CTTĐT - Văn phòng UBND tỉnh mới ban hành Thông báo Kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và tiến độ triển khai các dự án phát triển quỹ đất năm 2022 (khối tỉnh).
Ngày 01/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức buổi làm việc để đánh giá kết quả và tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển quỹ đất khối tỉnh. Dự và chỉ đạo buổi làm việc có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh; cùng lãnh đạo các địa phương: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; các huyện Văn Yên; Trạm Tấu; Lãnh đạo Chi cục Quản lý đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi nghe báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của UBND Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Yên, Trạm Tấu; qua ý kiến của các đại biểu dự buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã kết luận buổi làm việc, cụ thể như sau:
I. Đánh giá chung:
Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện phát triển quỹ đất, các dự án công trình theo kế hoạch đã được phê duyệt. Kết quả các nguồn thu từ đất (khối tỉnh) tính đến hết ngày 20/10/2022 là 235,2 tỷ đồng/936 tỷ đồng (Tiền sử dụng đất 193,55 tỷ đồng; tiền thuê đất 41,65 tỷ đồng) đạt 25,1% kế hoạch năm, bằng 75,2% so với cùng kỳ năm ngoái (312,69 tỷ đồng). Trong đó, tổng số tiền đã nộp ngân sách là 144,18 tỷ đồng/936 tỷ đồng (tiền sử dụng đất 124,05 tỷ đồng; tiền thuê đất 20,13 tỷ đồng) đạt 15,4% kế hoạch năm, bằng 61,4% so với cùng kỳ năm ngoái (234,97 tỷ đồng). Số tiền còn nợ: 91,02 tỷ đồng.
Như vậy so với cùng kỳ năm 2021 và so với kịch bản thu năm 2022 theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 09/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, số thu ngân sách đối với các nguồn thu từ phát triển quỹ đất (khối tỉnh) đạt ở mức rất thấp (Theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 09/3/2022 thì hết Quý 3, thu ngân sách khối tỉnh đạt 669,72 tỷ đồng).
Nguyên nhân: Việc triển khai các dự án phát triển quỹ đất phục vụ công tác thu ngân sách còn chậm (chậm về tiến độ thực hiện các dự án, chậm về tiến độ thu và chỉ tiêu thu); công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự chặt chẽ, chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện các bước, các thủ tục tại các cơ quan, đơn vị, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Ngành tài nguyên và môi trường (được giao là đơn vị đầu mối, chủ trì nhiều nội dung công việc), mặc dù đã bám sát nhiệm vụ, nhưng công tác chỉ đạo thiếu chặt chẽ, khoa học, việc tháo gỡ khó khăn để xử lý, giải quyết đối với các nhiệm vụ còn tồn tại, vướng mắc chưa kịp thời; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. Những tồn tại, hạn chế nêu trên làm ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển quỹ đất thu ngân sách khối tỉnh trong năm 2022.
Do vậy, trong thời gian 02 tháng cuối năm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường cần phải tập trung cao độ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án có khả năng thu ngân sách năm 2022, cụ thể:
II. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
1. Nhiệm vụ chung
- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, công trình phát triển quỹ đất thu ngân sách trong năm 2022; đặc biệt là các quỹ lớn, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Yên Bái, Văn Yên; Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, có báo cáo cụ thể về kịch bản thu ngân sách từ phát triển quỹ đất toàn tỉnh (khối tỉnh, khối huyện) từ nay đến cuối năm; trong đó xác định rõ nguồn thu, số thu đến từng dự án, công trình có khả năng thực hiện đến hết năm 2022; phân tích, đánh giá làm rõ nguyên nhân, đồng thời tham mưu đề xuất phương án làm cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
- Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, Ủy ban nhân dân các huyện Văn Yên tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, công trình phát triển quỹ đất thu ngân sách khối tỉnh trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm để góp phần hoàn thành công tác thu ngân sách từ phát triển quỹ đất khối tỉnh do hiện nay vướng mắc chủ yếu là liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các địa phương.
- Giao các sở, ngành: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triên nông thôn; Cục Thuế tỉnh chỉ đạo quyết liệt các phòng ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi trường để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục hồ sơ liên quan tại các đơn vị; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục đối với các dự án, công trình phát triển quỹ đất thu ngân sách năm 2022 của khối tỉnh đảm bảo tiến độ, thời gian và phù hợp với các quy định của pháp luật; thông báo, đôn đốc thu nợ đối với các quỹ đất, khu đất đã đưa đấu giá quyền sử dụng đất, đã cho thuê đất theo quy định.
