CTTĐT - Năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục thống nhất nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể (KTTT) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khoá XIII.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân và Lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái và các sở, ngành tìm hiểu các sản phẩm Trà của HTX Suối Giàng
Tại tỉnh Yên Bái, Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã đã hình thành và phát triển 66 năm qua, kể từ khi Bác Hồ về thăm Yên Bái vào ngày 25/8/1958 với lời căn dặn nhân dân các dân tộc trong tỉnh “Muốn tǎng gia sản xuất tốt phải có tổ chức, phải có tổ đổi công”. Thực hiện lời dạy của Người, tỉnh Yên Bái tiếp tục khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để KTTT tỉnh phát triển bền, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.
Để cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng (khoá XIII) “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới” vào thực tiễn, các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Yên Bái đã thống nhất về nhận thức và hành động về KTTT, HTX rất mới, rõ và toàn diện đó là: Cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cấp cơ sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên; Tăng cường vai trò của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội và Liên minh HTX tỉnh trong phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo động lực phát triển KTTT nhanh và toàn diện như: Ban hành, hoàn thiện, triển khai nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt phù hợp với thực tiễn, tạo động lực để khu vực này bắt kịp, tiến cùng với các thành phần kinh tế khác. Kiện toàn, tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý kinh tế tập thể; Triển khai các hoạt động củng cố, hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả KTTT, HTX…
Theo báo cáo đến hết năm 2023, KTTT Yên Bái tiếp tục được củng cố và có những chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 5.519 Tổ hợp tác (THT) và 727 HTX. Tổng vốn Điều lệ 1.758,2 tỷ đồng, doanh thu bình quân 2,1 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 450 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân đạt 5,3 triệu đồng/người/tháng. Khối KTTT tỉnh đã đóng góp trên 56,43 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, vượt 85,6% so với năm 2022. Cùng với tạo việc làm cho trên 20 ngàn lao động địa phương và không ngừng nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho gần 60 nghìn thành viên và người lao động. Kết quả trên chính là kết tinh trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái trong phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT.
Bộ sản phẩm: Mứt táo mèo, Ô mai táo mèo, Rượu táo mèo của HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2023
Năm 2024, tỉnh Yên Bái phấn đấu thành lập mới 300 Tổ hợp tác, 80 HTX trở lên, có 62% tổng số HTX đang hoạt động đạt từ loại khá trở lên với 100% HTX thành lập mới tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX; đồng thời giải thể dứt điểm các HTX hoạt động yếu kém, ngừng hoạt động kéo dài. Khuyến khích các HTX xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, xây dựng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển; 100% thành viên làm công tác quản lý trong các tổ chức KTTT thành lập mới hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, với 25% trở lên thành viên làm công tác quản lý HTX tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Cùng với đó, nâng cao mức thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt 63 triệu đồng/người/năm trở lên; Đối với THT đạt 45 triệu đồng/người/năm trở lên; tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động thường xuyên trong các HTX. Làm tốt công tác lựa chọn, hỗ trợ hoàn thiện một số HTX thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX chuyển đổi số hoạt động hiệu quả.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Ban chỉ đạo Phát triển KTTT tỉnh Yên Bái tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW để phát triển KTTT cả về số lượng và chất lượng...; gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; phát triển các tổ chức KTTT gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tri thức./.
679 lượt xem
CTV: Hoàng Hà
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục thống nhất nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể (KTTT) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khoá XIII.Tại tỉnh Yên Bái, Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã đã hình thành và phát triển 66 năm qua, kể từ khi Bác Hồ về thăm Yên Bái vào ngày 25/8/1958 với lời căn dặn nhân dân các dân tộc trong tỉnh “Muốn tǎng gia sản xuất tốt phải có tổ chức, phải có tổ đổi công”. Thực hiện lời dạy của Người, tỉnh Yên Bái tiếp tục khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để KTTT tỉnh phát triển bền, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.
Để cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng (khoá XIII) “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới” vào thực tiễn, các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Yên Bái đã thống nhất về nhận thức và hành động về KTTT, HTX rất mới, rõ và toàn diện đó là: Cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cấp cơ sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên; Tăng cường vai trò của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội và Liên minh HTX tỉnh trong phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo động lực phát triển KTTT nhanh và toàn diện như: Ban hành, hoàn thiện, triển khai nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt phù hợp với thực tiễn, tạo động lực để khu vực này bắt kịp, tiến cùng với các thành phần kinh tế khác. Kiện toàn, tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý kinh tế tập thể; Triển khai các hoạt động củng cố, hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả KTTT, HTX…
Theo báo cáo đến hết năm 2023, KTTT Yên Bái tiếp tục được củng cố và có những chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 5.519 Tổ hợp tác (THT) và 727 HTX. Tổng vốn Điều lệ 1.758,2 tỷ đồng, doanh thu bình quân 2,1 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 450 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân đạt 5,3 triệu đồng/người/tháng. Khối KTTT tỉnh đã đóng góp trên 56,43 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, vượt 85,6% so với năm 2022. Cùng với tạo việc làm cho trên 20 ngàn lao động địa phương và không ngừng nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho gần 60 nghìn thành viên và người lao động. Kết quả trên chính là kết tinh trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái trong phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT.
Bộ sản phẩm: Mứt táo mèo, Ô mai táo mèo, Rượu táo mèo của HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2023
Năm 2024, tỉnh Yên Bái phấn đấu thành lập mới 300 Tổ hợp tác, 80 HTX trở lên, có 62% tổng số HTX đang hoạt động đạt từ loại khá trở lên với 100% HTX thành lập mới tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX; đồng thời giải thể dứt điểm các HTX hoạt động yếu kém, ngừng hoạt động kéo dài. Khuyến khích các HTX xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, xây dựng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển; 100% thành viên làm công tác quản lý trong các tổ chức KTTT thành lập mới hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, với 25% trở lên thành viên làm công tác quản lý HTX tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Cùng với đó, nâng cao mức thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt 63 triệu đồng/người/năm trở lên; Đối với THT đạt 45 triệu đồng/người/năm trở lên; tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động thường xuyên trong các HTX. Làm tốt công tác lựa chọn, hỗ trợ hoàn thiện một số HTX thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX chuyển đổi số hoạt động hiệu quả.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Ban chỉ đạo Phát triển KTTT tỉnh Yên Bái tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW để phát triển KTTT cả về số lượng và chất lượng...; gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; phát triển các tổ chức KTTT gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tri thức./.