CTTĐT - Năm 2023, ngành Ngân hàng tỉnh Yên Bái đã cố gắng nỗ lực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội Yên Bái giải ngân vốn vay tại phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.
Trong năm qua, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính của nền kinh tế, mở rộng mạng lưới hoạt động cả về số lượng và quy mô; đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại địa phương, qua đó đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 49.897 tỷ đồng, tăng 18,25% so với 31/12/2022.
Đặc biệt, trong năm qua, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã 4 lần hạ lãi suất điều hành. Trên cơ sở đó, các ngân hàng đã chủ động xây dựng chiến lược để tiết giảm chi phí, từng bước hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Qua đó, ngành đã đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì sự ổn định. Ngành chú trọng tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, cho vay xây dựng nông thôn mới.
Trong năm 2023, các chi nhánh Ngân hàng thương mại đã giải quyết cho vay đạt tỷ lệ 99,35% số bộ hồ sơ đề nghị vay vốn; tổng dư nợ đến 31/12/2023 đạt 41.530 tỷ đồng, tăng 12,84% so với 31/12/2022. Các chi nhánh ngân hàng và QTDND đã thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng để áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, vì vậy tỷ lệ nợ xấu nội bảng chỉ chiếm 0,31% tổng dư nợ.
Để có được kết quả đó, theo ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi nhánh đã triển khai, thực hiện đồng bồ các cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc NHNN; tiếp tục triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn như: hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN cho 6 khách hàng với dư nợ là 128,1 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ là trên 1 tỷ đồng, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất từ đầu Chương trình là 267,4 tỷ đồng.
Cùng với đó, thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với 24 lượt khách hàng với tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ là 113,04 tỷ đồng.
Thực hiện các chương trình tín dụng, đến 31/12/2023, dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ tăng 5,48% so với 31/12/2022, chiếm 46,43% tổng dư nợ; dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tăng 12,2%, chiếm 31,37% tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 1.005 tỷ đồng, chiếm 2,42% tổng dư nợ. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với 18 chương trình tín dụng, tập trung giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, dư nợ đến 31/12/2023 đạt 4.868 tỷ đồng, tăng 16,68% so với 31/12/2022.
Cùng với đó đẩy mạnh thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, đến 31/12/2023, các chi nhánh ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ cho vay là 1.900 tỷ đồng cho 125 khách hàng (trong đó có 54 doanh nghiệp) với doanh số cho vay là 3.875 tỷ đồng, dư nợ hiện tại là 1.570 tỷ đồng.
Bên cạnh việc chú trọng công tác huy động vốn và cho vay nền kinh tế, Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động Ngân hàng, thực hiện thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và của Tỉnh, sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.165 đơn vị trả lương qua tài khoản ngân hàng, Số lượt giao dịch qua điện thoại di động đạt trên 106 triệu, tổng số giao dịch thanh toán qua Internet đạt trên 800 nghìn lượt, tổng số giao dịch thanh toán qua POS, QRCode là trên 8,2 triệu lượt, thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội đạt trên 500 nghìn lượt giao dịch...
Những kết quả của trong năm 2023 sẽ là động lực để ngành Ngân hàng bước vào một giai đoạn mới với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chính trị, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, ngành ngân hàng Yên Bái phấn đấu tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế so với năm 2023 từ 10% đến 12% trở lên; tỷ lệ nợ xấu nội bảng so với tổng dư nợ dưới 2%.
1744 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023, ngành Ngân hàng tỉnh Yên Bái đã cố gắng nỗ lực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.Trong năm qua, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính của nền kinh tế, mở rộng mạng lưới hoạt động cả về số lượng và quy mô; đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại địa phương, qua đó đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 49.897 tỷ đồng, tăng 18,25% so với 31/12/2022.
Đặc biệt, trong năm qua, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã 4 lần hạ lãi suất điều hành. Trên cơ sở đó, các ngân hàng đã chủ động xây dựng chiến lược để tiết giảm chi phí, từng bước hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Qua đó, ngành đã đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì sự ổn định. Ngành chú trọng tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, cho vay xây dựng nông thôn mới.
Trong năm 2023, các chi nhánh Ngân hàng thương mại đã giải quyết cho vay đạt tỷ lệ 99,35% số bộ hồ sơ đề nghị vay vốn; tổng dư nợ đến 31/12/2023 đạt 41.530 tỷ đồng, tăng 12,84% so với 31/12/2022. Các chi nhánh ngân hàng và QTDND đã thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng để áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, vì vậy tỷ lệ nợ xấu nội bảng chỉ chiếm 0,31% tổng dư nợ.
Để có được kết quả đó, theo ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi nhánh đã triển khai, thực hiện đồng bồ các cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc NHNN; tiếp tục triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn như: hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN cho 6 khách hàng với dư nợ là 128,1 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ là trên 1 tỷ đồng, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất từ đầu Chương trình là 267,4 tỷ đồng.
Cùng với đó, thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với 24 lượt khách hàng với tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ là 113,04 tỷ đồng.
Thực hiện các chương trình tín dụng, đến 31/12/2023, dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ tăng 5,48% so với 31/12/2022, chiếm 46,43% tổng dư nợ; dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tăng 12,2%, chiếm 31,37% tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 1.005 tỷ đồng, chiếm 2,42% tổng dư nợ. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với 18 chương trình tín dụng, tập trung giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, dư nợ đến 31/12/2023 đạt 4.868 tỷ đồng, tăng 16,68% so với 31/12/2022.
Cùng với đó đẩy mạnh thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, đến 31/12/2023, các chi nhánh ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ cho vay là 1.900 tỷ đồng cho 125 khách hàng (trong đó có 54 doanh nghiệp) với doanh số cho vay là 3.875 tỷ đồng, dư nợ hiện tại là 1.570 tỷ đồng.
Bên cạnh việc chú trọng công tác huy động vốn và cho vay nền kinh tế, Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động Ngân hàng, thực hiện thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và của Tỉnh, sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.165 đơn vị trả lương qua tài khoản ngân hàng, Số lượt giao dịch qua điện thoại di động đạt trên 106 triệu, tổng số giao dịch thanh toán qua Internet đạt trên 800 nghìn lượt, tổng số giao dịch thanh toán qua POS, QRCode là trên 8,2 triệu lượt, thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội đạt trên 500 nghìn lượt giao dịch...
Những kết quả của trong năm 2023 sẽ là động lực để ngành Ngân hàng bước vào một giai đoạn mới với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chính trị, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, ngành ngân hàng Yên Bái phấn đấu tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế so với năm 2023 từ 10% đến 12% trở lên; tỷ lệ nợ xấu nội bảng so với tổng dư nợ dưới 2%.