CTTĐT - Đó là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái đã đề ra trong kế hoạch số 32/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Tăng cường bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm
Theo kế hoạch, trong năm 2024, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đưa tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.
Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp nhằm nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về an toàn thực phẩm. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm. Thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định. Duy trì, phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân về vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.
Đa dạng hóa các hình thức, nội dung truyền thông, chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống thông tin cơ sở và trên nền tảng số, phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng. Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm. Tăng cường năng lực và hiệu quả của hệ thống giám sát, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tổ chức giám sát các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao nhằm kịp thời cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp...
Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả; xây dựng và quản lý vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tập trung tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và lợi ích của việc triển khai áp dụng việc giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công. Tăng cường bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm.
1064 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái đã đề ra trong kế hoạch số 32/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024.Theo kế hoạch, trong năm 2024, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đưa tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.
Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp nhằm nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về an toàn thực phẩm. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm. Thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định. Duy trì, phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân về vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.
Đa dạng hóa các hình thức, nội dung truyền thông, chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống thông tin cơ sở và trên nền tảng số, phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng. Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm. Tăng cường năng lực và hiệu quả của hệ thống giám sát, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tổ chức giám sát các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao nhằm kịp thời cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp...
Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả; xây dựng và quản lý vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tập trung tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và lợi ích của việc triển khai áp dụng việc giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công. Tăng cường bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm.