CTTĐT - Ngày 13/2/2024 (mùng 4 tết Giáp Thìn), hòa trong khí trời ấm áp đầu xuân, đông đảo bà con dân tộc Mông ở thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Tiến, xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên), cùng du khách thập phương nô nức tham gia hội mùa Xuân tại thôn Khe Ron.
Múa khèn của đồng bào dân tộc Mông
Đồng bào Mông ở các thôn xã Hồng Ca đã chung vui đón cùng một Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí rộn ràng. Ngay từ sáng sớm ngày mùng 4 Tết, con đường dẫn về trung tâm thôn Khe Ron đều ngập tràn sắc màu váy áo rực rỡ. Dưới ánh nắng xuân ấm áp, các chàng trai, cô gái Mông tìm đến bãi đất trống để chơi hội.
Dòng người đổ về trung tâm thôn Khe Ron mỗi lúc một đông, trong đó có không ít bạn trẻ đến từ các xã kế bên. Họ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của dân tộc như: kéo co, múa khèn, ném pao, giã bánh dày, đánh quay chạy vượt dốc…Các chàng trai Mông mạnh mẽ trong trang phục truyền thống, những thiếu nữ miền sơn cước thì tươi cười trong váy áo rực rỡ sắc màu.
Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca khẳng định: “Thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong năm 2023, các thôn người Mông đã thành lập được câu lạc bộ giữ gìn bản sắc dân tộc. Các thôn rất đồng thuận và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc. Qua đây đã góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa phi vật thể dân tộc”.
Đây là ngày hội được cộng đồng 4 thôn người Mông xã Hồng Ca duy trì nhiều năm nay và diễn ra vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Khác với mọi năm, lễ hội xuân sớm năm nay như vui hơn khi có nhiều trò chơi dân gian hơn. Sau giờ khai hội, nhiều trò chơi dân gian của dân tộc Mông được tổ chức, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa cùng tham gia thi tài như kéo co, múa khèn, ném pao, giã bánh dày, đánh quay, chạy vượt dốc…
Một trong những trò chơi dân gian được nhiều người quan tâm nhất, đó là thi giã bánh dày. Theo tiếng Mông, bánh dày có tên gọi là “Pé” hoặc “Dúa” tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh dày là biểu tượng cho Tết, cho trái đất và bầu trời vuông, tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài.
Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành. Khi xôi được giã xong là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời như truyền thuyết để lại. Bánh dày không chỉ là món ăn đãi khách mà còn làm quà cho khách đến thăm nhà. Dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm, bánh dày luôn là món ăn hấp dẫn đối với bất cứ ai có mặt trong ngày Tết cổ truyền đặc sắc của người Mông ở vùng cao.
Anh Vàng A Sò - thôn Khe Ron xã Hồng Ca cho rằng: “Bánh dày là một thành phần không thể thiếu trong các lễ hội của người Mông, bởi người Mông quan niệm bánh dày là minh chứng cho tư tưởng trọng nông, quý trọng hạt gạo, nguồn nuôi sống con người của ông cha ta trong quá khứ. Ngày nay, bánh dày còn là món ăn, món quà mỗi khi có khách quý đến thăm nhà”.
Khác với giã bánh dày, múa khèn của đồng bào dân tộc Mông có từ lâu đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy ngoài có thân hình khỏe, thì người múa khèn đòi hỏi phải mềm dẻo, nhịp nhàng và quan trọng hơn cả là cách lấy hơi, rèn khí để hơi được sâu, được dài. Đối với người Mông, khi múa khèn không thể thiếu được loại nhạc cụ do chính họ làm ra, đó là khèn Mông. Với cây khèn độc đáo này, người chơi có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn cũng là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy. Nghệ nhân múa khèn với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp. Tiếng khèn dường như đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình...
Anh Sùng Nhà Hành, thôn Khe Ron xã Hồng Ca chia sẻ: “Chiếc khèn luôn gắn bó với người Mông cả chuyện vui lẫn chuyện buồn, tuy nhiên do nhiều yếu tố, trong đó có tính chất khó học, khó truyền tải, nên múa khèn trong cộng đồng người Mông có xu hướng mai một dần. Để gìn giữ các điệu múa khèn, chúng tôi đã tích cực truyền dạy lại cho các thế hệ trẻ và chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chức năng mở lớp múa khèn cho các cháu thiếu niên nhi đồng để bảo tồn loại hình nghệ thuật này”.
Ngày Tết và các lễ hội của người Mông không thể thiếu trò chơi ném pao. Ném pao được diễn ra ở những khu đất rộng tương đối bằng phẳng, người chơi được chia làm hai bên nam – nữ. Khoảng cách hai đội cách nhau khoảng 5 – 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất. Họ ném đến khi nào thấy nhắm mắt lại cũng có thể bắt được quả pao của người kia ném sang. Trong khi chơi, họ giao ước với nhau về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó mà bên thắng quy định.
Trò chơi ném pao
Đối với đồng bào Mông, ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa trong đó bao điều lý thú. Ban đầu họ chỉ chơi cho vui với nhau theo từng nhóm, sau đó đôi nam nữ nào thích nhau họ sẽ ném quả pao cho nhau và cứ ném qua, ném lại hàng giờ, hàng ngày mà không biết chán. Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao. Với trò chơi này, những mệt mỏi, nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật đều được xua tan và đối với nhiều người Mông, quả pao không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa.
Anh Tráng A Sai, thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca cho biết: “Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các bạn nam thanh nữ tú thường diện cho mình bộ trang phục đẹp nhất để đi ném pao. Ném pao cũng ẩn ý là sự tìm hiểu tình cảm, cũng như bảo tồn giá trị văn hóa của các bạn trẻ”.
Do tổ chức vào ngày nghỉ lễ, nên hội năm nay thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến xem, cổ vũ. Qua đây, du khách sẽ được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, tìm hiểu các giá trị văn hóa của dân tộc Mông. Chị Hoàng Thị Ngân, du khách tỉnh Phú Thọ vui vẻ cho biết: “Năm nay tôi có dịp lên Yên Bái ăn Tết, khi biết bản Mông có hội đầu Xuân tôi đã quyết định tham gia cùng bà con. Tôi rất vui mừng khi chứng kiến các trò chơi dân gian trực tiếp mà không phải xem qua màn ảnh nhỏ. Mọi người tham gia ai nấy đều vui vẻ, hồ hởi, có sự gắn kết cao. Dự kiến các năm sau tôi tiếp tục đến đây để chung vui cùng bà con người Mông và chắc chắn lần sau sẽ có nhiều người đi cùng tôi để trải nghiệm, được hòa mình vào các trò chơi dân gian trong những ngày đầu xuân”.
Hồng Ca là xã miền núi, với 89% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 32% là người Mông, vì vậy để thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng, Hồng Ca đã và đang giành nguồn lực để bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống của các dân tộc, nhất là các phong tục, tập quán văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc trên địa bàn xã. Vấn đề này được ông Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết: “Đảng bộ, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, gắn với việc duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào trong xã. Trong đó quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mông – đây là đồng bào chiếm trên 32% dân số trên địa bàn và bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Chúng tôi sẽ tổ chức các lễ hội, các trò chơi dân gian vào các ngày lễ, nhất là dịp Tết Nguyên đán, qua đây động viên bà con nhân dân vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn các bản sắc văn hóa của mình”.
Việc tổ chức, hội mùa Xuân của đồng bào Mông thực sự là ngày hội vui tươi, lành mạnh, bổ ích; qua đó tôn vinh và phát huy các bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn. Hội còn là dịp để bà con trong thôn thắt chặt tình đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống đưa quê hương Hồng Ca ngày một phát triển bền vững./.
1447 lượt xem
CTV: Thanh Hùng - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 13/2/2024 (mùng 4 tết Giáp Thìn), hòa trong khí trời ấm áp đầu xuân, đông đảo bà con dân tộc Mông ở thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Tiến, xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên), cùng du khách thập phương nô nức tham gia hội mùa Xuân tại thôn Khe Ron.Đồng bào Mông ở các thôn xã Hồng Ca đã chung vui đón cùng một Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí rộn ràng. Ngay từ sáng sớm ngày mùng 4 Tết, con đường dẫn về trung tâm thôn Khe Ron đều ngập tràn sắc màu váy áo rực rỡ. Dưới ánh nắng xuân ấm áp, các chàng trai, cô gái Mông tìm đến bãi đất trống để chơi hội.
