CTĐTT - Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái ban hành thông cáo báo chí về Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023
.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo
hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông,
Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023
Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023 tổ chức nhằm mục đích tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng sự kiện di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tôn vinh, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mông nói chung, nghệ thuật Khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nói riêng trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế về hình ảnh vùng đất và con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mỗi điệu khèn, mỗi nét hoa văn được đồng bào dân tộc Mông tạo ra trên vải thể hiện những triết lý sống cao đẹp, sự sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Nếu như Khèn là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông thì Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người phụ nữ Mông, mang giá trị tinh thần gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người.
I. GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT KHÈN CỦA NGƯỜI MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, HUYỆN TRẠM TẤU, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Nghệ thuật khèn của người Mông được xếp vào loại hình: Tập quán xã hội và tín ngưỡng - Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Khèn (tiếng Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi. Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông.
Khèn được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và tài năng của những người nam giới dân tộc Mông bởi những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như: Gỗ, sặt, nứa. Khèn có mặt ở mọi nơi trong đời sống của cộng đồng từ các nghi thức trong tang ma, cưới xin, lễ hội dân gian đến các hoạt động vui chơi giải trí truyền thống của người Mông. Thông qua đó, khèn nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.
Nghệ thuật khèn được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Mông, nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Người Mông thường cư trú trên những triền núi cao, dân cư thưa thớt, nhà nhà sống cách xa nhau trên những quả đồi để canh tác nương rẫy, khai phá đồi thành ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Mông luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại kẻ thù và thú dữ. Với môi trường và tập quán cư trú như vậy, mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, cộng đồng muốn tập hợp lại ăn mừng chiến thắng, ăn mừng được mùa hoặc khi có việc cần gọi nhau, cần trao đổi thông tin hoặc tạo âm thanh để tránh thú dữ, để xua đi cảm giác sợ hãi nơi rừng núi vắng bóng người, người ta đã chế tác ra cây khèn với mục đích tạo ra âm thanh từ sản phẩm vật chất đó, lúc đầu có thể chỉ là những âm thanh dời nhau, đứt quãng nhưng phải vang, vọng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Sau dần, bằng tài năng, óc sáng tạo nghệ thuật và sự bồi đắp qua nhiều thế hệ tộc người đã tạo nên những bài khèn theo giai điệu, có tiết tấu kèm theo những động tác múa, nhảy để diễn ở những không gian và thời gian khác nhau. Hoạt động này được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành nên “văn hóa khèn”. Văn hóa ấy được truyền từ đời này qua đời khác, duy trì và phát triển, trở thành một trong những di sản văn hóa tiêu biểu, mang tính đặc trưng của tộc người, được các cộng đồng khác ưa chuộng và ghi nhận.
Như vậy, có thể nói chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Mông đã hình thành nên cây khèn và nghệ thuật khèn để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất, giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với thế giới khác, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Mông.
Có thể nói, nghệ thuật khèn của người Mông là một thành tố quan trọng của đời sống văn hóa tộc người, ra đời cùng với quá trình hình thành bản sắc văn hóa tộc người, gắn với đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Người Mông đã sáng tạo ra nghệ thuật khèn mang đậm sắc thái tộc người. Mỗi điệu khèn đều thể hiện những triết lý sống cao đẹp của cộng đồng, thể hiện óc sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Đây là hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của tộc người, được mạch nguồn của môi trường tự nhiên, môi trường lao động, môi trường xã hội, môi trường văn hóa tộc người ươm mầm và nuôi dưỡng.
Là một nhạc cụ quan trọng trong hệ thống âm nhạc của người Mông, khèn cùng với các động tác vũ đạo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội của tộc người trong suốt quá trình lịch sử. Tiếng khèn luôn hiện hữu trong cuộc sống, là nỗi lòng riêng tư sâu thẳm muốn trao gửi cho nhau trong các dịp hội hè, lễ tết, xuống chợ hoặc sẻ chia nỗi đau buồn, mất mát với những người khi phải tiễn đưa người thân của mình về thế giới bên kia đi gặp tổ tiên để đến hôm nay khèn vẫn là bản sắc, là tâm hồn, là ý chí của người Mông tỉnh Yên Bái.
II. GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT DÙNG SÁP ONG TẠO HOA VĂN TRÊN VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, HUYỆN TRẠM TẤU, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được xếp vào loại hình: Tri thức dân gian.
Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa cổ truyền. Từ những mẫu hình cụ thể được tạo ra trên vải lanh đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật trang trí, nghệ thuật tạo hình chung của cộng đồng người Mông. Về cơ bản nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được thể hiện trên trang phục nữ, trang phục trẻ em nữ (áo và váy), địu, gối, chăn; hiện nay có thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: Các loại túi, balo, khăn trải bàn, rèm cửa, tranh…
Xét về quá trình lịch sử, việc ra đời của nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải xuất phát từ quá trình lao động sản xuất, từ môi trường sống, từ nhu cầu muốn lưu giữ những hình ảnh quen thuộc của không gian sống xung quanh, của những dấu ấn lịch sử đặc trưng trên những sản phẩm gần gũi, gắn bó với cộng đồng, đảm bảo tính bền chặt, thân thiết trong điều kiện vật chất tự cung tự cấp còn nhiều khó khăn của cộng đồng; thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu về mặt nghệ thuật và óc sáng tạo nghệ thuật của mỗi cá nhân trong cái chung của cộng đồng tộc người, dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có trong môi trường cư trú của người rẻo cao đã quy định sự ra đời và tồn tại của di sản độc đáo này.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái là kết tinh của một hệ thống tri thức dân gian độc đáo, phản ánh quá trình lịch sử, những cái nhìn sinh động về thế giới quan, về môi trường sống qua lăng kính của những người "họa sĩ bản làng", khắc họa trên những sản phẩm vật chất độc đáo, đặc trưng không chỉ phục vụ nhu cầu của chính cộng đồng tộc người mà còn là sản phẩm được ưa chuộng đối với các cộng đồng khác trên đất nước Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nghệ thuật ấy được tư duy, được sáng tạo, chắt lọc, biểu hiện bằng sự đa dạng, phong phú của nhiều loại hình hoa văn khác nhau trên nhiều sản phẩm vật chất khác nhau, được sử dụng trong những không gian và thời gian khác nhau, thậm chí được giải thích và thể hiện bằng những góc nhìn và tư duy nghệ thuật mang tính sáng tạo của mỗi cá nhân trong cái chung, cái tổng thể, cái truyền thống của tộc người.
Để có được các nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo hình hoa văn trên vải, người Mông phải tạo ra sợi lanh, dệt thành tấm vải, tạo ra sáp ong và các loại bút vẽ, chảo nấu sáp…
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở tỉnh Yên Bái toát lên tính nhân văn sâu sắc, triết lý sâu sa, thể hiện nguyện vọng chân chính của cộng đồng tộc người luôn mong muốn vươn tới chân - thiện - mỹ. Di sản hội tụ những giá trị đặc sắc như giá trị lịch sử, giá trị văn hóa - xã hội, giá trị khoa học, giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ.
III. THÔNG TIN VỀ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO CHỨNG NHẬN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ; KHAI MẠC FESTIVAL TRÌNH DIỄN KHÈN MÔNG, LỄ HỘI HOA TỚ DÀY NĂM 2023
1. Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, khai mạc Festival trình diễn khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023 (sau đây gọi tắt là Lễ công bố Quyết định và khai mạc Festival)
Lễ công bố Quyết định và khai mạc Festival tổ chức tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải. Chương trình tổng thể như sau:
- Từ 19h15’: Đại biểu di chuyển theo dõi màn diễu diễn và di chuyển đến sân vận động.
- Từ 19h40’: Trình chiếu phim du lịch Yên Bái và phim tư liệu về Khèn Mông; tặng khăn cho đại biểu; tặng hoa cho nhà Tài trợ.
- Từ 19h55’: Chuẩn bị hòa sóng trực tiếp.
- Từ 20h00': Truyền hình trực tiếp trên YTV (tổng thời lượng 90 phút)
+ Màn khai từ.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Phát biểu khai mạc của Lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
+ Công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Nghệ thuật khèn của người Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
+ Trao các Chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đưa Nghệ thuật khèn của người Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
+ Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Phát biểu đáp từ của Lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
+ Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” (thời lượng 60 phút), gồm 3 chương: Chương 1 - Khát vọng lời khèn; Chương 2 - Âm vang trong mây ngàn; Chương 3 - Tiếng khèn gọi mùa Xuân.
+ Cuối cùng là màn bắn pháo hoa.
