CTTĐT - Sáng 26/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023, triển khai thực hiện chương trình năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh Hội nghị
Dự kiến đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 72 sản phẩm mới, đạt 232% so với chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy, nâng tổng sản phẩm OCOP của tỉnh lên 237 sản phẩm. Trong đó có 22 sản phẩm 4 sao, 215 sản phẩm 3 sao. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đạt các tiêu chí theo quy định của Bộ Công Thương. Tỉnh cũng đã tổ chức gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản của tỉnh tham dự các hội chợ, triển lãm và xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đưa sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã bám sát các yêu cầu của Chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP. Việc phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần giúp các địa phương khai thác lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại diện các chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện chương trình trong thời gian tới. Đại diện các chủ thể tham gia Chương trình cũng mong muốn tỉnh quan tâm, hỗ trợ các chủ thể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới nhãn mác, bao bì, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng xã hội; hỗ trợ kinh phí để nâng hạng sản phẩm; chú trọng liên kết, học hỏi kinh nghiệm giữa các mô hình sản phẩm OCOP…
Năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng. Hoàn thiện bộ máy vận hành OCOP ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP. Thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh. Tham mưu xây dựng phần mềm chấm điểm các sản phẩm OCOP trên hệ thống. Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử, phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh.
1683 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 26/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023, triển khai thực hiện chương trình năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Dự kiến đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 72 sản phẩm mới, đạt 232% so với chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy, nâng tổng sản phẩm OCOP của tỉnh lên 237 sản phẩm. Trong đó có 22 sản phẩm 4 sao, 215 sản phẩm 3 sao. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đạt các tiêu chí theo quy định của Bộ Công Thương. Tỉnh cũng đã tổ chức gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản của tỉnh tham dự các hội chợ, triển lãm và xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đưa sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã bám sát các yêu cầu của Chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP. Việc phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần giúp các địa phương khai thác lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại diện các chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện chương trình trong thời gian tới. Đại diện các chủ thể tham gia Chương trình cũng mong muốn tỉnh quan tâm, hỗ trợ các chủ thể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới nhãn mác, bao bì, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng xã hội; hỗ trợ kinh phí để nâng hạng sản phẩm; chú trọng liên kết, học hỏi kinh nghiệm giữa các mô hình sản phẩm OCOP…
Năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng. Hoàn thiện bộ máy vận hành OCOP ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP. Thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh. Tham mưu xây dựng phần mềm chấm điểm các sản phẩm OCOP trên hệ thống. Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử, phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh.
Các bài khác
- Sở Công Thương tổng kết chương trình xúc tiến thương mại năm 2023 (26/12/2023)
- Công nhận xã Đại Sơn, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 (26/12/2023)
- Gặp mặt doanh nghiệp định kỳ tháng 12 và tổng kết Chương trình Cà phê doanh nhân năm 2023 (24/12/2023)
- Yên Bái: Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2023 ước đạt 5,29% (24/12/2023)
- Yên Bái: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2023 ước đạt trên 20.000 tỷ đồng (23/12/2023)
- VietinBank đồng hành với tỉnh Yên Bái thực hiện tốt công tác an sinh xã hội (23/12/2023)
- Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Khối Thi đua các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc tổng kết công tác năm 2023 (23/12/2023)
- Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Yên Bái thông báo tạm dừng cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (21/12/2023)
- Yên Bình tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số (20/12/2023)
- Xã Nậm Búng, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2023 (18/12/2023)
Xem thêm »