2. Nhiệm vụ cụ thể cần triển khai thực hiện đối với một số quỹ đất và tháo gỡ khó khăn theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường
2.1. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các quỹ đất
Giao Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, UBND huyện Văn Yên tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng ban chuyên môn liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án triển khai trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; Theo đó, xem xét, bồi thường, hỗ trợ các công trình xây dựng khác tạo lập trước thời điểm ban hành thông báo thu hồi đất, không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền theo hướng cụ thể như sau:
(i) Đối với các công trình xây dựng khác phục vụ vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi được bồi thường theo bộ đơn giá quy định tại thời điểm bồi thường.
(ii) Đối với các công trình xây dựng khác phục vụ đời sống sinh hoạt xây dựng trên đất nông nghiệp liền kề với đất ở hoặc trong cùng khuân viên khu đất ở của cùng chủ sử dụng mà có nhà ở xây dựng hợp pháp thì được bồi thường theo bộ đơn giá quy định tại thời điểm bồi thường.
(ii) Đối với các công trình xây dựng khác phục vụ đời sống sinh hoạt xây dựng trên đất nông nghiêp và đất ở mà gắn với nhà ở xây dựng không hợp pháp thì căn cứ nguồn gốc, thời điểm tạo lập để hỗ trợ theo quy định.
Yêu cầu các địa phương rà soát toàn bộ các trường hợp còn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chấp hành chủ trương thu hồi đất của nhà nước. Đối với các trường hợp đã được xem xét trả lời, giải quyết các vướng mắc, đã được tuyên truyền, vận động nhiều lần nhưng vẫn chây ì, không phối hợp thì rà soát hồ sơ, hoàn thiện các trình tự thủ tục để tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố.
2.2. Về vướng mắc liên quan đến Đê Giới Phiên (gồm các dự án: (i) Dự án khu đô thị Bách Lẫm A; (ii) Dự án Khu đô thị Bách Lẫm B; (iii) Dự án Khu đô thị mới xã Giới Phiên; (iv) Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (Quỹ đất dọc kè sông Hồng, khu vực giáp Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Yên Bái)
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Yên Bái khẩn trương thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao tại Thông báo số 86/TB-VP ngày 02/8/2022 để đảm bảo điều kiện triển khai các dự án phát triển quỹ đất theo kế hoạch, cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái bám sát Vụ quản lý đê điều và các cơ quan liên quan của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sớm có được kết quả phê duyệt phân loại, phân cấp đê đối với đê chống ngập sông Hồng khu vực xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.
- Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu khẩn trương hoàn thành phương án cải tạo, gia cố đê Giới Phiên kết hợp với phát triển đô thị theo Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; chủ động liên hệ và làm việc trực tiếp với Vụ Quản lý đê điều - Tổng cục Phòng chống thiên tai để xin ý kiến về phương án xác định mốc giới của đê và hành lang bảo vệ đê. Cập nhật vào phương án phòng chống lũ và kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai hiện trạng hệ thống đê kè của thành phố Yên Bái đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 tỉnh Yên Bái.
2.3. Nhiệm vụ cụ thể đối với từng quỹ đất cụ thể như sau:
2.3.1. Đối với dự án Khu đô thị trung tâm phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ (diện tích 9,7ha): Giao Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ khẩn trương xem xét, phê duyệt giá đất cụ thể để làm giá bồi thường cho các trường hợp thuộc diện bị thu hồi đất thực hiện dự án; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng; trường hợp khó khăn, vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, xử lý, giải quyết.
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu phương án phân kỳ và xác định cụ thể ranh giới các giai đoạn thực hiện đồ án quy hoạch được duyệt đảm bảo tính đồng bộ, kết nối các công trình hạ tầng và hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.
2.3.2. Dự án xây dựng khu đô thị mới (Khu vực cầu Bảo Lương)
Giao Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái phối hợp với Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh) khẩn trương hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Kè suối để bàn giao phần diện tích thuộc dự án xây dựng khu đô thị mới (khu vực cầu Bảo Lương) cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện dự án.
2.3.3. Dự án xây dụng khu dân cư nông thôn mới khu vực cầu vượt An Bình, xã An Bình, huyện Văn Yên: Giao Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên phối hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái xem xét, nghiên cứu phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, theo đó có điều chỉnh quy mô, cấp đường thuộc dự án trên cơ sở phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch giao thông... sau khi lấy ý kiến thỏa thuận của Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan, tạo sự quan tâm, sức hút của các nhà đầu tư khi tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất góp phần thu ngân sách của tỉnh.
