CTTĐT - Tại Phiên giải trình về một số vấn đề được cử tri quan tâm do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức, Giám đốc các sở, ngành của tỉnh đã báo cáo giải trình và làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri. Cổng Thông tin điện tử trân trọng đăng tải nội dung giải trình của Giám đốc Sở Tài chính.
Giám đốc Sở Tài chính báo cáo giải trình và làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri.
* Nội dung đề nghị giải trình:
Thời gian qua, sau khi triển khai sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã và đơn vị sự nghiệp; sắp xếp thôn bản, tổ dân phố đã phát sinh một số cơ sở nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng (trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương án sử dụng, gây lãng phí về tài sản, đồng thời khó khăn cho UBND các xã trong việc quản lý, bảo vệ. Một số trường hợp trong quá trình xây dựng phương án xử lý nhà, đất lại không thể thực hiện được các hình thức xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, nhất là việc bán tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng đất do không có người mua hoặc có người mua nhưng chỉ mua đất, không mua tài sản trên đất, dẫn đến cơ sở nhà đất dôi dư bị hư hỏng, xuống cấp, tốn kém chi phí trông coi, bảo vệ. Đề nghị cho biết các giải pháp để giải quyết, tránh tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất sau sắp xếp.
* Sở Tài chính:
Nội dung khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý trụ sở của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đơn vị sự nghiệp dôi dư không còn nhu cầu sử dụng do một số quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Đây không chỉ là khó khăn vướng mắc riêng đối với tỉnh Yên Bái mà đang là khó khăn vướng mắc đối với hầu hết các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các tỉnh có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.
Do đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý trụ sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng của các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 nói riêng, trụ sở các cơ quan, đơn vị dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng hiện nay nói chung, cũng như để thực hiện cho việc xử lý trụ sở của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 771/CĐ-TTg ngày 29/8/2023 về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023-2030, trong đó giao cho Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu thực tế, nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
Tại báo cáo theo Công điện số 771/CĐ-TTg của UBND tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo số 224/BC-UBND ngày 06/10/2023 của UBND tỉnh) và báo cáo về việc đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ của Sở Tài chính gửi Bộ Tài chính (Báo cáo số 263/BC-STC ngày 22/9/2023 của Sở Tài chính), tỉnh cũng đã kiến nghị về việc ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định như sau:
(1) Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, trong đó quy định cụ thể việc xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể để các địa phương có cơ sở pháp lý thực hiện.
(2) Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: (i) Để tạo sự chủ động cho các địa phương, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà đất, đề nghị cho phép các địa phương giao cho UBND cấp huyện chủ trì tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp do cấp huyện quản lý; (ii) Để giải quyết triệt để việc xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi đã chuyển giao về địa phương quản lý (đặc biệt là chuyển giao cho UBND cấp huyện), đề nghị quy định cụ thể về quy trình, trình tự thực hiện xử lý tài sản sau khi nhận chuyển giao; đặc biệt là đối với trường hợp xử lý tài sản theo hình thức bán đấu giá (quy hoạch chia lô) theo pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai và việc xử lý tài sản trên đất mà tài sản đó liên quan đến nhiều ô, lô đất để địa phương có cơ sở thực hiện; (iii) Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được phê duyệt, tránh hiện tượng lãng phí nguồn lực từ tài sản công. Đề nghị có quy định cụ thể về việc cho phép các địa phương thực hiện thanh lý đối với các nhà làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã hết thời gian sử dụng hoặc chưa hết thời gian sử dụng nhưng không phù hợp với mục đích sử dụng mới như hình thức xử lý bán đấu giá theo quy hoạch chia lô.
Đối với việc ban hành Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30/10/2023 Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để lấy ý kiến lần cuối vào dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Về giải pháp trong thời gian Chính phủ chưa ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công:
UBND tỉnh đã có Văn bản số 1867/UBND-TC ngày 19/6/2023 đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài sản công là cơ sở nhà, đất. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 7544/BTC-QLCS ngày 21/7/2023 về việc hướng dẫn xử lý tài sản công là cơ sở nhà đất, UBND tỉnh đã có Công văn số 2412/UBND-TC ngày 27/7/2023 chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi sắp xếp.
