CTTĐT - Chiều 21/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phiên họp được truyền hình trực tuyến đến 14 điểm cầu các địa phương vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Các đại biểu dự buổi làm việc tại điểm cầu UBND tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh dự buổi làm việc.
Quy hoạch Trung du và Miền núi phía Bắc đặt mục tiêu đến năm 2030 là vùng phát triển “Xanh, Bền vững, Toàn diện” trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng Thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp giá trị cao, hữu cơ, đặc sản kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ, khôi phục rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước. Một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Đại biểu dự buổi làm việc tại điểm cầu Chính phủ và các địa phương trong vùng.
Quy hoạch xác định 4 tiểu vùng cùng phát triển kinh tế - xã hội và chia sẻ đầu tư nhằm mục tiêu gia tăng phối hợp giữa các địa phương để cùng phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển hạ tầng dùng chung và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ứng phó thiên tai.
Tiểu vùng 1 gồm Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên: Là khu vực tăng trưởng xanhg gắn với nông nghiệp bền vững, du lịch sinh thái và năng lượng sạch.
Tiểu vùng 2 gồm Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu gắn với hành lang Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng và hành lang Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ: là vùng du lịch tầm cỡ, đầu mối giao thương kinh tế, văn hoá với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.
Tiểu vùng 3 - Tiểu vùng Đông Bắc gồm Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng gắn với hành lang Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội: có trung tâm công nghiệp giáo dục và tế của vùng, phát triển du lịch về nguồn.
Tiểu vùng 4 - Tiểu vùng phía Đông gồm Bắc Giang, Lạng Sơn gắn với hành lang Lạng Sơn – Bắc Giang – Hà Nội: có trung tâm công nghiệp của vùng, kết nối giao thương kinh tế, văn hoá với có vai trò quan trọng trong kết nối giao thương kinh tế văn hoá với Quảng Tây và các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc.
Tại buổi làm việc các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các tỉnh đã đóng góp nhiều ý kiến đối với bản quy hoạch về: Định hướng phát huy tốt nhất lợi thế tự nhiên của vùng; tầm quan trọng của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với đất nước và với các vùng khác trong cả nước; chính sách phát triển vùng, vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tổ chức không gian văn hoá du lịch; phương án phân vùng; tăng trưởng xanh, bền vững toàn diện; bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kinh tế - xã hội tạo ra sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với các vùng khác…
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch vùng TDMNPB có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng. Đặc biệt quy hoạch giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững... Quy hoạch vùng TDMNPB thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.
857 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 21/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phiên họp được truyền hình trực tuyến đến 14 điểm cầu các địa phương vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh dự buổi làm việc.
Quy hoạch Trung du và Miền núi phía Bắc đặt mục tiêu đến năm 2030 là vùng phát triển “Xanh, Bền vững, Toàn diện” trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng Thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp giá trị cao, hữu cơ, đặc sản kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ, khôi phục rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước. Một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Đại biểu dự buổi làm việc tại điểm cầu Chính phủ và các địa phương trong vùng.
Quy hoạch xác định 4 tiểu vùng cùng phát triển kinh tế - xã hội và chia sẻ đầu tư nhằm mục tiêu gia tăng phối hợp giữa các địa phương để cùng phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển hạ tầng dùng chung và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ứng phó thiên tai.
Tiểu vùng 1 gồm Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên: Là khu vực tăng trưởng xanhg gắn với nông nghiệp bền vững, du lịch sinh thái và năng lượng sạch.
Tiểu vùng 2 gồm Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu gắn với hành lang Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng và hành lang Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ: là vùng du lịch tầm cỡ, đầu mối giao thương kinh tế, văn hoá với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.
Tiểu vùng 3 - Tiểu vùng Đông Bắc gồm Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng gắn với hành lang Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội: có trung tâm công nghiệp giáo dục và tế của vùng, phát triển du lịch về nguồn.
Tiểu vùng 4 - Tiểu vùng phía Đông gồm Bắc Giang, Lạng Sơn gắn với hành lang Lạng Sơn – Bắc Giang – Hà Nội: có trung tâm công nghiệp của vùng, kết nối giao thương kinh tế, văn hoá với có vai trò quan trọng trong kết nối giao thương kinh tế văn hoá với Quảng Tây và các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc.
Tại buổi làm việc các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các tỉnh đã đóng góp nhiều ý kiến đối với bản quy hoạch về: Định hướng phát huy tốt nhất lợi thế tự nhiên của vùng; tầm quan trọng của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với đất nước và với các vùng khác trong cả nước; chính sách phát triển vùng, vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tổ chức không gian văn hoá du lịch; phương án phân vùng; tăng trưởng xanh, bền vững toàn diện; bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kinh tế - xã hội tạo ra sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với các vùng khác…
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch vùng TDMNPB có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng. Đặc biệt quy hoạch giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững... Quy hoạch vùng TDMNPB thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.