2.3.4. Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (phát triển quỹ đất dọc hai bên đường Quốc lộ 32C nối đường Âu Cơ, đoạn từ cầu Ngòi Đong giao ngã tư đường Quốc lộ 37, Quốc lộ 32C nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Lưu ý: Quy hoạch chi tiết phải đảm bảo tuân thủ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
2.3.5. Đối với quy hoạch chi tiết Chỉnh trang khu dân cư phường Yên Ninh (khu vực đầu cầu Bách Lam) thành phố Yên Bái: Giao UBND thành phố Yên Bái phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái xem xét, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng không xây tường kè chắn đất dọc 2 bên đường dân sinh đoạn qua dự án, giữ nguyên cống chui và cải tạo thành hầm dành cho người đi bộ sang đường (nghiên cứu phương án kiến trúc của một số công trình hầm dành cho người đi bộ sang đường tại thành phố Hà Nội và các thành phố khác); bỏ tuyến đường dân sinh để san lấp tạo mặt bằng đồng nhất cho dự án. Khẩn trương hoàn thành, phê duyệt để triển khai các công việc tiếp theo đảm bảo tiến độ thu ngân sách của tỉnh.
2.3.6. Đối với dự án khu đô thị mới Đồng Tâm: Dự án được lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư được lựa chọn theo phương thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, do đó để đảm bảo việc tổ chức giao đất cho nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh việc tổ chức thực hiện giao đất và xác định giá trị nộp ngân sách M3 đối với dự án này báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2.3.7. Giao Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu sử dụng cơ sở nhà, đất của Nhà khách huyện Trạm Tấu và đề xuất phương án xử lý tài sản gửi Sở Tài chính nghiên cứu, thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và tiến độ triển khai các dự án phát triển quỹ đất năm 2022 (khối tỉnh), Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo để các cơ quan, đơn vị, địa phương biết, tổ chức triển khai thực hiện./.
2259 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn phòng UBND tỉnh mới ban hành Thông báo Kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và tiến độ triển khai các dự án phát triển quỹ đất năm 2022 (khối tỉnh).Ngày 01/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức buổi làm việc để đánh giá kết quả và tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển quỹ đất khối tỉnh. Dự và chỉ đạo buổi làm việc có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh; cùng lãnh đạo các địa phương: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; các huyện Văn Yên; Trạm Tấu; Lãnh đạo Chi cục Quản lý đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi nghe báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của UBND Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Yên, Trạm Tấu; qua ý kiến của các đại biểu dự buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã kết luận buổi làm việc, cụ thể như sau:
I. Đánh giá chung:
Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện phát triển quỹ đất, các dự án công trình theo kế hoạch đã được phê duyệt. Kết quả các nguồn thu từ đất (khối tỉnh) tính đến hết ngày 20/10/2022 là 235,2 tỷ đồng/936 tỷ đồng (Tiền sử dụng đất 193,55 tỷ đồng; tiền thuê đất 41,65 tỷ đồng) đạt 25,1% kế hoạch năm, bằng 75,2% so với cùng kỳ năm ngoái (312,69 tỷ đồng). Trong đó, tổng số tiền đã nộp ngân sách là 144,18 tỷ đồng/936 tỷ đồng (tiền sử dụng đất 124,05 tỷ đồng; tiền thuê đất 20,13 tỷ đồng) đạt 15,4% kế hoạch năm, bằng 61,4% so với cùng kỳ năm ngoái (234,97 tỷ đồng). Số tiền còn nợ: 91,02 tỷ đồng.
Như vậy so với cùng kỳ năm 2021 và so với kịch bản thu năm 2022 theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 09/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, số thu ngân sách đối với các nguồn thu từ phát triển quỹ đất (khối tỉnh) đạt ở mức rất thấp (Theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 09/3/2022 thì hết Quý 3, thu ngân sách khối tỉnh đạt 669,72 tỷ đồng).
Nguyên nhân: Việc triển khai các dự án phát triển quỹ đất phục vụ công tác thu ngân sách còn chậm (chậm về tiến độ thực hiện các dự án, chậm về tiến độ thu và chỉ tiêu thu); công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự chặt chẽ, chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện các bước, các thủ tục tại các cơ quan, đơn vị, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Ngành tài nguyên và môi trường (được giao là đơn vị đầu mối, chủ trì nhiều nội dung công việc), mặc dù đã bám sát nhiệm vụ, nhưng công tác chỉ đạo thiếu chặt chẽ, khoa học, việc tháo gỡ khó khăn để xử lý, giải quyết đối với các nhiệm vụ còn tồn tại, vướng mắc chưa kịp thời; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. Những tồn tại, hạn chế nêu trên làm ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển quỹ đất thu ngân sách khối tỉnh trong năm 2022.