Thực hiện nhiệm vụ được giao Sở Tài chính đã có Công văn số 1488/STC-GCS&TCDN ngày 18/8/2023 hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2052/STNMT-QLĐĐ ngày 19/9/2023 về việc thực hiện thủ tục thủ tục thu hồi đất là tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do đó, đã tháo gỡ được một số khó khăn vướng mắc, vì vậy đến nay một số huyện như Văn Chấn, Trạm Tấu, Yên Bình, Văn Yên đã và đang thực hiện trình tự, thủ tục để xử lý đối với các trụ sở của cơ quan, đơn vị dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng (Huyện Trạm Tấu 3 cơ sở nhà, đất: Nhà khách Trạm Tấu, Trung tâm GDTX cơ sở 2, Ban QLDA ĐTXD huyện; Huyện Văn Chấn 4 cơ sở nhà, đất: Phòng NN&PTNT huyện, trụ sở UBND TT Trần Phú, trụ sở UBND xã Sơn Lương, Trường mầm non Chấn Thịnh; Huyện Văn Yên 2 cơ sở nhà, đất: Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện, Trường mầm non Lâm Giang; Huyện Yên Bình 4 cơ sở nhà, đất: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trụ sở UBND xã Phúc An, trụ sở UBND xã Cảm Nhân, Trạm khuyến nông huyện cũ). Trong thời tới sẽ tiếp tục xử lý đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng còn lại.
* Nội dung đề nghị giải trình:
Hiện nay, các cộng đồng thôn/tổ dân phố trên địa bàn huyện Lục Yên được chi trả tiền bảo vệ rừng bằng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng. Mặc dù đã được các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã tập huấn, hướng dẫn chi tiết, tuy nhiên việc sử dụng tiền bảo vệ rừng ở cấp thôn/tổ dân phố đang gặp một số khó khăn như: Việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng (giày, ủng, đèn pin...) của thôn cần phải có hóa đơn, chứng từ, do sợ sai, không hoàn thiện được hồ sơ chứng từ nên không chi được tiềm ẩn nguy cơ phát sinh đơn thư. Đề nghị cho biết các giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên.
* Sở Tài chính:
1. Về thẩm quyền quyết định việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng:
Theo quy định tại mục 2 Chương III Văn bản số 497/SNN-CCKL ngày 05/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn khoán bảo vệ rừng và sử dụng tiền bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái quy định đối với cộng đồng dân cư/thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng:
“a) Được toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền bảo vệ rừng.
b) Đối với cộng đồng dân cư/thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng được mở tài khoản ngân hàng để tiếp nhận tiền bảo vệ rừng theo quy định. Việc sử dụng tiền bảo vệ rừng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự đồng thuận của người dân trong việc xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tiền bảo vệ rừng của cộng đồng. Hằng năm, căn cứ vào số tiền bảo vệ rừng được chi trả xây dựng Kế hoạch chi thông qua cộng đồng dân cư để thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận làm căn cứ rút tiền từ tài khoản ngân hàng, chi tiêu dưới sự giám sát của cộng đồng. Ban quản lý cộng đồng thôn/bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi đảm bảo công khai, minh bạch và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã”
2. Thẩm quyền hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, chứng từ:
Căn cứ mục 4 Văn bản số 2377/SNN-QBVPTR ngày 14/11/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện hướng dẫn tiền bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư/thôn bản theo Công văn số 497/SNN-CCKL ngày 05/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT quy định: “Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về tài chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ các quy định về quản lý tài chính cấp thôn/bản tổ chức thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch có sự đồng thuận của người dân, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và đúng quy định của pháp luật (lưu ý: tiền bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn/bản là tiền công bảo vệ rừng)”
3. Quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua.
- Đối với Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, quy định: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định”.
- Tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) hướng dẫn khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)”.