2. Các hoạt động phụ trợ tại huyện Mù Cang Chải
2.1. Chương trình diễu diễn đường phố
- Thời gian: 19h00' ngày 23/12/2023 (thứ Bảy).
- Địa điểm: Trên các tuyến đường của huyện Mù Cang Chải.
- Nội dung: Màn diễu diễn có 250 người tham gia, chia thành 07 đoàn:
+ Đoàn 1: 30 nghệ nhân múa khèn của xã Khao Mang và Lao Chải. Khèn đại 01 chiếc (kích cỡ 2m x 3m), khèn nhỏ mỗi nghệ nhân 01 chiếc; trên nền nhạc khèn biểu diễn những động tác cơ bản của khèn Mông.
+ Đoàn 2: 30 diễn viên nhóm Mông Si huyện Trạm Tấu.
+ Đoàn 3: 30 diễn viên nhóm Mông Si huyện Văn Chấn.
+ Đoàn 4: 40 diễn viên nam Trường trung học phổ thông huyện Mù Cang Chải. Trên nền nhạc dân tộc Mông xếp đội hình, tuyến biểu diễn động tác múa khèn, quay khèn, quay ngang di động, đá chân.
+ Đoàn 5: 40 diễn viên Thị trấn huyện Mù Cang Chải. Trên nền nhạc dân tộc Thái diễn viên biểu diễn các điệu xòe với đạo cụ là khăn Piêu thực hiện các động tác nhún Mường Lay A, B, Phong Thổ A, B, bước vội...
+ Đoàn 6: 40 diễn viên Trường PTDTNT - THCS huyện Mù Cang Chải tạo đội hình hàng dọc, ngang và vòng tròn biểu diễn động tác múa gậy tiền.
+ Đoàn 7: 40 diễn viên xã Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải. Diễn viên mặc trang phục Mông Đơ, tạo đội hình hàng dọc, ngang và vòng tròn biểu diễn động tác múa khèn, ô, thực hiện các động tác phẩn khèn, quay nhích gót, quay hất gót, đá xệt chân ngồi chéo, chọi gà, quay một chân, quay ngồi, quay ô…
2.2. Tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông
- Thời gian: 08h30' ngày 22/12 đến ngày 24/12/2023.
- Địa điểm: Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải.
- Nội dung:
+ Xây dựng không gian trưng bày văn hóa dân tộc Mông: gồm 05 gian của các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và 02 huyện Mường La, Bắc Yên của tỉnh Sơn La.
+ Xây dựng không gian chợ phiên: gồm có 09 gian của các huyện thuộc tỉnh Yên Bái (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, thành phố Yên Bái) và các huyện Mường La, Bắc Yên (tỉnh Sơn La), Than Uyên (tỉnh Lai Châu), thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai).
+ Giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mông (từ 20h00' ngày 22/12/2023): Bên cạnh việc trình diễn, trưng bày tại không gian đã được bố trí, Ban Tổ chức sẽ bố trí sân khấu chính để các địa phương biểu diễn, trình diễn dân ca, dân vũ, dân tộc Mông vào các khung giờ cao điểm để phục vụ du khách.
+ Hội thi múa Khèn tốp (từ 8h00' ngày 24/12/2023): Tổ chức Hội thi múa khèn tốp giữa các địa phương có di sản Nghệ thuật Khèn Mông, có 05 huyện tham gia (gồm các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn - tỉnh Yên Bái và huyện Mường La, Bắc Yên - tỉnh Sơn La).
+ Trải nghiệm giã bánh dày (từ 8h00' ngày 24/12/2023): Tổ chức hoạt động trình diễn giã bánh dày dân tộc Mông của 05 đội các xã trong huyện tham gia trình diễn giã bánh, nặn bánh để các đại biểu, du khách tham quan, trải nghiệm.
2.3. Triển lãm ảnh đẹp các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu
- Thời gian: Từ 08h00' ngày 22/12/2023 đến hết ngày 25/12/2023.
- Địa điểm: Khu vực Trung tâm huyện Mù Cang Chải.
- Nội dung: Trưng bày các tác phẩm ảnh nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa các dân tộc của 3 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
2.4. Hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ
- Thời gian: Từ ngày 22/12 đến ngày 24/12/2023.
- Địa điểm: Khu vực cất cánh dù lượn, bản Trống Tông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.
