CTTĐT - Huyện Văn Yên hiện có 24 xã và 1 thị trấn, trong đó có 10 xã và 49 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 18 chợ phân bố ở khu vực nông thôn 17 chợ, 1 chợ ở khu vực trung tâm huyện. Mạng lưới chợ đã được huyện đầu tư xây dựng 12 chợ kiên cố, 6 chợ tạm với tổng mức đầu tư trên 25,6 tỷ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách Nhà nước 25,3 tỷ đồng.
Hệ thống mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Văn Yên đã góp phần đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân các địa phương
Quy mô của hầu hết các chợ được xây dựng vừa và nhỏ, bố trí hợp lý, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của từng địa phương trong giai đoạn 2015 - 2020. Các chợ xã họp theo phiên, một tuần 1 - 2 phiên, riêng chợ trung tâm thị trấn Mậu A diễn ra hàng ngày. Hàng hóa tại các chợ chủ yếu phục vụ người dân địa phương. Ngoài những mặt hàng nông sản do người dân tự sản xuất, còn lại được cung ứng từ các tỉnh khác có giá cả, chất lượng cơ bản phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với mạng lưới chợ này, trên địa bàn huyện có hơn 2.500 cơ sở thương mại bán lẻ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân với mức doanh thu hàng năm đạt trên 400 tỷ đồng. Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử những năm gần đây, nhất là ở thị trấn Mậu A. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường được UBND huyện chỉ đạo thực hiện thường xuyên cùng với tuyên truyền, phổ biến, thông tin để người dân có thể phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm, đã giúp người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm lựa chọn, sử dụng hàng Việt Nam, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu của huyện tập trung vào một số mặt hàng nông lâm sản thế mạnh như: các sản phẩm quế, tinh bột sắn, gỗ ván ép... đã tới 11 nước trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay, các sản phẩm nông lâm sản của huyện chủ yếu xuất khẩu thô, chưa chế biến sâu nên giá trị kinh tế chưa cao, chưa vào được những thị trường lớn, tiềm năng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện năm 2020 của huyện là 2.170 tỷ đồng, tăng gấp 1,41 lần so với năm 2015; giá trị xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện năm 2020 là 22,7 triệu USD, bằng 120,6% so với năm 2015.
Hoạt động thương mại miền núi trên địa bàn huyện Văn Yên những năm qua, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn do địa bàn rộng, người dân ở xa nhau. Các mặt hàng nhu yếu phẩm được cung ứng qua chợ, trung tâm buôn bán, bán hàng lưu động... song giá cả, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn khó kiểm soát. Hàng Việt Nam đến với người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế do giá cả còn cao mà thu nhập của người dân còn thấp. Các hình thức bán hàng ngày càng phong phú, đa dạng và rất tinh vi nên khó kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa. Quy mô xuất khẩu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp do giá thành cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường cao cấp. Hoạt động thương mại chưa thiết lập được mối liên kết bền chặt giữa cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh, giữa các cơ sở kinh doanh với nhau để hình thành hệ thống phân phối ổn định, giảm chi phí khâu lưu thông. Vấn đề tổ chức mạng lưới cung ứng vật tư gắn với thu mua, tiêu thụ nông sản nguyên liệu còn yếu, giá cả bất lợi cho người sản xuất.
Từ những khó khăn trong giai đoạn vừa qua, Văn Yên đề ra phương hướng phát triển thương mại miền núi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Các hoạt động kinh doanh phải mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Đặc biệt, cần phát huy hiệu quả hoạt động của các chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, rà soát tiến tới có thể xóa bỏ những chợ hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, huyện khuyến khích, kêu gọi và ưu tiên đầu tư cho các dự án, công trình hạ tầng hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại... tại thị trấn, trung tâm cụm xã; phát triển các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp tại các xã vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, cần có kế hoạch tiếp cận thị trường xuất khẩu, tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cao cấp đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, giới thiệu sản phẩm của địa phương./.
1254 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Văn Yên hiện có 24 xã và 1 thị trấn, trong đó có 10 xã và 49 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 18 chợ phân bố ở khu vực nông thôn 17 chợ, 1 chợ ở khu vực trung tâm huyện. Mạng lưới chợ đã được huyện đầu tư xây dựng 12 chợ kiên cố, 6 chợ tạm với tổng mức đầu tư trên 25,6 tỷ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách Nhà nước 25,3 tỷ đồng.Quy mô của hầu hết các chợ được xây dựng vừa và nhỏ, bố trí hợp lý, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của từng địa phương trong giai đoạn 2015 - 2020. Các chợ xã họp theo phiên, một tuần 1 - 2 phiên, riêng chợ trung tâm thị trấn Mậu A diễn ra hàng ngày. Hàng hóa tại các chợ chủ yếu phục vụ người dân địa phương. Ngoài những mặt hàng nông sản do người dân tự sản xuất, còn lại được cung ứng từ các tỉnh khác có giá cả, chất lượng cơ bản phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với mạng lưới chợ này, trên địa bàn huyện có hơn 2.500 cơ sở thương mại bán lẻ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân với mức doanh thu hàng năm đạt trên 400 tỷ đồng. Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử những năm gần đây, nhất là ở thị trấn Mậu A. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường được UBND huyện chỉ đạo thực hiện thường xuyên cùng với tuyên truyền, phổ biến, thông tin để người dân có thể phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm, đã giúp người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm lựa chọn, sử dụng hàng Việt Nam, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu của huyện tập trung vào một số mặt hàng nông lâm sản thế mạnh như: các sản phẩm quế, tinh bột sắn, gỗ ván ép... đã tới 11 nước trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay, các sản phẩm nông lâm sản của huyện chủ yếu xuất khẩu thô, chưa chế biến sâu nên giá trị kinh tế chưa cao, chưa vào được những thị trường lớn, tiềm năng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện năm 2020 của huyện là 2.170 tỷ đồng, tăng gấp 1,41 lần so với năm 2015; giá trị xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện năm 2020 là 22,7 triệu USD, bằng 120,6% so với năm 2015.
Hoạt động thương mại miền núi trên địa bàn huyện Văn Yên những năm qua, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn do địa bàn rộng, người dân ở xa nhau. Các mặt hàng nhu yếu phẩm được cung ứng qua chợ, trung tâm buôn bán, bán hàng lưu động... song giá cả, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn khó kiểm soát. Hàng Việt Nam đến với người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế do giá cả còn cao mà thu nhập của người dân còn thấp. Các hình thức bán hàng ngày càng phong phú, đa dạng và rất tinh vi nên khó kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa. Quy mô xuất khẩu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp do giá thành cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường cao cấp. Hoạt động thương mại chưa thiết lập được mối liên kết bền chặt giữa cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh, giữa các cơ sở kinh doanh với nhau để hình thành hệ thống phân phối ổn định, giảm chi phí khâu lưu thông. Vấn đề tổ chức mạng lưới cung ứng vật tư gắn với thu mua, tiêu thụ nông sản nguyên liệu còn yếu, giá cả bất lợi cho người sản xuất.
Từ những khó khăn trong giai đoạn vừa qua, Văn Yên đề ra phương hướng phát triển thương mại miền núi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Các hoạt động kinh doanh phải mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Đặc biệt, cần phát huy hiệu quả hoạt động của các chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, rà soát tiến tới có thể xóa bỏ những chợ hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, huyện khuyến khích, kêu gọi và ưu tiên đầu tư cho các dự án, công trình hạ tầng hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại... tại thị trấn, trung tâm cụm xã; phát triển các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp tại các xã vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, cần có kế hoạch tiếp cận thị trường xuất khẩu, tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cao cấp đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, giới thiệu sản phẩm của địa phương./.