Từ những quy định trên, đề nghị UBND huyện Lục Yên chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn/tổ dân phố việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng từ tiền bảo vệ rừng bằng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng theo Kế hoạch chi, đảm bảo quy định về hóa đơn, chứng từ, công khai minh bạch. Trường hợp cộng đồng dân cư thôn/ tổ dân phố mua hàng hóa, dịch vụ của Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống (không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN và không có hóa đơn) thì căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) để lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn, kèm theo chứng từ thanh toán cho hộ, cá nhân kinh doanh và bản sao Thông báo về việc không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN của Chi cục Thuế gửi hộ, cá nhân kinh doanh trong năm cộng đồng dân cư thôn/ tổ dân phố mua hàng hóa.
* Nội dung đề nghị giải trình:
Hiện nay, phong trào hiến đất để xây dựng các công trình cộng cộng phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Để khuyến khích nhân dân tiếp tục hiến đất, tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đề nghị UBND tỉnh: “Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ động tự cân đối, bố trí một phần kinh phí từ nguồn 10% thu tiền sử dụng đất hàng năm để thực hiện miễn phí việc chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất để xây dựng các công trình công cộng”. Đề nghị UBND tỉnh làm rõ việc chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung trên như thế nào?
* Sở Tài chính:
Triển khai Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tại Thông báo số 28/TB-VP ngày 28/02/2023 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về Kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp thành viên Ủy ban nhân tỉnh đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2023; triển khai nhiệm vụ tháng 3 năm 2023 đã giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí 10% tiền sử dụng đất hằng năm để thực hiện việc chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất để xây dựng các công trình công cộng.
Căn cứ vào quy định hiện hành của Luật Đất đai năm 2013, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và các quy định hiện hành, để thực hiện miễn phí việc chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất (tặng cho quyền sử dụng đất) để xây dựng các công trình công cộng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo:
- Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIX - kỳ họp thứ 13, ban hành Nghị quyết số 51/2023/NQ-HĐND ngày 05/10/2023 quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó có nội dung miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân tặng, cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng dự thảo điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định giá dịch vụ đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (không bao gồm phí và lệ phí) trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó dự kiến đề xuất miễn thu giá dịch vụ đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thực hiện các bước để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023.
755 lượt xem
Tiến Lập (tổng hợp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Phiên giải trình về một số vấn đề được cử tri quan tâm do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức, Giám đốc các sở, ngành của tỉnh đã báo cáo giải trình và làm rõ một số ý kiến kiến nghị của cử tri. Cổng Thông tin điện tử trân trọng đăng tải nội dung giải trình của Giám đốc Sở Tài chính.* Nội dung đề nghị giải trình:
Thời gian qua, sau khi triển khai sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã và đơn vị sự nghiệp; sắp xếp thôn bản, tổ dân phố đã phát sinh một số cơ sở nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng (trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương án sử dụng, gây lãng phí về tài sản, đồng thời khó khăn cho UBND các xã trong việc quản lý, bảo vệ. Một số trường hợp trong quá trình xây dựng phương án xử lý nhà, đất lại không thể thực hiện được các hình thức xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, nhất là việc bán tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng đất do không có người mua hoặc có người mua nhưng chỉ mua đất, không mua tài sản trên đất, dẫn đến cơ sở nhà đất dôi dư bị hư hỏng, xuống cấp, tốn kém chi phí trông coi, bảo vệ. Đề nghị cho biết các giải pháp để giải quyết, tránh tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất sau sắp xếp.
* Sở Tài chính:
Nội dung khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý trụ sở của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đơn vị sự nghiệp dôi dư không còn nhu cầu sử dụng do một số quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Đây không chỉ là khó khăn vướng mắc riêng đối với tỉnh Yên Bái mà đang là khó khăn vướng mắc đối với hầu hết các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các tỉnh có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.
Do đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý trụ sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng của các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 nói riêng, trụ sở các cơ quan, đơn vị dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng hiện nay nói chung, cũng như để thực hiện cho việc xử lý trụ sở của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 771/CĐ-TTg ngày 29/8/2023 về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023-2030, trong đó giao cho Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu thực tế, nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
Tại báo cáo theo Công điện số 771/CĐ-TTg của UBND tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo số 224/BC-UBND ngày 06/10/2023 của UBND tỉnh) và báo cáo về việc đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ của Sở Tài chính gửi Bộ Tài chính (Báo cáo số 263/BC-STC ngày 22/9/2023 của Sở Tài chính), tỉnh cũng đã kiến nghị về việc ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định như sau:
(1) Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, trong đó quy định cụ thể việc xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể để các địa phương có cơ sở pháp lý thực hiện.
