyết thống và còn 81 cặp vợ chồng sinh con thứ 3.
Không chỉ có già Súa mà ở huyện Trạm Tấu còn có nhiều cá nhân tiêu biểu như ông Đinh Xuân Lăn ở khu 1, thị trấn Trạm Tấu; ông Lò Văn Én ở thôn Hát 1, xã Hát Lừu; ông Giàng A Lử ở thôn Tấu dưới, xã Trạm Tấu... đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình và nhân dân thực hiện tốt công tác DS- KHHGĐ.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ em gái là đối tượng được huyện Trạm Tấu quan tâm tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ông Bùi Huy Bắc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Trạm Tấu cho biết: “Thời gian qua, những người có uy tín đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Không những đi đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân, người có uy tín còn tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống nhiều người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, động viên con cháu, vận động thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 ở huyện Trạm Tấu đã có những chuyển biến tích cực. Việc phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc thực hiện tốt công tác DS- KHHGĐ.
1499 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Không những đi đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân, người có uy tín còn tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, có tổng diện tích tự nhiên là 74.202 ha, chia thành 69 thôn, bản, tổ dân phố tại 12 xã, thị trấn. Trong đó có 11 xã, 64 thôn bản thuộc chương trình 135/CP, trên địa bàn có 11 dân tộc chung sống trong đó dân tộc Mông chiếm 79,6% còn lại là các dân tộc khác.
Các thôn, bản nằm sâu trên núi cao, địa hình giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí chưa cao nên sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế, một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại đã làm ảnh hưởng đến công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) cũng như việc kết hôn trước tuổi quy định, tập quán kết hôn sớm đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của nhân dân, đặc biệt là đồng bào Mông. Mặt khác, do người dân chưa hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình dẫn đến tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 vẫn còn.
Trước tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 diễn ra theo chiều hướng ngày càng tăng, Huyện ủy Trạm Tấu đã chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, tuyên truyền, vận động đồng bào hạn chế và giảm dần tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể được đặc biệt coi trọng. Sự vào cuộc mạnh mẽ của các đoàn thể đang góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân.
Từ năm 2014, thực hiện kế hoạch của Ủy ban MTTQ tỉnh về tuyên truyền, vận động đồng bào không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3, Ủy ban MTTQ huyện đã tham mưu cho Huyện ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; duy trì hoạt động can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 3 xã Bản Công, Trạm Tấu và Pá Hu; đặc biệt, thông qua vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động đồng bào thực hiện.
Ở bản Sáng Pao, xã Xà Hồ, già làng Vàng A Súa rất được người dân quý trọng. Trước đây tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trên địa bàn thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân. Để đẩy lùi hủ tục này, già Súa cho rằng để mọi người tin tưởng và làm theo thì trước tiên gia đình và những người trong dòng họ Vàng phải đi đầu.
Cùng với đó, già Súa thường xuyên cùng lãnh đạo xã, trưởng bản đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động nói rõ những tác hại của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 tới người dân.
Với kinh nghiệm, sự tận tụy và uy tín của mình nên đã có nhiều gia đình trong bản làm theo. Do vậy, nhiều năm nay trong bản không có trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba. Không chỉ tích cực cùng các cấp chính quyền tham gia đẩy lùi hủ tục, già Súa còn là người vận động bà con tăng gia sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi để ổn định cuộc sống. Bản thân ông nói dân nghe, làm dân hiểu, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình, thôn bản và dòng họ nên việc tuyên truyền càng tốt hơn.
Trực tiếp tuyên truyền công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình tới tận hộ dân.
Theo số liệu báo cáo của 12 xã, thị trấn và những đợt kiểm tra hàng năm của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cùng với sự đối chiếu của Phòng Tư pháp trong 3 năm trở lại đây (2014 - 2016) tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã giảm bình quân 2%/năm; hôn nhân cận huyết thống đã giảm hẳn; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hiện nay chỉ còn dưới 18%; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 68%.
Nếu như năm 2014 toàn huyện có 90 cặp tảo hôn, 2 cặp kết hôn cận huyết thống, và có 188 cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên thì đến năm 2016 trên địa bàn chỉ còn 52 cặp tảo hôn, không còn kết hôn cận huyết thống và còn 81 cặp vợ chồng sinh con thứ 3.
Không chỉ có già Súa mà ở huyện Trạm Tấu còn có nhiều cá nhân tiêu biểu như ông Đinh Xuân Lăn ở khu 1, thị trấn Trạm Tấu; ông Lò Văn Én ở thôn Hát 1, xã Hát Lừu; ông Giàng A Lử ở thôn Tấu dưới, xã Trạm Tấu... đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình và nhân dân thực hiện tốt công tác DS- KHHGĐ.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ em gái là đối tượng được huyện Trạm Tấu quan tâm tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ông Bùi Huy Bắc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Trạm Tấu cho biết: “Thời gian qua, những người có uy tín đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Không những đi đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân, người có uy tín còn tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống nhiều người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, động viên con cháu, vận động thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và sinh con thứ 3 ở huyện Trạm Tấu đã có những chuyển biến tích cực. Việc phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc thực hiện tốt công tác DS- KHHGĐ.