CTTĐT - Chỉ còn 1 tuần nữa, Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái) và khai mạc Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023 sẽ diễn ra tại mảnh đất Mù Cang Chải. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng với nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc hứa hẹn sẽ đem lại một mùa lễ hội đáng nhớ trên mảnh đất vùng cao yêu mến này.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hứa hẹn sẽ đem lại một mùa lễ hội đáng nhớ trên mảnh đất vùng cao Mù Cang Chải
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch. UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành kế hoạch chi tiết, trong đó, sẽ huy động 200 học sinh tham gia vào chương trình văn nghệ, 70 nghệ nhân tham gia múa khèn, trên 1.000 người dân tham gia màn đồng diễn khèn Mông; thống nhất với UBND huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn về các nội dung chương trình diễu diễn đường phố.
Ngoài hoạt động chính trong lễ khai mạc, huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức các sự kiện phụ trợ như: diễu diễn đường phố; tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông; giao lưu, trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của người Mông; hội thi múa khèn; trải nghiệm giã bánh dày; hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ…
Đồng chí Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được triển khai theo đúng kế hoạch. Địa điểm tổ chức sự kiện là sân vận động huyện đã được chỉnh trang lại cơ sở vật chất, bố trí 1.200 chỗ ngồi cho người dân và du khách. Bên cạnh đó, địa phương đã liên hệ với Công ty cổ phần Du lịch và Thể thao Viên Nam thống nhất các nội dung sẵn sàng thực hiện hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ.
Lên Mù Cang Chải vào dịp này, du khách sẽ được hòa mình vào âm thanh trong trẻo của tiếng Khèn Mông giữa núi rừng xanh thẳm. Người Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Khèn Mông được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau như trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, đón khách... Tiếng khèn vang vọng, lúc khoáng đạt, lúc nỉ non, dìu dặt. Người Mông sử dụng khèn trong những ngày lễ truyền thống, để đệm cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.
Đặc biệt, tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện gửi lời yêu của bao chàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Mông nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương, trên rẫy thì cũng là lúc họ biết cầm khèn. Với họ, học thổi khèn không chỉ là một cách để giải trí, mà còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình, là cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp.
Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ bản sắc của dân tộc. Những năm qua, nghệ thuật khèn của người Mông luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm bảo tồn, khôi phục nhằm phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Để lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống của khèn Mông, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn đã khôi phục nhiều lễ hội có sự hiện diện của tiếng khèn, đưa múa khèn, thổi lá dân tộc vào các giờ học ngoại khóa để học sinh tìm hiểu và hứng thú với những nhạc cụ dân tộc.
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông, góp phần vinh danh di sản và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc ở các huyện phía Tây của tỉnh.
Cùng với Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cũng vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian. Làm nên di sản ấy chính là những người phụ nữ Mông. Theo truyền thống, người phụ nữ Mông từ khi còn là thiếu niên đã học vẽ hoa văn trên vải, khi đến tuổi trưởng thành đều có khả năng sử dụng thuần thục nghệ thuật này; trước tiên là phục vụ nhu cầu y phục của chính bản thân, gia đình và hôn lễ cá nhân, sau đó là tạo các vật dụng để biếu, tặng, trao đổi. Lên Mù Cang Chải, du khách sẽ được mãn nhãn với những hoa văn được trang trí chủ yếu trên tay áo, lưng áo, cổ áo, váy, địu trẻ em, khăn… của người Mông.
Đồng chí Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Nghệ thuật Khèn Mông và dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là nguồn động viên lớn cho người dân, nhất là người Mông; đồng thời bồi đắp thêm niềm tự hào của người dân nơi đây đối với bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình, từ đó tiếp tục gìn giữ, phát huy và khai thác giá trị văn hóa này.
Đặc biệt hơn nữa, du khách thăm quan mảnh đất vùng cao Mù Cang Chải dịp này còn được đắm chìm trong sắc hồng của Hoa Tớ Dày. Đây là loài hao gắn liền với đời sống của nhiều thế hệ người Mông vùng cao Mù Cang Chải, là loài hoa có sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông lạnh giá. Hoa Tớ Dày phân bố tự nhiên và mọc nhiều ở một số địa bàn thuộc huyện Mù Cang Chải như các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang, dọc theo suối Nậm Kim và mọc nhiều nhất ở La Pán Tẩn. Nếu một lần lên với vùng cao Mù Cang Chải đúng độ mùa hoa Tớ Dày, không ít du khách sẽ bị sắc thắm lung linh của Tớ Dày mê hoặc “quên lối về"…
Những ngày này, trên xứ Mù Cang, sắc hoa Tớ Dày đã bung nở rực rỡ, thu hút người dân và du khách dừng chân thưởng lãm, lưu lại hình ảnh đẹp. Bên những cánh rừng xanh thẳm văng vẳng tiếng Khèn réo rắt. Bên những sườn núi, nếp nhà của người Mông, người phụ nữ truyền dạy cho nhau nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải. Ðây có thể coi như là một phần minh chứng cho sức hút từ vẻ đẹp kỳ diệu của mảnh đất vùng cao nơi đây, góp phần tạo ấn tượng, mời gọi du khách đến với Mù Cang Chải vào dịp cuối năm này. Ðể rồi, khách phương xa không chỉ xiêu lòng trước hương sắc ngào ngạt của núi rừng mà còn bị níu chân bởi không khí lễ hội mang đậm sắc màu dân tộc.
