CTTĐT - Trong năm 2023 tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giảm 01 tiêu chí về số người chết, tăng 02 tiêu chí về số vụ và số người bị thương, không xảy ra tình huống phức tạp và tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên tuyệt đối tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xảy ra 121 vụ tai nạn giao thông, làm chết 39 người, làm bị thương 124 người; hư hỏng 70 xe ô tô, 119 xe môtô, 16 phương tiện khác, thiệt hại tài sản khoảng 3.964 triệu đồng. So sánh với năm 2022: tăng 3 vụ; giảm 7 người chết và tăng 4 người bị thương. Trong đó, 100% là các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Nguyên nhân dẫn đến TNGT là do người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đi không đúng phần đường quy định, thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ, phóng nhanh, vượt không đúng quy định. Còn nhiều trường hợp sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc quản lý phương tiện của một số bậc phụ huynh chưa chặt chẽ, còn nhiều trường hợp để con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện, tự tiện lấy phương tiện tham gia giao thông, rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Lực lượng Công an đã tuần tra kiểm soát, phát hiện 34.241 trường hợp vi phạm tạm giữ 11.181 phương tiện. Đã xử lý 27.517 trường hợp, phạt tiền 26.554 trường hợp; trong đó, phát hiện vi phạm trực tiếp thông qua công tác tuần tra kiểm soát 31.901 trường hợp; phát hiện vi phạm qua hệ thống camera giám sát giao thông 2.340 trường hợp.
Lực lượng Thanh tra Giao thông đã kiểm tra 6.414 trường hợp, phát hiện vi phạm 3.466 trường hợp; lập biên bản vi phạm hành chính đối với 163 trường hợp; xử lý 19 trường hợp vi phạm về tải trọng và kích thước thành thùng xe với số tiền xử phạt trên 47 triệu đồng.
Với chủ đề của năm 2024 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, Ban ATGT tỉnh yêu cầu chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT trên toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến các cấp địa phương ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT các địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên; tuyệt đối tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.
Trong đó chú trọng việc nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý, điều hành trong công tác bảo đảm trật tự ATGT của các lực lượng, đơn vị chức năng, nhất là trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm giao thông, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép đối với người và phương tiện giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự ATGT, đẩy mạnh việc sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý vận tải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trật tự ATGT.
1237 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2023 tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giảm 01 tiêu chí về số người chết, tăng 02 tiêu chí về số vụ và số người bị thương, không xảy ra tình huống phức tạp và tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xảy ra 121 vụ tai nạn giao thông, làm chết 39 người, làm bị thương 124 người; hư hỏng 70 xe ô tô, 119 xe môtô, 16 phương tiện khác, thiệt hại tài sản khoảng 3.964 triệu đồng. So sánh với năm 2022: tăng 3 vụ; giảm 7 người chết và tăng 4 người bị thương. Trong đó, 100% là các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Nguyên nhân dẫn đến TNGT là do người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đi không đúng phần đường quy định, thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ, phóng nhanh, vượt không đúng quy định. Còn nhiều trường hợp sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc quản lý phương tiện của một số bậc phụ huynh chưa chặt chẽ, còn nhiều trường hợp để con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện, tự tiện lấy phương tiện tham gia giao thông, rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Lực lượng Công an đã tuần tra kiểm soát, phát hiện 34.241 trường hợp vi phạm tạm giữ 11.181 phương tiện. Đã xử lý 27.517 trường hợp, phạt tiền 26.554 trường hợp; trong đó, phát hiện vi phạm trực tiếp thông qua công tác tuần tra kiểm soát 31.901 trường hợp; phát hiện vi phạm qua hệ thống camera giám sát giao thông 2.340 trường hợp.
Lực lượng Thanh tra Giao thông đã kiểm tra 6.414 trường hợp, phát hiện vi phạm 3.466 trường hợp; lập biên bản vi phạm hành chính đối với 163 trường hợp; xử lý 19 trường hợp vi phạm về tải trọng và kích thước thành thùng xe với số tiền xử phạt trên 47 triệu đồng.
Với chủ đề của năm 2024 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, Ban ATGT tỉnh yêu cầu chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT trên toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến các cấp địa phương ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT các địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên; tuyệt đối tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.
Trong đó chú trọng việc nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý, điều hành trong công tác bảo đảm trật tự ATGT của các lực lượng, đơn vị chức năng, nhất là trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm giao thông, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép đối với người và phương tiện giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự ATGT, đẩy mạnh việc sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý vận tải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trật tự ATGT.