CTTĐT - Trong thời gian vừa qua, Cục Thuế Yên Bái đã chủ động triển khai, xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực thế tại địa phương để tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu .
Công chức CCT huyện Lục Yên tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các cửa hàng bán xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.
Toàn ngành đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người nộp thuế, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu quy định pháp luật về hoá đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng; tổ chức hội nghị trực tiếp với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu, đơn vị cung cấp giải pháp truyền nhận, kết nối, phát hành HĐĐT để nắm bắt thực tế hạ tầng kỹ thuật, mức độ, khả năng đáp ứng việc triển khai phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; kiểm tra dữ liệu tra cứu hóa đơn điện tử đã lập khi bán lẻ xăng dầu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định; hành vi không lập hóa đơn, lập không đúng quy định về hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán lẻ xăng, dầu.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện trong thời gian đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc triển khai đến các đối tượng kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp tư nhân như: doanh nghiệp chưa trang bị đủ thiết bị để thực hiện việc in hoá đơn theo từng lần bán hàng, chi phí cho việc in ấn hóa đơn theo từng lần còn cao trong khi khách mua lẻ đa số không có nhu cầu lấy hóa đơn, nhân viên bán hàng lại các cửa hàng ít người do vậy vừa bán hàng, vừa xuất hóa đơn cũng mất thêm thời gian, thêm chi phí. Một số doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho rằng việc xuất hóa đơn sau từng lần bán hàng còn gây lãng phí cho doanh nghiệp….
Để cùng đồng hành với doanh nghiệp, Cục Thuế đã ghi nhận những khó khăn mà doanh nghiệp đã đề cập, cùng chung tay tháo gỡ: chỉ đạo các Chi cục Thuế và trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp giải pháp tìm hiểu sâu công nghệ kết nối phần mềm bán xăng, trụ bơm xăng với phần mềm hóa đơn điện tử từ đó đưa ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất không làm tăng chi phí lắp đặt, chi phí về hóa đơn điện tử cũng như chi phí về nhân công của doanh nghiệp khi triển khai thực hiện. Đồng thời trong quá trình sử dụng các doanh nghiệp có vướng mắc, trục trặc trong việc lập hóa đơn, cơ quan thuế sẽ cùng các nhà cung cấp giải pháp tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp, không để chậm trễ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Từ những nỗ lực trên, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã đạt những kết quả tích cực trong việc triển khai quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Tính đến ngày 20/02/2024, toàn tỉnh đã có 110/121 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng đạt tỷ lệ 91%. Một số đơn vị đã hoàn thành việc triển khai đạt tỷ lệ 100% số cửa hàng thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng như: Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế; Chi cục Thuế huyện Lục Yên; Chi cục Thuế huyện Yên Bình; Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải.
Để đẩy mạnh thực hiện với mục tiêu hoàn thành với tỷ lệ cao nhất, thời gian tới Cục Thuế Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, đôn đốc người nộp thuế, các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng, dầu chưa thực hiện lập hóa đơn sau mỗi lần bán hàng nghiêm túc thực hiện lập hóa đơn và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Tăng cường năng lực giám sát và kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp sai phạm, không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh và của Tổng cục Thuế.
1928 lượt xem
CTV: Mai Anh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian vừa qua, Cục Thuế Yên Bái đã chủ động triển khai, xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực thế tại địa phương để tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu .Toàn ngành đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người nộp thuế, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu quy định pháp luật về hoá đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng; tổ chức hội nghị trực tiếp với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu, đơn vị cung cấp giải pháp truyền nhận, kết nối, phát hành HĐĐT để nắm bắt thực tế hạ tầng kỹ thuật, mức độ, khả năng đáp ứng việc triển khai phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; kiểm tra dữ liệu tra cứu hóa đơn điện tử đã lập khi bán lẻ xăng dầu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định; hành vi không lập hóa đơn, lập không đúng quy định về hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán lẻ xăng, dầu.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện trong thời gian đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc triển khai đến các đối tượng kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp tư nhân như: doanh nghiệp chưa trang bị đủ thiết bị để thực hiện việc in hoá đơn theo từng lần bán hàng, chi phí cho việc in ấn hóa đơn theo từng lần còn cao trong khi khách mua lẻ đa số không có nhu cầu lấy hóa đơn, nhân viên bán hàng lại các cửa hàng ít người do vậy vừa bán hàng, vừa xuất hóa đơn cũng mất thêm thời gian, thêm chi phí. Một số doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho rằng việc xuất hóa đơn sau từng lần bán hàng còn gây lãng phí cho doanh nghiệp….
Để cùng đồng hành với doanh nghiệp, Cục Thuế đã ghi nhận những khó khăn mà doanh nghiệp đã đề cập, cùng chung tay tháo gỡ: chỉ đạo các Chi cục Thuế và trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp giải pháp tìm hiểu sâu công nghệ kết nối phần mềm bán xăng, trụ bơm xăng với phần mềm hóa đơn điện tử từ đó đưa ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất không làm tăng chi phí lắp đặt, chi phí về hóa đơn điện tử cũng như chi phí về nhân công của doanh nghiệp khi triển khai thực hiện. Đồng thời trong quá trình sử dụng các doanh nghiệp có vướng mắc, trục trặc trong việc lập hóa đơn, cơ quan thuế sẽ cùng các nhà cung cấp giải pháp tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp, không để chậm trễ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Từ những nỗ lực trên, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã đạt những kết quả tích cực trong việc triển khai quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Tính đến ngày 20/02/2024, toàn tỉnh đã có 110/121 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng đạt tỷ lệ 91%. Một số đơn vị đã hoàn thành việc triển khai đạt tỷ lệ 100% số cửa hàng thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng như: Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế; Chi cục Thuế huyện Lục Yên; Chi cục Thuế huyện Yên Bình; Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải.
Để đẩy mạnh thực hiện với mục tiêu hoàn thành với tỷ lệ cao nhất, thời gian tới Cục Thuế Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, đôn đốc người nộp thuế, các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng, dầu chưa thực hiện lập hóa đơn sau mỗi lần bán hàng nghiêm túc thực hiện lập hóa đơn và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Tăng cường năng lực giám sát và kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp sai phạm, không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh và của Tổng cục Thuế.