933 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chỉ còn 1 tuần nữa, Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái) và khai mạc Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023 sẽ diễn ra tại mảnh đất Mù Cang Chải. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng với nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc hứa hẹn sẽ đem lại một mùa lễ hội đáng nhớ trên mảnh đất vùng cao yêu mến này.Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch. UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành kế hoạch chi tiết, trong đó, sẽ huy động 200 học sinh tham gia vào chương trình văn nghệ, 70 nghệ nhân tham gia múa khèn, trên 1.000 người dân tham gia màn đồng diễn khèn Mông; thống nhất với UBND huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn về các nội dung chương trình diễu diễn đường phố.
Ngoài hoạt động chính trong lễ khai mạc, huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức các sự kiện phụ trợ như: diễu diễn đường phố; tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông; giao lưu, trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của người Mông; hội thi múa khèn; trải nghiệm giã bánh dày; hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ…
Đồng chí Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được triển khai theo đúng kế hoạch. Địa điểm tổ chức sự kiện là sân vận động huyện đã được chỉnh trang lại cơ sở vật chất, bố trí 1.200 chỗ ngồi cho người dân và du khách. Bên cạnh đó, địa phương đã liên hệ với Công ty cổ phần Du lịch và Thể thao Viên Nam thống nhất các nội dung sẵn sàng thực hiện hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ.
Lên Mù Cang Chải vào dịp này, du khách sẽ được hòa mình vào âm thanh trong trẻo của tiếng Khèn Mông giữa núi rừng xanh thẳm. Người Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Khèn Mông được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau như trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, đón khách... Tiếng khèn vang vọng, lúc khoáng đạt, lúc nỉ non, dìu dặt. Người Mông sử dụng khèn trong những ngày lễ truyền thống, để đệm cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.
Đặc biệt, tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện gửi lời yêu của bao chàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Mông nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương, trên rẫy thì cũng là lúc họ biết cầm khèn. Với họ, học thổi khèn không chỉ là một cách để giải trí, mà còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình, là cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp.
Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ bản sắc của dân tộc. Những năm qua, nghệ thuật khèn của người Mông luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm bảo tồn, khôi phục nhằm phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Để lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống của khèn Mông, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn đã khôi phục nhiều lễ hội có sự hiện diện của tiếng khèn, đưa múa khèn, thổi lá dân tộc vào các giờ học ngoại khóa để học sinh tìm hiểu và hứng thú với những nhạc cụ dân tộc.
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông, góp phần vinh danh di sản và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc ở các huyện phía Tây của tỉnh.
Cùng với Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cũng vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian. Làm nên di sản ấy chính là những người phụ nữ Mông. Theo truyền thống, người phụ nữ Mông từ khi còn là thiếu niên đã học vẽ hoa văn trên vải, khi đến tuổi trưởng thành đều có khả năng sử dụng thuần thục nghệ thuật này; trước tiên là phục vụ nhu cầu y phục của chính bản thân, gia đình và hôn lễ cá nhân, sau đó là tạo các vật dụng để biếu, tặng, trao đổi. Lên Mù Cang Chải, du khách sẽ được mãn nhãn với những hoa văn được trang trí chủ yếu trên tay áo, lưng áo, cổ áo, váy, địu trẻ em, khăn… của người Mông.
Đồng chí Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Nghệ thuật Khèn Mông và dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là nguồn động viên lớn cho người dân, nhất là người Mông; đồng thời bồi đắp thêm niềm tự hào của người dân nơi đây đối với bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình, từ đó tiếp tục gìn giữ, phát huy và khai thác giá trị văn hóa này.
Đặc biệt hơn nữa, du khách thăm quan mảnh đất vùng cao Mù Cang Chải dịp này còn được đắm chìm trong sắc hồng của Hoa Tớ Dày. Đây là loài hao gắn liền với đời sống của nhiều thế hệ người Mông vùng cao Mù Cang Chải, là loài hoa có sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông lạnh giá. Hoa Tớ Dày phân bố tự nhiên và mọc nhiều ở một số địa bàn thuộc huyện Mù Cang Chải như các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang, dọc theo suối Nậm Kim và mọc nhiều nhất ở La Pán Tẩn. Nếu một lần lên với vùng cao Mù Cang Chải đúng độ mùa hoa Tớ Dày, không ít du khách sẽ bị sắc thắm lung linh của Tớ Dày mê hoặc “quên lối về"…
Những ngày này, trên xứ Mù Cang, sắc hoa Tớ Dày đã bung nở rực rỡ, thu hút người dân và du khách dừng chân thưởng lãm, lưu lại hình ảnh đẹp. Bên những cánh rừng xanh thẳm văng vẳng tiếng Khèn réo rắt. Bên những sườn núi, nếp nhà của người Mông, người phụ nữ truyền dạy cho nhau nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải. Ðây có thể coi như là một phần minh chứng cho sức hút từ vẻ đẹp kỳ diệu của mảnh đất vùng cao nơi đây, góp phần tạo ấn tượng, mời gọi du khách đến với Mù Cang Chải vào dịp cuối năm này. Ðể rồi, khách phương xa không chỉ xiêu lòng trước hương sắc ngào ngạt của núi rừng mà còn bị níu chân bởi không khí lễ hội mang đậm sắc màu dân tộc.