(2) Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: (i) Để tạo sự chủ động cho các địa phương, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà đất, đề nghị cho phép các địa phương giao cho UBND cấp huyện chủ trì tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp do cấp huyện quản lý; (ii) Để giải quyết triệt để việc xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi đã chuyển giao về địa phương quản lý (đặc biệt là chuyển giao cho UBND cấp huyện), đề nghị quy định cụ thể về quy trình, trình tự thực hiện xử lý tài sản sau khi nhận chuyển giao; đặc biệt là đối với trường hợp xử lý tài sản theo hình thức bán đấu giá (quy hoạch chia lô) theo pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai và việc xử lý tài sản trên đất mà tài sản đó liên quan đến nhiều ô, lô đất để địa phương có cơ sở thực hiện; (iii) Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được phê duyệt, tránh hiện tượng lãng phí nguồn lực từ tài sản công. Đề nghị có quy định cụ thể về việc cho phép các địa phương thực hiện thanh lý đối với các nhà làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã hết thời gian sử dụng hoặc chưa hết thời gian sử dụng nhưng không phù hợp với mục đích sử dụng mới như hình thức xử lý bán đấu giá theo quy hoạch chia lô.
Đối với việc ban hành Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30/10/2023 Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để lấy ý kiến lần cuối vào dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Về giải pháp trong thời gian Chính phủ chưa ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công:
UBND tỉnh đã có Văn bản số 1867/UBND-TC ngày 19/6/2023 đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài sản công là cơ sở nhà, đất. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 7544/BTC-QLCS ngày 21/7/2023 về việc hướng dẫn xử lý tài sản công là cơ sở nhà đất, UBND tỉnh đã có Công văn số 2412/UBND-TC ngày 27/7/2023 chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi sắp xếp.
Thực hiện nhiệm vụ được giao Sở Tài chính đã có Công văn số 1488/STC-GCS&TCDN ngày 18/8/2023 hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2052/STNMT-QLĐĐ ngày 19/9/2023 về việc thực hiện thủ tục thủ tục thu hồi đất là tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do đó, đã tháo gỡ được một số khó khăn vướng mắc, vì vậy đến nay một số huyện như Văn Chấn, Trạm Tấu, Yên Bình, Văn Yên đã và đang thực hiện trình tự, thủ tục để xử lý đối với các trụ sở của cơ quan, đơn vị dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng (Huyện Trạm Tấu 3 cơ sở nhà, đất: Nhà khách Trạm Tấu, Trung tâm GDTX cơ sở 2, Ban QLDA ĐTXD huyện; Huyện Văn Chấn 4 cơ sở nhà, đất: Phòng NN&PTNT huyện, trụ sở UBND TT Trần Phú, trụ sở UBND xã Sơn Lương, Trường mầm non Chấn Thịnh; Huyện Văn Yên 2 cơ sở nhà, đất: Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện, Trường mầm non Lâm Giang; Huyện Yên Bình 4 cơ sở nhà, đất: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trụ sở UBND xã Phúc An, trụ sở UBND xã Cảm Nhân, Trạm khuyến nông huyện cũ). Trong thời tới sẽ tiếp tục xử lý đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng còn lại.
* Nội dung đề nghị giải trình:
Hiện nay, các cộng đồng thôn/tổ dân phố trên địa bàn huyện Lục Yên được chi trả tiền bảo vệ rừng bằng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng. Mặc dù đã được các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã tập huấn, hướng dẫn chi tiết, tuy nhiên việc sử dụng tiền bảo vệ rừng ở cấp thôn/tổ dân phố đang gặp một số khó khăn như: Việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng (giày, ủng, đèn pin...) của thôn cần phải có hóa đơn, chứng từ, do sợ sai, không hoàn thiện được hồ sơ chứng từ nên không chi được tiềm ẩn nguy cơ phát sinh đơn thư. Đề nghị cho biết các giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên.
