CTTĐT - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Nhận thức, ý tưởng, cách làm và những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái thời gian qua là một minh chứng sinh động khẳng định đường lối, chủ trương và điểm mới của Đảng ta tại Nghị quyết Đại hội XIII là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp trên cả hai bình diện: Tư duy lý luận và Giá trị thực tiễn.
Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX
Xin được bắt đầu câu chuyện về Yên Bái, tỉnh đầu tiên và tới thời điểm này là duy nhất trong cả nước đưa “Chỉ số hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. “Chỉ số hạnh phúc” cũng là một trong những nội dung mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trong phát biểu chỉ đạo tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, ngày 23/02/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phương châm: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt". Điều này thật đúng và ý nghĩa với Yên Bái khi chuẩn bị tổng kết thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội các cấp, trong đó có việc đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết và hiện thực hóa trong cuộc sống người dân Yên Bái.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, theo triết lý phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định, “nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh, động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Theo ông Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, ngày 24/01/2024: “Trong nhiều năm, chúng tôi thấy rằng Yên Bái là một tỉnh điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Nếu như đặt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, về thu ngân sách thì có thể mãi mãi Yên Bái vẫn là một tỉnh đi sau và là tỉnh kém phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dù là tỉnh phát triển đến mức độ nào thì vấn đề cuối cùng vẫn là phải bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân. Cho nên nhiệm kỳ này, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển xanh, hài hòa, bản sắc hạnh phúc với mục đích mọi thành quả của sự phát triển cuối cùng cũng là để đem lại sự hạnh phúc cho nhân dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân...”.
Vậy, điều gì đã khiến một tỉnh miền núi còn nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như Yên Bái tự tin, có cơ sở xây dựng và nâng cao Chỉ số hạnh phúc của người dân?
Trước hết, xuất phát từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có vị trí địa lý quan trọng, khí hậu ôn hòa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng với mạng lưới giao thông đa dạng, đồng bộ đã và đang tạo thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế, thương mại, phát triển văn hóa xã hội với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước và quốc tế.
Yên Bái có tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nguồn nước; có môi trường sinh thái tốt, môi trường sống đảm bảo với trên 63% diện tích che phủ rừng ổn định, xếp thứ tư cả nước. Yên Bái không phải đảm đương trọng trách về tăng trưởng kinh tế như các thành phố lớn, song Yên Bái và vùng Tây Bắc phải đảm nhiệm trọng trách, sứ mệnh giữ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nguồn nước, là "lá phổi" xanh giữ oxy cho Hà Nội và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Yên Bái đã đặt mục tiêu đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên với tư tưởng nhất quán là phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường; không thể chỉ chú trọng kinh tế mà coi nhẹ văn hóa, xã hội.
Yên Bái chứa đựng truyền thống lịch sử, văn hóa với những giá trị tinh thần phong phú, giàu bản sắc, nơi hội tụ những sắc màu văn hóa đã được hun đúc, bảo tồn, gìn giữ tự bao đời nay. Nhân dân các dân tộc Yên Bái có truyền thống yêu nước, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, đoàn kết, gắn bó trong lao động, sản xuất và xây dựng quê hương. Yếu tố bản sắc luôn được chú trọng, bởi mảnh đất này là nơi sinh tụ của hơn 30 dân tộc anh em mang bản sắc văn hóa độc đáo, đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quý giá, sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đúng phương châm “biến di sản thành tài sản”.
Yên Bái có nguồn nhân lực dồi dào (trên 86 vạn dân với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động). Yên Bái luôn coi trọng, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tạo sức mạnh nội sinh, xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển, khát vọng đổi mới, sáng tạo như mạch nguồn tư tưởng đang căng tràn trong tư duy và cảm xúc của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Yên Bái đã và đang hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng chính những nỗ lực và thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhất là thành tựu thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo và những kết quả đáng phấn khởi sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và đại hội đảng các cấp.
Cùng với đó, để cụ thể hóa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết và hiện thực hóa chỉ tiêu Nghị quyết trong thực tiễn cuộc sống, Yên Bái đã biến những ý tưởng táo bạo thành hành động thực tế; từ tư duy đột phá, sáng tạo thành các nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể, sát thực tiễn mà bất cứ người dân nào cũng có thể hiểu và thực hiện được.
Những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh đều nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân, đúng như tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh; đã phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với tinh thần, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân trong thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.
Các giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; được lồng gắn vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, góp phần khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu “tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của nhân dân”.
Từ đó, nhân dân hiểu và trân trọng hơn những nỗ lực, quyết tâm, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển chung của địa phương; càng trân trọng hơn khi những thành quả phát triển kinh tế - xã hội thực sự là của dân, do dân, vì dân, dân là người hưởng thụ.
(Kỳ tiếp: Cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc từ Nghị quyết vào cuộc sống ở Yên Bái: Hạnh phúc được đo lường bằng chính sự hài lòng của người dân)
2705 lượt xem
Hồng Thanh Tâm - Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Nhận thức, ý tưởng, cách làm và những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái thời gian qua là một minh chứng sinh động khẳng định đường lối, chủ trương và điểm mới của Đảng ta tại Nghị quyết Đại hội XIII là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp trên cả hai bình diện: Tư duy lý luận và Giá trị thực tiễn.
