CTTĐT - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Yên Bái đã từng bước đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và bứt phá đạt được những thành tựu đáng tự hào với tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%, nằm trong top 10 toàn quốc và đứng thứ 3 trong 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GRDP toàn tỉnh.
Ngành Nông nghiệp Yên Bái đã từng bước đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Năm qua, nông nghiệp Yên Bái phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả vật tư đầu vào tăng cao… Với quyết tâm, nỗ lực để thành các nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, ngành Nông nghiệp Yên Bái đã chủ động xây dựng kế hoạch kịch bản tăng trưởng bám sát chương trình hành động của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh và các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh; phân công chi tiết các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp năm 2023; phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ” để tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Với sự nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2023, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp năm 2023 của tỉnh Yên Bái đạt 5,29%, nằm trong top 10 toàn quốc, đứng thứ 3 trong 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra, chiếm 22,12% trong GRDP của tỉnh. Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp đều hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đề ra như: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 325.209 tấn, đạt 102,6% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 75.441 tấn, đạt 112,6% kế hoạch; trồng rừng đạt 16.065,4 ha, đạt 103,6% kế hoạch; sản lượng thuỷ sản đạt 14.310 tấn, đạt 100,6% kế hoạch; duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%...
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, đảm bảo lộ trình. Năm 2023, toàn tỉnh đã công nhận thêm 7 xã nông thôn mới, 10 xã nông thôn mới nâng cao, 05 xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Lũy kế hết năm 2023, tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 70,7% số xã toàn tỉnh, đạt 117% mục tiêu của Trung ương; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 100% mục tiêu của Trung ương; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 100% mục tiêu của Trung ương; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, đạt 100% mục tiêu của Trung ương.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được các địa phương chủ động triển khai một cách hiệu quả và thành công, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Các địa phương trong tỉnh đã khai thác triệt để tài nguyên bản địa cùng với kỹ thuật, công nghệ chế biến tạo ra những sản phẩm OCOP đa dạng, phong phú, chất lượng, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đánh giá, chứng nhận được 234 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 209 sản phẩm đạt 3 sao.
Việc chuẩn hóa sản phẩm nông sản để phục vụ xuất khẩu cũng được quan tâm. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có trên 23.096,2 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, quế hữu cơ; cấp được 77 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trong đó 40 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 33 mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa trên cây ăn quả có múi, cây chè, cây thanh long, cây lúa, cây rau cùng nhiều sản phẩm nông sản được áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic, góp phần nâng cao giá trị chất lượng cho sản phẩm nông sản.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh được triển khai kịp thời. Các hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị từng bước được phát triển, nhân rộng. Đến nay, toàn tỉnh triển khai hỗ trợ trên 50 dự án liên kết sản xuất cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như: quế, măng Bát Độ, dâu tằm, góp phần bảo đảm cho sản xuất ổn định và tăng trưởng bền vững. Yên Bái đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: lương thực có hạt, chè, cây ăn quả, đàn gia súc chính, thuỷ sản, quế, sơn tra, tre măng Bát độ, dâu tằm, gỗ nguyên liệu. Các vùng sản xuất hàng hóa phát triển ổn định mang lại những giá trị kinh tế cao cho người dân. Nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: quế, chè, tinh bột sắn, măng và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng với kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu đô la, chiếm từ 30 - 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được, trong năm 2024, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục lan tỏa sâu sắc việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó "Người nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực”, hướng tới mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, chính sách của trung ương và của tỉnh; các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Trung ương, của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết phát triển sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được; ưu tiên bố trí, huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho các xã nông thôn mới theo kế hoạch; tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 đạt 5,55%; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
2319 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Yên Bái đã từng bước đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và bứt phá đạt được những thành tựu đáng tự hào với tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%, nằm trong top 10 toàn quốc và đứng thứ 3 trong 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GRDP toàn tỉnh.Năm qua, nông nghiệp Yên Bái phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả vật tư đầu vào tăng cao… Với quyết tâm, nỗ lực để thành các nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, ngành Nông nghiệp Yên Bái đã chủ động xây dựng kế hoạch kịch bản tăng trưởng bám sát chương trình hành động của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh và các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh; phân công chi tiết các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp năm 2023; phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ” để tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Với sự nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2023, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp năm 2023 của tỉnh Yên Bái đạt 5,29%, nằm trong top 10 toàn quốc, đứng thứ 3 trong 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra, chiếm 22,12% trong GRDP của tỉnh. Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp đều hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đề ra như: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 325.209 tấn, đạt 102,6% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 75.441 tấn, đạt 112,6% kế hoạch; trồng rừng đạt 16.065,4 ha, đạt 103,6% kế hoạch; sản lượng thuỷ sản đạt 14.310 tấn, đạt 100,6% kế hoạch; duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%...
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, đảm bảo lộ trình. Năm 2023, toàn tỉnh đã công nhận thêm 7 xã nông thôn mới, 10 xã nông thôn mới nâng cao, 05 xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Lũy kế hết năm 2023, tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 70,7% số xã toàn tỉnh, đạt 117% mục tiêu của Trung ương; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 100% mục tiêu của Trung ương; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 100% mục tiêu của Trung ương; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, đạt 100% mục tiêu của Trung ương.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được các địa phương chủ động triển khai một cách hiệu quả và thành công, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Các địa phương trong tỉnh đã khai thác triệt để tài nguyên bản địa cùng với kỹ thuật, công nghệ chế biến tạo ra những sản phẩm OCOP đa dạng, phong phú, chất lượng, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đánh giá, chứng nhận được 234 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 209 sản phẩm đạt 3 sao.
Việc chuẩn hóa sản phẩm nông sản để phục vụ xuất khẩu cũng được quan tâm. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có trên 23.096,2 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, quế hữu cơ; cấp được 77 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trong đó 40 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 33 mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa trên cây ăn quả có múi, cây chè, cây thanh long, cây lúa, cây rau cùng nhiều sản phẩm nông sản được áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic, góp phần nâng cao giá trị chất lượng cho sản phẩm nông sản.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh được triển khai kịp thời. Các hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị từng bước được phát triển, nhân rộng. Đến nay, toàn tỉnh triển khai hỗ trợ trên 50 dự án liên kết sản xuất cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như: quế, măng Bát Độ, dâu tằm, góp phần bảo đảm cho sản xuất ổn định và tăng trưởng bền vững. Yên Bái đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: lương thực có hạt, chè, cây ăn quả, đàn gia súc chính, thuỷ sản, quế, sơn tra, tre măng Bát độ, dâu tằm, gỗ nguyên liệu. Các vùng sản xuất hàng hóa phát triển ổn định mang lại những giá trị kinh tế cao cho người dân. Nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: quế, chè, tinh bột sắn, măng và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng với kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu đô la, chiếm từ 30 - 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được, trong năm 2024, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục lan tỏa sâu sắc việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó "Người nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực”, hướng tới mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, chính sách của trung ương và của tỉnh; các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Trung ương, của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết phát triển sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được; ưu tiên bố trí, huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho các xã nông thôn mới theo kế hoạch; tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 đạt 5,55%; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.