* Sở Tài chính:
1. Về thẩm quyền quyết định việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng:
Theo quy định tại mục 2 Chương III Văn bản số 497/SNN-CCKL ngày 05/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn khoán bảo vệ rừng và sử dụng tiền bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái quy định đối với cộng đồng dân cư/thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng:
“a) Được toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền bảo vệ rừng.
b) Đối với cộng đồng dân cư/thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng được mở tài khoản ngân hàng để tiếp nhận tiền bảo vệ rừng theo quy định. Việc sử dụng tiền bảo vệ rừng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự đồng thuận của người dân trong việc xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tiền bảo vệ rừng của cộng đồng. Hằng năm, căn cứ vào số tiền bảo vệ rừng được chi trả xây dựng Kế hoạch chi thông qua cộng đồng dân cư để thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận làm căn cứ rút tiền từ tài khoản ngân hàng, chi tiêu dưới sự giám sát của cộng đồng. Ban quản lý cộng đồng thôn/bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi đảm bảo công khai, minh bạch và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã”
2. Thẩm quyền hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, chứng từ:
Căn cứ mục 4 Văn bản số 2377/SNN-QBVPTR ngày 14/11/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện hướng dẫn tiền bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư/thôn bản theo Công văn số 497/SNN-CCKL ngày 05/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT quy định: “Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về tài chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ các quy định về quản lý tài chính cấp thôn/bản tổ chức thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch có sự đồng thuận của người dân, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và đúng quy định của pháp luật (lưu ý: tiền bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn/bản là tiền công bảo vệ rừng)”
3. Quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua.
- Đối với Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, quy định: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định”.
- Tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) hướng dẫn khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)”.
Từ những quy định trên, đề nghị UBND huyện Lục Yên chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn/tổ dân phố việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng từ tiền bảo vệ rừng bằng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng theo Kế hoạch chi, đảm bảo quy định về hóa đơn, chứng từ, công khai minh bạch. Trường hợp cộng đồng dân cư thôn/ tổ dân phố mua hàng hóa, dịch vụ của Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống (không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN và không có hóa đơn) thì căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) để lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn, kèm theo chứng từ thanh toán cho hộ, cá nhân kinh doanh và bản sao Thông báo về việc không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN của Chi cục Thuế gửi hộ, cá nhân kinh doanh trong năm cộng đồng dân cư thôn/ tổ dân phố mua hàng hóa.
* Nội dung đề nghị giải trình:
Hiện nay, phong trào hiến đất để xây dựng các công trình cộng cộng phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Để khuyến khích nhân dân tiếp tục hiến đất, tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đề nghị UBND tỉnh: “Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ động tự cân đối, bố trí một phần kinh phí từ nguồn 10% thu tiền sử dụng đất hàng năm để thực hiện miễn phí việc chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất để xây dựng các công trình công cộng”. Đề nghị UBND tỉnh làm rõ việc chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung trên như thế nào?
* Sở Tài chính:
Triển khai Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tại Thông báo số 28/TB-VP ngày 28/02/2023 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về Kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp thành viên Ủy ban nhân tỉnh đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2023; triển khai nhiệm vụ tháng 3 năm 2023 đã giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí 10% tiền sử dụng đất hằng năm để thực hiện việc chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất để xây dựng các công trình công cộng.
Căn cứ vào quy định hiện hành của Luật Đất đai năm 2013, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và các quy định hiện hành, để thực hiện miễn phí việc chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất (tặng cho quyền sử dụng đất) để xây dựng các công trình công cộng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo:
- Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIX - kỳ họp thứ 13, ban hành Nghị quyết số 51/2023/NQ-HĐND ngày 05/10/2023 quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó có nội dung miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân tặng, cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng dự thảo điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định giá dịch vụ đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (không bao gồm phí và lệ phí) trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó dự kiến đề xuất miễn thu giá dịch vụ đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thực hiện các bước để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023.