CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030" năm 2024.
Di tích lịch sử khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, năm 1930
Theo Kế hoạch, đối với di sản văn hóa vật thể, tiến hành khảo sát, thu thập thông tin phục vụ xây dựng hồ sơ xếp hạng 01 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, năm 1930); xếp hạng 07 di tích cấp tỉnh gắn với nhu cầu của các địa phương về bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; tu bổ, tôn tạo 38 di tích các cấp, trong đó, có 03 di tích quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh đã xuống cấp cần được ưu tiên tu bổ. Xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích để đảm bảo các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể, xây dựng hồ sơ và tiến hành bảo tồn 19 di sản văn hóa phi vật thể đối với các di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, được thực hành thường xuyên trong cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ gắn với nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh, trong đó: lập hồ sơ đề nghị đưa 02 di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với các di sản có giá trị lịch sử - văn hóa, phù hợp với các tiêu chí quy định tại Luật Di sản văn hóa, gắn với nhu cầu phát triển du lịch của các địa phương. Xây dựng 13 chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. Tổ chức bảo tồn và phát huy 04 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hoàn thiện công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; quảng bá, giới thiệu giá trị của di sản văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua tổ chức trình diễn các trích đoạn lễ hội, dân ca, dân vũ, dân nhạc phục vụ hoạt động du lịch; lồng ghép việc tổ chức tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, các lễ hội truyền thống của các dân tộc trong năm; đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng để nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương; tổ chức hoạt động ngoại khóa về các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và hệ thống các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh
Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động kết nối di sản văn hóa với hoạt động quảng bá phục vụ phát triển du lịch. Phát triển các di sản văn hóa vật thể thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu trải nghiệm, tham quan và mua sắm của du khách; xây dựng các tour, tuyến du lịch, kết hợp các điểm đến có di sản văn hóa của tỉnh. Xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng kết hợp tham quan di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, công trình văn hóa, tiếp tục xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn với các di sản văn hóa. Tổ chức hoạt động bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Phát triển các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc trở thành sản phẩm du lịch như: Du lịch làng nghề, du lịch lễ hội...
Tổ chức các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; tăng cường quản lý nhà nước và phối hợp trong quản lý; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về di sản văn hóa cho các cán bộ, nhân viên phòng văn hóa thông tin cấp huyện; công chức văn hóa xã, ban quản lý di sản các cấp, đặc biệt là ở cơ sở.
1468 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030" năm 2024.Theo Kế hoạch, đối với di sản văn hóa vật thể, tiến hành khảo sát, thu thập thông tin phục vụ xây dựng hồ sơ xếp hạng 01 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, năm 1930); xếp hạng 07 di tích cấp tỉnh gắn với nhu cầu của các địa phương về bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; tu bổ, tôn tạo 38 di tích các cấp, trong đó, có 03 di tích quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh đã xuống cấp cần được ưu tiên tu bổ. Xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích để đảm bảo các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể, xây dựng hồ sơ và tiến hành bảo tồn 19 di sản văn hóa phi vật thể đối với các di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, được thực hành thường xuyên trong cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ gắn với nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh, trong đó: lập hồ sơ đề nghị đưa 02 di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với các di sản có giá trị lịch sử - văn hóa, phù hợp với các tiêu chí quy định tại Luật Di sản văn hóa, gắn với nhu cầu phát triển du lịch của các địa phương. Xây dựng 13 chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. Tổ chức bảo tồn và phát huy 04 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hoàn thiện công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; quảng bá, giới thiệu giá trị của di sản văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua tổ chức trình diễn các trích đoạn lễ hội, dân ca, dân vũ, dân nhạc phục vụ hoạt động du lịch; lồng ghép việc tổ chức tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, các lễ hội truyền thống của các dân tộc trong năm; đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng để nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương; tổ chức hoạt động ngoại khóa về các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và hệ thống các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh
Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động kết nối di sản văn hóa với hoạt động quảng bá phục vụ phát triển du lịch. Phát triển các di sản văn hóa vật thể thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu trải nghiệm, tham quan và mua sắm của du khách; xây dựng các tour, tuyến du lịch, kết hợp các điểm đến có di sản văn hóa của tỉnh. Xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng kết hợp tham quan di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, công trình văn hóa, tiếp tục xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn với các di sản văn hóa. Tổ chức hoạt động bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Phát triển các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc trở thành sản phẩm du lịch như: Du lịch làng nghề, du lịch lễ hội...
Tổ chức các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; tăng cường quản lý nhà nước và phối hợp trong quản lý; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về di sản văn hóa cho các cán bộ, nhân viên phòng văn hóa thông tin cấp huyện; công chức văn hóa xã, ban quản lý di sản các cấp, đặc biệt là ở cơ sở.