Do vậy, trong thời gian 02 tháng cuối năm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường cần phải tập trung cao độ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án có khả năng thu ngân sách năm 2022, cụ thể:
II. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
1. Nhiệm vụ chung
- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, công trình phát triển quỹ đất thu ngân sách trong năm 2022; đặc biệt là các quỹ lớn, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Yên Bái, Văn Yên; Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, có báo cáo cụ thể về kịch bản thu ngân sách từ phát triển quỹ đất toàn tỉnh (khối tỉnh, khối huyện) từ nay đến cuối năm; trong đó xác định rõ nguồn thu, số thu đến từng dự án, công trình có khả năng thực hiện đến hết năm 2022; phân tích, đánh giá làm rõ nguyên nhân, đồng thời tham mưu đề xuất phương án làm cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
- Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, Ủy ban nhân dân các huyện Văn Yên tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, công trình phát triển quỹ đất thu ngân sách khối tỉnh trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm để góp phần hoàn thành công tác thu ngân sách từ phát triển quỹ đất khối tỉnh do hiện nay vướng mắc chủ yếu là liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các địa phương.
- Giao các sở, ngành: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triên nông thôn; Cục Thuế tỉnh chỉ đạo quyết liệt các phòng ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi trường để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục hồ sơ liên quan tại các đơn vị; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục đối với các dự án, công trình phát triển quỹ đất thu ngân sách năm 2022 của khối tỉnh đảm bảo tiến độ, thời gian và phù hợp với các quy định của pháp luật; thông báo, đôn đốc thu nợ đối với các quỹ đất, khu đất đã đưa đấu giá quyền sử dụng đất, đã cho thuê đất theo quy định.
2. Nhiệm vụ cụ thể cần triển khai thực hiện đối với một số quỹ đất và tháo gỡ khó khăn theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường
2.1. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các quỹ đất
Giao Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, UBND huyện Văn Yên tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng ban chuyên môn liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án triển khai trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; Theo đó, xem xét, bồi thường, hỗ trợ các công trình xây dựng khác tạo lập trước thời điểm ban hành thông báo thu hồi đất, không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền theo hướng cụ thể như sau:
(i) Đối với các công trình xây dựng khác phục vụ vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi được bồi thường theo bộ đơn giá quy định tại thời điểm bồi thường.
(ii) Đối với các công trình xây dựng khác phục vụ đời sống sinh hoạt xây dựng trên đất nông nghiệp liền kề với đất ở hoặc trong cùng khuân viên khu đất ở của cùng chủ sử dụng mà có nhà ở xây dựng hợp pháp thì được bồi thường theo bộ đơn giá quy định tại thời điểm bồi thường.
(ii) Đối với các công trình xây dựng khác phục vụ đời sống sinh hoạt xây dựng trên đất nông nghiêp và đất ở mà gắn với nhà ở xây dựng không hợp pháp thì căn cứ nguồn gốc, thời điểm tạo lập để hỗ trợ theo quy định.
Yêu cầu các địa phương rà soát toàn bộ các trường hợp còn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chấp hành chủ trương thu hồi đất của nhà nước. Đối với các trường hợp đã được xem xét trả lời, giải quyết các vướng mắc, đã được tuyên truyền, vận động nhiều lần nhưng vẫn chây ì, không phối hợp thì rà soát hồ sơ, hoàn thiện các trình tự thủ tục để tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố.
2.2. Về vướng mắc liên quan đến Đê Giới Phiên (gồm các dự án: (i) Dự án khu đô thị Bách Lẫm A; (ii) Dự án Khu đô thị Bách Lẫm B; (iii) Dự án Khu đô thị mới xã Giới Phiên; (iv) Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (Quỹ đất dọc kè sông Hồng, khu vực giáp Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Yên Bái)
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Yên Bái khẩn trương thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao tại Thông báo số 86/TB-VP ngày 02/8/2022 để đảm bảo điều kiện triển khai các dự án phát triển quỹ đất theo kế hoạch, cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái bám sát Vụ quản lý đê điều và các cơ quan liên quan của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sớm có được kết quả phê duyệt phân loại, phân cấp đê đối với đê chống ngập sông Hồng khu vực xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.
- Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu khẩn trương hoàn thành phương án cải tạo, gia cố đê Giới Phiên kết hợp với phát triển đô thị theo Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; chủ động liên hệ và làm việc trực tiếp với Vụ Quản lý đê điều - Tổng cục Phòng chống thiên tai để xin ý kiến về phương án xác định mốc giới của đê và hành lang bảo vệ đê. Cập nhật vào phương án phòng chống lũ và kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai hiện trạng hệ thống đê kè của thành phố Yên Bái đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 tỉnh Yên Bái.
2.3. Nhiệm vụ cụ thể đối với từng quỹ đất cụ thể như sau:
2.3.1. Đối với dự án Khu đô thị trung tâm phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ (diện tích 9,7ha): Giao Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ khẩn trương xem xét, phê duyệt giá đất cụ thể để làm giá bồi thường cho các trường hợp thuộc diện bị thu hồi đất thực hiện dự án; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng; trường hợp khó khăn, vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, xử lý, giải quyết.
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu phương án phân kỳ và xác định cụ thể ranh giới các giai đoạn thực hiện đồ án quy hoạch được duyệt đảm bảo tính đồng bộ, kết nối các công trình hạ tầng và hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.
2.3.2. Dự án xây dựng khu đô thị mới (Khu vực cầu Bảo Lương)
Giao Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái phối hợp với Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh) khẩn trương hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Kè suối để bàn giao phần diện tích thuộc dự án xây dựng khu đô thị mới (khu vực cầu Bảo Lương) cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện dự án.
2.3.3. Dự án xây dụng khu dân cư nông thôn mới khu vực cầu vượt An Bình, xã An Bình, huyện Văn Yên: Giao Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên phối hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái xem xét, nghiên cứu phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, theo đó có điều chỉnh quy mô, cấp đường thuộc dự án trên cơ sở phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch giao thông... sau khi lấy ý kiến thỏa thuận của Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan, tạo sự quan tâm, sức hút của các nhà đầu tư khi tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất góp phần thu ngân sách của tỉnh.
2.3.4. Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới (phát triển quỹ đất dọc hai bên đường Quốc lộ 32C nối đường Âu Cơ, đoạn từ cầu Ngòi Đong giao ngã tư đường Quốc lộ 37, Quốc lộ 32C nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Lưu ý: Quy hoạch chi tiết phải đảm bảo tuân thủ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
2.3.5. Đối với quy hoạch chi tiết Chỉnh trang khu dân cư phường Yên Ninh (khu vực đầu cầu Bách Lam) thành phố Yên Bái: Giao UBND thành phố Yên Bái phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái xem xét, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng không xây tường kè chắn đất dọc 2 bên đường dân sinh đoạn qua dự án, giữ nguyên cống chui và cải tạo thành hầm dành cho người đi bộ sang đường (nghiên cứu phương án kiến trúc của một số công trình hầm dành cho người đi bộ sang đường tại thành phố Hà Nội và các thành phố khác); bỏ tuyến đường dân sinh để san lấp tạo mặt bằng đồng nhất cho dự án. Khẩn trương hoàn thành, phê duyệt để triển khai các công việc tiếp theo đảm bảo tiến độ thu ngân sách của tỉnh.
2.3.6. Đối với dự án khu đô thị mới Đồng Tâm: Dự án được lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư được lựa chọn theo phương thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, do đó để đảm bảo việc tổ chức giao đất cho nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh việc tổ chức thực hiện giao đất và xác định giá trị nộp ngân sách M3 đối với dự án này báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2.3.7. Giao Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu sử dụng cơ sở nhà, đất của Nhà khách huyện Trạm Tấu và đề xuất phương án xử lý tài sản gửi Sở Tài chính nghiên cứu, thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và tiến độ triển khai các dự án phát triển quỹ đất năm 2022 (khối tỉnh), Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo để các cơ quan, đơn vị, địa phương biết, tổ chức triển khai thực hiện./.
Các bài khác
- Chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (26/10/2022)
- Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (19/10/2022)
- Nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2022 (12/10/2022)
- Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng (08/10/2022)
- Kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ (06/10/2022)
- Thành lập Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, huyện Yên Bình (30/09/2022)
- Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh, xử lý tiêu cực trong hoạt động xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới đất liền (30/09/2022)
- Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá (29/09/2022)
- Kết luận của đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi làm việc về tiến độ triển khai thực hiện dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (27/09/2022)
- Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới (18/09/2022)
Xem thêm »