CTTĐT - Vượt hơn 17 km từ đường quốc lộ 32, tìm đến gia đình ông Thào A Dìa ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, một trong những thợ rèn có tiếng về rèn dao và làm các loại nông cụ phục vụ sản xuất được nhiều người dân, du khách yêu thích. Hơn 40 năm theo đuổi nghề rèn, nhờ đó những bí quyết riêng có trong nghề rèn nông cụ của ông ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn được truyền lại đến ngày nay.
Hai bố con ông Thào A Dìa ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn miệt mài rèn dao.
Trong âm thanh leng keng...phập phù...của tiếng đập giũa, rèn dao nhịp nhàng hòa lẫn tiếng khò khè của bệ thổi đều đặn, chúng tôi gặp được chủ nhân lò rèn ông Thào A Dìa có khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt sáng, dáng người dong dỏng với mái tóc ngả bạc. Lúc chúng tôi đến, ông Dia vẫn đang chăm chú, miệt mài bổ từng nhịp búa vào thanh sắt uốn nắn thành con dao. Với động tác điêu luyện, những nhát búa gọn gàng, dứt khoát, những tưởng đây là một thanh niên sung sức chứ không phải một người đã ở 67 tuổi. Hơn nửa quãng đời gắn bó với nghề rèn, ông Dìa không nhớ mình đã tự tay rèn bao nhiêu con dao, chỉ biết tiếng đập búa, mùi than lửa đã ngấm sâu vào tiềm thức, hun đúc nên niềm đam mê để ông tạo nên những sản phẩm thủ công chất lượng, giúp ông sống được với nghề và góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ông Thào A Dìa ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải tâm sự. “Lúc biết làm nghề rèn tôi đã được 20 tuổi và tôi theo nghề đến nay đã hơn 40 năm. Trung bình mỗi ngày hai bố con tôi làm được hai con chưa tính vỏ dao, hiện nay gia đình tôi cũng như bà con nhân dân trong bản chỉ dùng sản phẩm nông cụ do tôi làm ra, vì sản phẩm tôi làm tốt và bền hơn so với ngoài thị trường. Thời gian tới tôi sẽ truyền lại cho thế hệ con cháu trong gia đình để giữ nghề rèn truyền thống của gia đình”.
Để làm ra một sản phẩm ông Dìa phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm, mài cho sắc rồi làm nắm cầm… vì thế những sản phẩm thủ công được tạo ra đều rất sắc và có độ bền. Hiện các sản phẩm ông làm đều đã có mặt trưng bày bán tại phiên chợ của huyện và các huyện lân cận với giá bán từ 250 - 450 nghìn đồng/con. Mỗi năm giúp gia đình có nguồn thu nhập từ 180-200 triệu đồng. Ở cái tuổi xế chiều, ông Dìa vẫn miệt mài chế tác những con dao để phục vụ gia đình và du khách. Với lòng yêu nghề truyền thống rèn dao của mình và để gìn giữ nghề rèn không bị mai một. Ông Dìa đã tích cực truyền lại nghề cho con trai út với mong muốn giữ lại nghề truyền thống của gia đình. Anh Thào A Sình bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Từ khi chưa biết nghề rèn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhưng từ ngày biết rèn dao cho đến nay tôi đã có nguồn thu ổn định, cuộc sống đã khấm khá hơn, không còn vất vả và thiếu thốn như những năm về trước. Tôi nghĩ mình cần phải gìn giữ và phát huy tốt nghề rèn của gia đình và sẽ truyền lại cho các thế hệ trẻ sau.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, nghề rèn truyền thống đang dần bị mai một theo năm tháng. Hiện trên địa bàn xã Hồ Bốn chỉ còn lại một số ít người làm thợ rèn vì niềm đam mê với nghề “cha truyền con nối” và đang cố gắng “giữ nghề” trước nguy cơ mai một theo dòng chảy của thời gian. Vì vậy, những năm qua, xã Hồ Bốn đã chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể của xã và tổ chức thành lập các tổ hợp tác, các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu theo từng lĩnh vực, chuyên môn mình phục trách. Anh Giàng A Tủa - Chủ tịch Hội nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải cho biết. “Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy và Hội nông dân cấp trên, hội nông dân xã Hồ Bốn đã có những ý kiến và đề xuất với cấp trên để có những chính sách hỗ trợ đối với các nghề truyền thống của địa phương, nhất là nghề rèn của Người Mông. Đặc biệt quan tâm đến việc thành lập các tổ hợp tác để họ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và làm thành các sảm phẩm nông cụ mang thương hiệu của địa phương, qua đó góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”.