932 lượt xem
Ban Biên tập
CTĐTT - Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái ban hành thông cáo báo chí về Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023 THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo
hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông,
Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023
Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023 tổ chức nhằm mục đích tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng sự kiện di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tôn vinh, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mông nói chung, nghệ thuật Khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nói riêng trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế về hình ảnh vùng đất và con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mỗi điệu khèn, mỗi nét hoa văn được đồng bào dân tộc Mông tạo ra trên vải thể hiện những triết lý sống cao đẹp, sự sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Nếu như Khèn là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông thì Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người phụ nữ Mông, mang giá trị tinh thần gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người.
I. GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT KHÈN CỦA NGƯỜI MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, HUYỆN TRẠM TẤU, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Nghệ thuật khèn của người Mông được xếp vào loại hình: Tập quán xã hội và tín ngưỡng - Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Khèn (tiếng Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi. Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông.
Khèn được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và tài năng của những người nam giới dân tộc Mông bởi những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như: Gỗ, sặt, nứa. Khèn có mặt ở mọi nơi trong đời sống của cộng đồng từ các nghi thức trong tang ma, cưới xin, lễ hội dân gian đến các hoạt động vui chơi giải trí truyền thống của người Mông. Thông qua đó, khèn nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.
Nghệ thuật khèn được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Mông, nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Người Mông thường cư trú trên những triền núi cao, dân cư thưa thớt, nhà nhà sống cách xa nhau trên những quả đồi để canh tác nương rẫy, khai phá đồi thành ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Mông luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại kẻ thù và thú dữ. Với môi trường và tập quán cư trú như vậy, mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, cộng đồng muốn tập hợp lại ăn mừng chiến thắng, ăn mừng được mùa hoặc khi có việc cần gọi nhau, cần trao đổi thông tin hoặc tạo âm thanh để tránh thú dữ, để xua đi cảm giác sợ hãi nơi rừng núi vắng bóng người, người ta đã chế tác ra cây khèn với mục đích tạo ra âm thanh từ sản phẩm vật chất đó, lúc đầu có thể chỉ là những âm thanh dời nhau, đứt quãng nhưng phải vang, vọng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Sau dần, bằng tài năng, óc sáng tạo nghệ thuật và sự bồi đắp qua nhiều thế hệ tộc người đã tạo nên những bài khèn theo giai điệu, có tiết tấu kèm theo những động tác múa, nhảy để diễn ở những không gian và thời gian khác nhau. Hoạt động này được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành nên “văn hóa khèn”. Văn hóa ấy được truyền từ đời này qua đời khác, duy trì và phát triển, trở thành một trong những di sản văn hóa tiêu biểu, mang tính đặc trưng của tộc người, được các cộng đồng khác ưa chuộng và ghi nhận.
Như vậy, có thể nói chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Mông đã hình thành nên cây khèn và nghệ thuật khèn để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất, giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với thế giới khác, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Mông.
Có thể nói, nghệ thuật khèn của người Mông là một thành tố quan trọng của đời sống văn hóa tộc người, ra đời cùng với quá trình hình thành bản sắc văn hóa tộc người, gắn với đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Người Mông đã sáng tạo ra nghệ thuật khèn mang đậm sắc thái tộc người. Mỗi điệu khèn đều thể hiện những triết lý sống cao đẹp của cộng đồng, thể hiện óc sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Đây là hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của tộc người, được mạch nguồn của môi trường tự nhiên, môi trường lao động, môi trường xã hội, môi trường văn hóa tộc người ươm mầm và nuôi dưỡng.
Là một nhạc cụ quan trọng trong hệ thống âm nhạc của người Mông, khèn cùng với các động tác vũ đạo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội của tộc người trong suốt quá trình lịch sử. Tiếng khèn luôn hiện hữu trong cuộc sống, là nỗi lòng riêng tư sâu thẳm muốn trao gửi cho nhau trong các dịp hội hè, lễ tết, xuống chợ hoặc sẻ chia nỗi đau buồn, mất mát với những người khi phải tiễn đưa người thân của mình về thế giới bên kia đi gặp tổ tiên để đến hôm nay khèn vẫn là bản sắc, là tâm hồn, là ý chí của người Mông tỉnh Yên Bái.
II. GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT DÙNG SÁP ONG TẠO HOA VĂN TRÊN VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, HUYỆN TRẠM TẤU, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được xếp vào loại hình: Tri thức dân gian.
Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa cổ truyền. Từ những mẫu hình cụ thể được tạo ra trên vải lanh đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật trang trí, nghệ thuật tạo hình chung của cộng đồng người Mông. Về cơ bản nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được thể hiện trên trang phục nữ, trang phục trẻ em nữ (áo và váy), địu, gối, chăn; hiện nay có thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: Các loại túi, balo, khăn trải bàn, rèm cửa, tranh…
Xét về quá trình lịch sử, việc ra đời của nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải xuất phát từ quá trình lao động sản xuất, từ môi trường sống, từ nhu cầu muốn lưu giữ những hình ảnh quen thuộc của không gian sống xung quanh, của những dấu ấn lịch sử đặc trưng trên những sản phẩm gần gũi, gắn bó với cộng đồng, đảm bảo tính bền chặt, thân thiết trong điều kiện vật chất tự cung tự cấp còn nhiều khó khăn của cộng đồng; thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu về mặt nghệ thuật và óc sáng tạo nghệ thuật của mỗi cá nhân trong cái chung của cộng đồng tộc người, dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có trong môi trường cư trú của người rẻo cao đã quy định sự ra đời và tồn tại của di sản độc đáo này.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái là kết tinh của một hệ thống tri thức dân gian độc đáo, phản ánh quá trình lịch sử, những cái nhìn sinh động về thế giới quan, về môi trường sống qua lăng kính của những người "họa sĩ bản làng", khắc họa trên những sản phẩm vật chất độc đáo, đặc trưng không chỉ phục vụ nhu cầu của chính cộng đồng tộc người mà còn là sản phẩm được ưa chuộng đối với các cộng đồng khác trên đất nước Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nghệ thuật ấy được tư duy, được sáng tạo, chắt lọc, biểu hiện bằng sự đa dạng, phong phú của nhiều loại hình hoa văn khác nhau trên nhiều sản phẩm vật chất khác nhau, được sử dụng trong những không gian và thời gian khác nhau, thậm chí được giải thích và thể hiện bằng những góc nhìn và tư duy nghệ thuật mang tính sáng tạo của mỗi cá nhân trong cái chung, cái tổng thể, cái truyền thống của tộc người.
Để có được các nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo hình hoa văn trên vải, người Mông phải tạo ra sợi lanh, dệt thành tấm vải, tạo ra sáp ong và các loại bút vẽ, chảo nấu sáp…
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở tỉnh Yên Bái toát lên tính nhân văn sâu sắc, triết lý sâu sa, thể hiện nguyện vọng chân chính của cộng đồng tộc người luôn mong muốn vươn tới chân - thiện - mỹ. Di sản hội tụ những giá trị đặc sắc như giá trị lịch sử, giá trị văn hóa - xã hội, giá trị khoa học, giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ.
III. THÔNG TIN VỀ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO CHỨNG NHẬN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ; KHAI MẠC FESTIVAL TRÌNH DIỄN KHÈN MÔNG, LỄ HỘI HOA TỚ DÀY NĂM 2023
1. Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, khai mạc Festival trình diễn khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023 (sau đây gọi tắt là Lễ công bố Quyết định và khai mạc Festival)
Lễ công bố Quyết định và khai mạc Festival tổ chức tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải. Chương trình tổng thể như sau:
- Từ 19h15’: Đại biểu di chuyển theo dõi màn diễu diễn và di chuyển đến sân vận động.
- Từ 19h40’: Trình chiếu phim du lịch Yên Bái và phim tư liệu về Khèn Mông; tặng khăn cho đại biểu; tặng hoa cho nhà Tài trợ.
- Từ 19h55’: Chuẩn bị hòa sóng trực tiếp.
- Từ 20h00': Truyền hình trực tiếp trên YTV (tổng thời lượng 90 phút)
+ Màn khai từ.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Phát biểu khai mạc của Lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
+ Công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Nghệ thuật khèn của người Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
+ Trao các Chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đưa Nghệ thuật khèn của người Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
+ Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Phát biểu đáp từ của Lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
+ Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” (thời lượng 60 phút), gồm 3 chương: Chương 1 - Khát vọng lời khèn; Chương 2 - Âm vang trong mây ngàn; Chương 3 - Tiếng khèn gọi mùa Xuân.
+ Cuối cùng là màn bắn pháo hoa.
