CTTĐT - Từ ngày 8 - 9/3, huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu năm 2024.
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc
Nà Hẩu là địa phương có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng tương đối lớn, với gần 5.000 ha. Những năm qua, rừng luôn là nguồn sống, che chở cho đồng bào dân tộc Mông trong xã. Để bảo vệ rừng cũng như phát huy phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Mông Nà Hẩu, hàng năm nhân dân trong xã đều tổ chức Lễ hội Tết rừng.
Lễ hội Tết rừng được xây dựng dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân no ấm hạnh phúc.
Đến với Lễ hội, du khách đến dừng chân, nghỉ dưỡng, được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân nơi đây. Du khách sẽ được nghỉ ngơi tại những ngôi nhà sàn truyền thống mà bốn bề là cây rừng cổ thụ cùng với dòng suối trong lành; được thưởng thức những đêm trăng, lửa trại bên chén rượu ốc rừng, thưởng thức những vũ điệu Sênh Tiền, múa Khèn rộn rã, du dương, trong trang phục văn hóa thuần Mông.
Lễ hội là dịp quảng bá nhân rộng thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến thăm quan rừng sinh thái, khám phá sự kỳ thú của cánh rừng nguyên sinh, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra, từ đó tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững.
1388 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ ngày 8 - 9/3, huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu năm 2024.Nà Hẩu là địa phương có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng tương đối lớn, với gần 5.000 ha. Những năm qua, rừng luôn là nguồn sống, che chở cho đồng bào dân tộc Mông trong xã. Để bảo vệ rừng cũng như phát huy phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Mông Nà Hẩu, hàng năm nhân dân trong xã đều tổ chức Lễ hội Tết rừng.
Lễ hội Tết rừng được xây dựng dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân no ấm hạnh phúc.
Đến với Lễ hội, du khách đến dừng chân, nghỉ dưỡng, được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân nơi đây. Du khách sẽ được nghỉ ngơi tại những ngôi nhà sàn truyền thống mà bốn bề là cây rừng cổ thụ cùng với dòng suối trong lành; được thưởng thức những đêm trăng, lửa trại bên chén rượu ốc rừng, thưởng thức những vũ điệu Sênh Tiền, múa Khèn rộn rã, du dương, trong trang phục văn hóa thuần Mông.
Lễ hội là dịp quảng bá nhân rộng thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến thăm quan rừng sinh thái, khám phá sự kỳ thú của cánh rừng nguyên sinh, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra, từ đó tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững.