Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục chú trọng thanh tra, kiểm tra việc phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa, hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học.
Thanh tra việc phát hành, mua sách giáo khoa, hoạt động thu chi đầu năm học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4255/BGDĐT-TTr hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 tập trung vào những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Việc chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.
Việc biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ; việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT, cấp trung học cơ sở theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT, cấp trung học phổ thông theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT và các quy định pháp luật có liên quan.
Thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học
Công văn cũng nêu rõ, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo tại Nghị quyết 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhất là đối với hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học, việc thực hiện tiếp nhận tài trợ, xã hội hóa giáo dục; việc thực hiện các khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới, đặc biệt ở nhóm lớp, nhóm trẻ.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; thực hiện chỉ tiêu biên chế, số lượng và việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục theo quy định; quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn; thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học và tổ chức thực hiện kế hoạch bằng phương thức phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19; trường hợp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vì lý do bất khả kháng hoặc theo yêu cầu quản lý phải bảo đảm đúng quy định. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những vấn đề nóng, phức tạp phát sinh.
3484 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục chú trọng thanh tra, kiểm tra việc phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa, hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4255/BGDĐT-TTr hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 tập trung vào những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Việc chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.
Việc biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ; việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT, cấp trung học cơ sở theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT, cấp trung học phổ thông theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT và các quy định pháp luật có liên quan.
Thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học
Công văn cũng nêu rõ, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo tại Nghị quyết 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhất là đối với hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học, việc thực hiện tiếp nhận tài trợ, xã hội hóa giáo dục; việc thực hiện các khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới, đặc biệt ở nhóm lớp, nhóm trẻ.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; thực hiện chỉ tiêu biên chế, số lượng và việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục theo quy định; quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn; thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học và tổ chức thực hiện kế hoạch bằng phương thức phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19; trường hợp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vì lý do bất khả kháng hoặc theo yêu cầu quản lý phải bảo đảm đúng quy định. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những vấn đề nóng, phức tạp phát sinh.