CTTĐT - Theo Điều 3, Nghị quyết 63/2023/NQ-HĐND quy định một số nội dung chi và mức chi sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành ngày 8/12/2023, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền.
Du khách trải nghiệm xe địa hình ATV chinh phục những cung đường gập ghềnh để tận hưởng cảnh đẹp của ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Theo đó, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ nâng cấp đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, trong đó định hướng, bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các khu du lịch, điểm du lịch nông thôn phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của vùng, địa phương; thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường; Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa vùng miền; quy hoạch và xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đạt chất lượng phục vụ khách du lịch; nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm đến; xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ dọc theo các tuyến đường giao thông gắn với các điểm du lịch với khoảng cách hợp lý.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền, trong đó tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch; hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường; hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng; xây đựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn.
Mức hỗ trợ là tối đa 70% dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho một điểm du lịch nông thôn hoặc sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương và nguồn kinh phí đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Đối tượng hỗ trợ là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
989 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo Điều 3, Nghị quyết 63/2023/NQ-HĐND quy định một số nội dung chi và mức chi sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành ngày 8/12/2023, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền.Theo đó, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ nâng cấp đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, trong đó định hướng, bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các khu du lịch, điểm du lịch nông thôn phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của vùng, địa phương; thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường; Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa vùng miền; quy hoạch và xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đạt chất lượng phục vụ khách du lịch; nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm đến; xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ dọc theo các tuyến đường giao thông gắn với các điểm du lịch với khoảng cách hợp lý.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền, trong đó tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch; hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường; hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng; xây đựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn.
Mức hỗ trợ là tối đa 70% dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho một điểm du lịch nông thôn hoặc sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương và nguồn kinh phí đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Đối tượng hỗ trợ là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.