1470 lượt xem
CTV: Hồng Mỷ - A Lù
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vượt hơn 17 km từ đường quốc lộ 32, tìm đến gia đình ông Thào A Dìa ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, một trong những thợ rèn có tiếng về rèn dao và làm các loại nông cụ phục vụ sản xuất được nhiều người dân, du khách yêu thích. Hơn 40 năm theo đuổi nghề rèn, nhờ đó những bí quyết riêng có trong nghề rèn nông cụ của ông ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn được truyền lại đến ngày nay.Trong âm thanh leng keng...phập phù...của tiếng đập giũa, rèn dao nhịp nhàng hòa lẫn tiếng khò khè của bệ thổi đều đặn, chúng tôi gặp được chủ nhân lò rèn ông Thào A Dìa có khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt sáng, dáng người dong dỏng với mái tóc ngả bạc. Lúc chúng tôi đến, ông Dia vẫn đang chăm chú, miệt mài bổ từng nhịp búa vào thanh sắt uốn nắn thành con dao. Với động tác điêu luyện, những nhát búa gọn gàng, dứt khoát, những tưởng đây là một thanh niên sung sức chứ không phải một người đã ở 67 tuổi. Hơn nửa quãng đời gắn bó với nghề rèn, ông Dìa không nhớ mình đã tự tay rèn bao nhiêu con dao, chỉ biết tiếng đập búa, mùi than lửa đã ngấm sâu vào tiềm thức, hun đúc nên niềm đam mê để ông tạo nên những sản phẩm thủ công chất lượng, giúp ông sống được với nghề và góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ông Thào A Dìa ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải tâm sự. “Lúc biết làm nghề rèn tôi đã được 20 tuổi và tôi theo nghề đến nay đã hơn 40 năm. Trung bình mỗi ngày hai bố con tôi làm được hai con chưa tính vỏ dao, hiện nay gia đình tôi cũng như bà con nhân dân trong bản chỉ dùng sản phẩm nông cụ do tôi làm ra, vì sản phẩm tôi làm tốt và bền hơn so với ngoài thị trường. Thời gian tới tôi sẽ truyền lại cho thế hệ con cháu trong gia đình để giữ nghề rèn truyền thống của gia đình”.
Để làm ra một sản phẩm ông Dìa phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm, mài cho sắc rồi làm nắm cầm… vì thế những sản phẩm thủ công được tạo ra đều rất sắc và có độ bền. Hiện các sản phẩm ông làm đều đã có mặt trưng bày bán tại phiên chợ của huyện và các huyện lân cận với giá bán từ 250 - 450 nghìn đồng/con. Mỗi năm giúp gia đình có nguồn thu nhập từ 180-200 triệu đồng. Ở cái tuổi xế chiều, ông Dìa vẫn miệt mài chế tác những con dao để phục vụ gia đình và du khách. Với lòng yêu nghề truyền thống rèn dao của mình và để gìn giữ nghề rèn không bị mai một. Ông Dìa đã tích cực truyền lại nghề cho con trai út với mong muốn giữ lại nghề truyền thống của gia đình. Anh Thào A Sình bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Từ khi chưa biết nghề rèn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhưng từ ngày biết rèn dao cho đến nay tôi đã có nguồn thu ổn định, cuộc sống đã khấm khá hơn, không còn vất vả và thiếu thốn như những năm về trước. Tôi nghĩ mình cần phải gìn giữ và phát huy tốt nghề rèn của gia đình và sẽ truyền lại cho các thế hệ trẻ sau.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, nghề rèn truyền thống đang dần bị mai một theo năm tháng. Hiện trên địa bàn xã Hồ Bốn chỉ còn lại một số ít người làm thợ rèn vì niềm đam mê với nghề “cha truyền con nối” và đang cố gắng “giữ nghề” trước nguy cơ mai một theo dòng chảy của thời gian. Vì vậy, những năm qua, xã Hồ Bốn đã chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể của xã và tổ chức thành lập các tổ hợp tác, các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu theo từng lĩnh vực, chuyên môn mình phục trách. Anh Giàng A Tủa - Chủ tịch Hội nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải cho biết. “Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy và Hội nông dân cấp trên, hội nông dân xã Hồ Bốn đã có những ý kiến và đề xuất với cấp trên để có những chính sách hỗ trợ đối với các nghề truyền thống của địa phương, nhất là nghề rèn của Người Mông. Đặc biệt quan tâm đến việc thành lập các tổ hợp tác để họ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và làm thành các sảm phẩm nông cụ mang thương hiệu của địa phương, qua đó góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”.