Xin được bắt đầu câu chuyện về Yên Bái, tỉnh đầu tiên và tới thời điểm này là duy nhất trong cả nước đưa “Chỉ số hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. “Chỉ số hạnh phúc” cũng là một trong những nội dung mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trong phát biểu chỉ đạo tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, ngày 23/02/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phương châm: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt". Điều này thật đúng và ý nghĩa với Yên Bái khi chuẩn bị tổng kết thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội các cấp, trong đó có việc đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết và hiện thực hóa trong cuộc sống người dân Yên Bái.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, theo triết lý phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định, “nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh, động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Theo ông Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, ngày 24/01/2024: “Trong nhiều năm, chúng tôi thấy rằng Yên Bái là một tỉnh điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Nếu như đặt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, về thu ngân sách thì có thể mãi mãi Yên Bái vẫn là một tỉnh đi sau và là tỉnh kém phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dù là tỉnh phát triển đến mức độ nào thì vấn đề cuối cùng vẫn là phải bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân. Cho nên nhiệm kỳ này, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển xanh, hài hòa, bản sắc hạnh phúc với mục đích mọi thành quả của sự phát triển cuối cùng cũng là để đem lại sự hạnh phúc cho nhân dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân...”.
Vậy, điều gì đã khiến một tỉnh miền núi còn nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như Yên Bái tự tin, có cơ sở xây dựng và nâng cao Chỉ số hạnh phúc của người dân?
Trước hết, xuất phát từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có vị trí địa lý quan trọng, khí hậu ôn hòa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng với mạng lưới giao thông đa dạng, đồng bộ đã và đang tạo thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế, thương mại, phát triển văn hóa xã hội với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước và quốc tế.
Yên Bái có tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nguồn nước; có môi trường sinh thái tốt, môi trường sống đảm bảo với trên 63% diện tích che phủ rừng ổn định, xếp thứ tư cả nước. Yên Bái không phải đảm đương trọng trách về tăng trưởng kinh tế như các thành phố lớn, song Yên Bái và vùng Tây Bắc phải đảm nhiệm trọng trách, sứ mệnh giữ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nguồn nước, là "lá phổi" xanh giữ oxy cho Hà Nội và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Yên Bái đã đặt mục tiêu đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên với tư tưởng nhất quán là phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường; không thể chỉ chú trọng kinh tế mà coi nhẹ văn hóa, xã hội.
Yên Bái chứa đựng truyền thống lịch sử, văn hóa với những giá trị tinh thần phong phú, giàu bản sắc, nơi hội tụ những sắc màu văn hóa đã được hun đúc, bảo tồn, gìn giữ tự bao đời nay. Nhân dân các dân tộc Yên Bái có truyền thống yêu nước, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, đoàn kết, gắn bó trong lao động, sản xuất và xây dựng quê hương. Yếu tố bản sắc luôn được chú trọng, bởi mảnh đất này là nơi sinh tụ của hơn 30 dân tộc anh em mang bản sắc văn hóa độc đáo, đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quý giá, sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đúng phương châm “biến di sản thành tài sản”.
Yên Bái có nguồn nhân lực dồi dào (trên 86 vạn dân với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động). Yên Bái luôn coi trọng, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tạo sức mạnh nội sinh, xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển, khát vọng đổi mới, sáng tạo như mạch nguồn tư tưởng đang căng tràn trong tư duy và cảm xúc của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Yên Bái đã và đang hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng chính những nỗ lực và thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhất là thành tựu thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo và những kết quả đáng phấn khởi sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và đại hội đảng các cấp.
Cùng với đó, để cụ thể hóa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết và hiện thực hóa chỉ tiêu Nghị quyết trong thực tiễn cuộc sống, Yên Bái đã biến những ý tưởng táo bạo thành hành động thực tế; từ tư duy đột phá, sáng tạo thành các nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể, sát thực tiễn mà bất cứ người dân nào cũng có thể hiểu và thực hiện được.
Những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh đều nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân, đúng như tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh; đã phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với tinh thần, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân trong thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.
Các giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; được lồng gắn vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, góp phần khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu “tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của nhân dân”.
Từ đó, nhân dân hiểu và trân trọng hơn những nỗ lực, quyết tâm, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển chung của địa phương; càng trân trọng hơn khi những thành quả phát triển kinh tế - xã hội thực sự là của dân, do dân, vì dân, dân là người hưởng thụ.
(Kỳ tiếp: Cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc từ Nghị quyết vào cuộc sống ở Yên Bái: Hạnh phúc được đo lường bằng chính sự hài lòng của người dân)
Các bài khác
- Triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo phương châm “Toàn dân, toàn diện” (13/03/2024)
- Đồng chí Giàng A Tông - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024 tại Văn Chấn (13/03/2024)
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Hội nghị gặp mặt trưởng thôn, tổ trưởng dân phố trên địa bàn thành phố năm 2024 (13/03/2024)
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long tham gia trồng cây, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn (13/03/2024)
- Yên Bái đổi mới, nâng cao chất lượng của công tác thi đua, khen thưởng (13/03/2024)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (12/03/2024)
- HĐND tỉnh giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” tại huyện Trấn Yên (12/03/2024)
- Điểm hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần qua (từ 4-10/3/2024) (11/03/2024)
- Thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật của UBND tỉnh Yên Bái trong tuần công tác vừa qua (11/03/2024)
- Làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 (10/03/2024)
Xem thêm »