Dòng người đổ về trung tâm thôn Khe Ron mỗi lúc một đông, trong đó có không ít bạn trẻ đến từ các xã kế bên. Họ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của dân tộc như: kéo co, múa khèn, ném pao, giã bánh dày, đánh quay chạy vượt dốc…Các chàng trai Mông mạnh mẽ trong trang phục truyền thống, những thiếu nữ miền sơn cước thì tươi cười trong váy áo rực rỡ sắc màu.
Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca khẳng định: “Thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong năm 2023, các thôn người Mông đã thành lập được câu lạc bộ giữ gìn bản sắc dân tộc. Các thôn rất đồng thuận và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc. Qua đây đã góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa phi vật thể dân tộc”.
Đây là ngày hội được cộng đồng 4 thôn người Mông xã Hồng Ca duy trì nhiều năm nay và diễn ra vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Khác với mọi năm, lễ hội xuân sớm năm nay như vui hơn khi có nhiều trò chơi dân gian hơn. Sau giờ khai hội, nhiều trò chơi dân gian của dân tộc Mông được tổ chức, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa cùng tham gia thi tài như kéo co, múa khèn, ném pao, giã bánh dày, đánh quay, chạy vượt dốc…
Một trong những trò chơi dân gian được nhiều người quan tâm nhất, đó là thi giã bánh dày. Theo tiếng Mông, bánh dày có tên gọi là “Pé” hoặc “Dúa” tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh dày là biểu tượng cho Tết, cho trái đất và bầu trời vuông, tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài.
Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành. Khi xôi được giã xong là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời như truyền thuyết để lại. Bánh dày không chỉ là món ăn đãi khách mà còn làm quà cho khách đến thăm nhà. Dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm, bánh dày luôn là món ăn hấp dẫn đối với bất cứ ai có mặt trong ngày Tết cổ truyền đặc sắc của người Mông ở vùng cao.
Anh Vàng A Sò - thôn Khe Ron xã Hồng Ca cho rằng: “Bánh dày là một thành phần không thể thiếu trong các lễ hội của người Mông, bởi người Mông quan niệm bánh dày là minh chứng cho tư tưởng trọng nông, quý trọng hạt gạo, nguồn nuôi sống con người của ông cha ta trong quá khứ. Ngày nay, bánh dày còn là món ăn, món quà mỗi khi có khách quý đến thăm nhà”.
Khác với giã bánh dày, múa khèn của đồng bào dân tộc Mông có từ lâu đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy ngoài có thân hình khỏe, thì người múa khèn đòi hỏi phải mềm dẻo, nhịp nhàng và quan trọng hơn cả là cách lấy hơi, rèn khí để hơi được sâu, được dài. Đối với người Mông, khi múa khèn không thể thiếu được loại nhạc cụ do chính họ làm ra, đó là khèn Mông. Với cây khèn độc đáo này, người chơi có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn cũng là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy. Nghệ nhân múa khèn với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp. Tiếng khèn dường như đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình...
Anh Sùng Nhà Hành, thôn Khe Ron xã Hồng Ca chia sẻ: “Chiếc khèn luôn gắn bó với người Mông cả chuyện vui lẫn chuyện buồn, tuy nhiên do nhiều yếu tố, trong đó có tính chất khó học, khó truyền tải, nên múa khèn trong cộng đồng người Mông có xu hướng mai một dần. Để gìn giữ các điệu múa khèn, chúng tôi đã tích cực truyền dạy lại cho các thế hệ trẻ và chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chức năng mở lớp múa khèn cho các cháu thiếu niên nhi đồng để bảo tồn loại hình nghệ thuật này”.
