CTTĐT - Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.532 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 67,7%; Đã giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); Chuyển dịch được 8.093/7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Ngày hội việc làm được tổ chức sôi nổi tại các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện, kế hoạch kiểm tra, giám sát tại các các huyện, thị xã, thành phố về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; đồng thời đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đổi mới phương thức đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo linh hoạt, hiệu quả; tiếp tục triển khai tuyển sinh, đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa trung học phổ thông. Triển khai các hoạt động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, các trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh - việc làm năm 2023, Ngày hội việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề, thực hành, thực tập; đào tạo gắn với việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Kết quả năm 2023, đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.532/18.000 người (đạt 114,1% kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2022); trong đó: Cao đẳng 1.634 người, trung cấp 3.158 người, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 15.740 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.265 người).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 67,7%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 36,7%.
Đã giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 11.570 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.371 người, xuất khẩu lao động 397 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.534 người.
Chuyển dịch được 8.093/7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 115,6% kế hoạch, tăng 1,8% so với năm 2022); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng… Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 53,86% (giảm 1,82% so với năm 2022); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 46,14%.
Năm 2024, với mục tiêu bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt và thích ứng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉnh Yên Bái phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động. Tuyển mới đào tạo nghề 18.000 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 2.100 người; Trình độ trung cấp 3.000 người; Trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 12.900 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp năm 2023 là 7.000 người; phấn đấu hết năm 2024, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 52,18%.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện tốt công tác hướng nghiệp phân luồng, tuyển sinh học sinh từ THCS và THPT vào học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung tuyển sinh nhóm lao động trong độ tuổi từ 15-35 đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đào tạo các nghề phi nông nghiệp, nhất là các nhóm nghề cơ khí, kỹ thuật, du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo gắn đổi mới chương trình, giáo trình, phương thức tổ chức đào tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tập trung vào các ngành, nghề trọng điểm quốc tế, Asean và quốc gia; đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đạt đầy đủ các tiêu chí trường chất lượng cao vào năm 2025.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng các mô hình liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hoạt động, hội nghị triển khai, ký chương trình phối hợp, văn bản hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhất là đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số và chuyển dịch cơ cấu lao động; chú trọng đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở lĩnh vực phi nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề, lĩnh vực, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với định hướng phát triển của từng địa phương và yêu cầu tạo việc làm sau đào tạo.
985 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.532 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 67,7%; Đã giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); Chuyển dịch được 8.093/7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.Năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện, kế hoạch kiểm tra, giám sát tại các các huyện, thị xã, thành phố về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; đồng thời đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đổi mới phương thức đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo linh hoạt, hiệu quả; tiếp tục triển khai tuyển sinh, đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa trung học phổ thông. Triển khai các hoạt động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, các trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh - việc làm năm 2023, Ngày hội việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề, thực hành, thực tập; đào tạo gắn với việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Kết quả năm 2023, đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.532/18.000 người (đạt 114,1% kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2022); trong đó: Cao đẳng 1.634 người, trung cấp 3.158 người, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 15.740 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.265 người).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 67,7%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 36,7%.
Đã giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 11.570 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.371 người, xuất khẩu lao động 397 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.534 người.
Chuyển dịch được 8.093/7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 115,6% kế hoạch, tăng 1,8% so với năm 2022); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng… Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 53,86% (giảm 1,82% so với năm 2022); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 46,14%.
Năm 2024, với mục tiêu bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt và thích ứng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉnh Yên Bái phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động. Tuyển mới đào tạo nghề 18.000 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 2.100 người; Trình độ trung cấp 3.000 người; Trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 12.900 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp năm 2023 là 7.000 người; phấn đấu hết năm 2024, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 52,18%.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện tốt công tác hướng nghiệp phân luồng, tuyển sinh học sinh từ THCS và THPT vào học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung tuyển sinh nhóm lao động trong độ tuổi từ 15-35 đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đào tạo các nghề phi nông nghiệp, nhất là các nhóm nghề cơ khí, kỹ thuật, du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo gắn đổi mới chương trình, giáo trình, phương thức tổ chức đào tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tập trung vào các ngành, nghề trọng điểm quốc tế, Asean và quốc gia; đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đạt đầy đủ các tiêu chí trường chất lượng cao vào năm 2025.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng các mô hình liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hoạt động, hội nghị triển khai, ký chương trình phối hợp, văn bản hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhất là đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số và chuyển dịch cơ cấu lao động; chú trọng đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở lĩnh vực phi nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề, lĩnh vực, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với định hướng phát triển của từng địa phương và yêu cầu tạo việc làm sau đào tạo.
Các bài khác
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Y tế năm 2023 (09/01/2024)
- Năm 2024, tỉnh Yên Bái dự kiến hỗ trợ 1.424 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (09/01/2024)
- Yên Bái: Đảm bảo kịp thời tặng quà, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (09/01/2024)
- Yên Bái: Dành nhiều nguồn lực đầu tư, quan tâm đến công tác dân tộc (08/01/2024)
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2023-2024 (07/01/2024)
- Người “giữ lửa” rèn ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (06/01/2024)
- Yên Bái hoàn thành kế hoạch hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 (06/01/2024)
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổng kết hoạt động năm 2023 (05/01/2024)
- 150 đại biểu được tập huấn sử dụng Hệ thống Quản lý điều hành (05/01/2024)
- Đoàn khảo sát của Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về thực hiện chính sách, pháp luật về Dược (05/01/2024)
Xem thêm »