2. Các hoạt động phụ trợ tại huyện Mù Cang Chải
2.1. Chương trình diễu diễn đường phố
- Thời gian: 19h00' ngày 23/12/2023 (thứ Bảy).
- Địa điểm: Trên các tuyến đường của huyện Mù Cang Chải.
- Nội dung: Màn diễu diễn có 250 người tham gia, chia thành 07 đoàn:
+ Đoàn 1: 30 nghệ nhân múa khèn của xã Khao Mang và Lao Chải. Khèn đại 01 chiếc (kích cỡ 2m x 3m), khèn nhỏ mỗi nghệ nhân 01 chiếc; trên nền nhạc khèn biểu diễn những động tác cơ bản của khèn Mông.
+ Đoàn 2: 30 diễn viên nhóm Mông Si huyện Trạm Tấu.
+ Đoàn 3: 30 diễn viên nhóm Mông Si huyện Văn Chấn.
+ Đoàn 4: 40 diễn viên nam Trường trung học phổ thông huyện Mù Cang Chải. Trên nền nhạc dân tộc Mông xếp đội hình, tuyến biểu diễn động tác múa khèn, quay khèn, quay ngang di động, đá chân.
+ Đoàn 5: 40 diễn viên Thị trấn huyện Mù Cang Chải. Trên nền nhạc dân tộc Thái diễn viên biểu diễn các điệu xòe với đạo cụ là khăn Piêu thực hiện các động tác nhún Mường Lay A, B, Phong Thổ A, B, bước vội...
+ Đoàn 6: 40 diễn viên Trường PTDTNT - THCS huyện Mù Cang Chải tạo đội hình hàng dọc, ngang và vòng tròn biểu diễn động tác múa gậy tiền.
+ Đoàn 7: 40 diễn viên xã Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải. Diễn viên mặc trang phục Mông Đơ, tạo đội hình hàng dọc, ngang và vòng tròn biểu diễn động tác múa khèn, ô, thực hiện các động tác phẩn khèn, quay nhích gót, quay hất gót, đá xệt chân ngồi chéo, chọi gà, quay một chân, quay ngồi, quay ô…
2.2. Tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông
- Thời gian: 08h30' ngày 22/12 đến ngày 24/12/2023.
- Địa điểm: Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải.
- Nội dung:
+ Xây dựng không gian trưng bày văn hóa dân tộc Mông: gồm 05 gian của các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và 02 huyện Mường La, Bắc Yên của tỉnh Sơn La.
+ Xây dựng không gian chợ phiên: gồm có 09 gian của các huyện thuộc tỉnh Yên Bái (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, thành phố Yên Bái) và các huyện Mường La, Bắc Yên (tỉnh Sơn La), Than Uyên (tỉnh Lai Châu), thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai).
+ Giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mông (từ 20h00' ngày 22/12/2023): Bên cạnh việc trình diễn, trưng bày tại không gian đã được bố trí, Ban Tổ chức sẽ bố trí sân khấu chính để các địa phương biểu diễn, trình diễn dân ca, dân vũ, dân tộc Mông vào các khung giờ cao điểm để phục vụ du khách.
+ Hội thi múa Khèn tốp (từ 8h00' ngày 24/12/2023): Tổ chức Hội thi múa khèn tốp giữa các địa phương có di sản Nghệ thuật Khèn Mông, có 05 huyện tham gia (gồm các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn - tỉnh Yên Bái và huyện Mường La, Bắc Yên - tỉnh Sơn La).
+ Trải nghiệm giã bánh dày (từ 8h00' ngày 24/12/2023): Tổ chức hoạt động trình diễn giã bánh dày dân tộc Mông của 05 đội các xã trong huyện tham gia trình diễn giã bánh, nặn bánh để các đại biểu, du khách tham quan, trải nghiệm.
2.3. Triển lãm ảnh đẹp các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu
- Thời gian: Từ 08h00' ngày 22/12/2023 đến hết ngày 25/12/2023.
- Địa điểm: Khu vực Trung tâm huyện Mù Cang Chải.
- Nội dung: Trưng bày các tác phẩm ảnh nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa các dân tộc của 3 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
2.4. Hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ
- Thời gian: Từ ngày 22/12 đến ngày 24/12/2023.
- Địa điểm: Khu vực cất cánh dù lượn, bản Trống Tông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.