Ngày Tết và các lễ hội của người Mông không thể thiếu trò chơi ném pao. Ném pao được diễn ra ở những khu đất rộng tương đối bằng phẳng, người chơi được chia làm hai bên nam – nữ. Khoảng cách hai đội cách nhau khoảng 5 – 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất. Họ ném đến khi nào thấy nhắm mắt lại cũng có thể bắt được quả pao của người kia ném sang. Trong khi chơi, họ giao ước với nhau về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó mà bên thắng quy định.
Trò chơi ném pao
Đối với đồng bào Mông, ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa trong đó bao điều lý thú. Ban đầu họ chỉ chơi cho vui với nhau theo từng nhóm, sau đó đôi nam nữ nào thích nhau họ sẽ ném quả pao cho nhau và cứ ném qua, ném lại hàng giờ, hàng ngày mà không biết chán. Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao. Với trò chơi này, những mệt mỏi, nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật đều được xua tan và đối với nhiều người Mông, quả pao không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa.
Anh Tráng A Sai, thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca cho biết: “Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các bạn nam thanh nữ tú thường diện cho mình bộ trang phục đẹp nhất để đi ném pao. Ném pao cũng ẩn ý là sự tìm hiểu tình cảm, cũng như bảo tồn giá trị văn hóa của các bạn trẻ”.
Do tổ chức vào ngày nghỉ lễ, nên hội năm nay thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến xem, cổ vũ. Qua đây, du khách sẽ được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, tìm hiểu các giá trị văn hóa của dân tộc Mông. Chị Hoàng Thị Ngân, du khách tỉnh Phú Thọ vui vẻ cho biết: “Năm nay tôi có dịp lên Yên Bái ăn Tết, khi biết bản Mông có hội đầu Xuân tôi đã quyết định tham gia cùng bà con. Tôi rất vui mừng khi chứng kiến các trò chơi dân gian trực tiếp mà không phải xem qua màn ảnh nhỏ. Mọi người tham gia ai nấy đều vui vẻ, hồ hởi, có sự gắn kết cao. Dự kiến các năm sau tôi tiếp tục đến đây để chung vui cùng bà con người Mông và chắc chắn lần sau sẽ có nhiều người đi cùng tôi để trải nghiệm, được hòa mình vào các trò chơi dân gian trong những ngày đầu xuân”.
Hồng Ca là xã miền núi, với 89% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 32% là người Mông, vì vậy để thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng, Hồng Ca đã và đang giành nguồn lực để bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống của các dân tộc, nhất là các phong tục, tập quán văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc trên địa bàn xã. Vấn đề này được ông Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết: “Đảng bộ, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, gắn với việc duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào trong xã. Trong đó quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mông – đây là đồng bào chiếm trên 32% dân số trên địa bàn và bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Chúng tôi sẽ tổ chức các lễ hội, các trò chơi dân gian vào các ngày lễ, nhất là dịp Tết Nguyên đán, qua đây động viên bà con nhân dân vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn các bản sắc văn hóa của mình”.
Việc tổ chức, hội mùa Xuân của đồng bào Mông thực sự là ngày hội vui tươi, lành mạnh, bổ ích; qua đó tôn vinh và phát huy các bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn. Hội còn là dịp để bà con trong thôn thắt chặt tình đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống đưa quê hương Hồng Ca ngày một phát triển bền vững./.
Các bài khác
- Tết xưa - Tết nay: Văn hoá truyền thống và những giá trị trường tồn (13/02/2024)
- Phim tài liệu: Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (13/02/2024)
- Từ 1/7, tiền lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30% (12/02/2024)
- Triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái năm 2024 (11/02/2024)
- Tết của những chiến sỹ khoác áo blouse trắng (10/02/2024)
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Xuân về trên miền hạnh phúc” (10/02/2024)
- Yên Bái triển khai Phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời, giai đoạn 2023 - 2030" (09/02/2024)
- Yên Bái ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 (09/02/2024)
- Đề án làm nhà cho hộ nghèo của tỉnh Yên Bái - Một Đề án nhân văn (09/02/2024)
- Yên Bái: Chăm lo Tết cho người lao động (08/02/2024)
Xem thêm »