CTTĐT - Sáng 14/3, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định 956/QĐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng về việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, ngày 06/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 956/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo quy định tại Quyết định số 956/QĐ-TTg, Hội đồng Y khoa Quốc gia có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh theo Nghị quyết số 20/NQ-TW để đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
Hội đồng có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội. Hội đồng hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Ngày 30/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 495/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo Bộ Y tế, tại thời điểm Quyết định số 956/QĐ-TTg được ban hành, Hội đồng Y khoa Quốc gia là một mô hình mới ở Việt Nam, chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, chưa có đủ hành lang pháp lý để Hội đồng triển khai tổ chức hoạt động. Trải qua 3 năm thực hiện Quyết định số 956/QĐ-TTg và Quyết định số 495/QĐ-TTg đã bộc lộ một số điểm cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa Quốc gia đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Quyết định số 956/QĐ-TTg và Quyết định số 495/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giúp cho Hội đồng Y khoa Quốc gia có thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đúng tiến độ quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Tại Hội nghị dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các đại biểu đã cùng tập trung thảo luận nêu lên những khó khăn, bất cập và sự cần thiết phải thay thế Quyết định số 956/QĐ-TTg. Nếu không có cơ chế tốt thì HĐYK sẽ quá tải, phải phân cấp phân quyền mạnh hơn… các đại biểu cũng có nhiều đóng góp dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, tài chính, nguyên tắc hoạt động,… của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà hoan nghêng Bộ Y tế sớm có tham mưu để trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết. Đồng chí yêu cầu các đơn vị cần bám sát luật, bám sát Nghị định; Hội đồng y khoa chủ trì phối hợp với các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành xây dựng khung năng lực đánh giá để đảm bảo chuẩn và định hình lại chất lượng đào tạo ở các nhà trường; Hội đồng phải dựa trên chuẩn đánh giá thống nhất trên toàn quốc cho 8 chức danh và 11 đối tượng, lưu ý điều kiện đánh giá về lý thuyết và thực hành; đầu tư hệ thống đánh giá ở cơ sở đáp ứng đủ yêu cầu; phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện; Bộ Y tế sớm hoàn thiện các nội để hoàn thiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia.
2242 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/3, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định 956/QĐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng về việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh.Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, ngày 06/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 956/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo quy định tại Quyết định số 956/QĐ-TTg, Hội đồng Y khoa Quốc gia có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh theo Nghị quyết số 20/NQ-TW để đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
Hội đồng có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội. Hội đồng hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Ngày 30/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 495/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo Bộ Y tế, tại thời điểm Quyết định số 956/QĐ-TTg được ban hành, Hội đồng Y khoa Quốc gia là một mô hình mới ở Việt Nam, chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, chưa có đủ hành lang pháp lý để Hội đồng triển khai tổ chức hoạt động. Trải qua 3 năm thực hiện Quyết định số 956/QĐ-TTg và Quyết định số 495/QĐ-TTg đã bộc lộ một số điểm cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa Quốc gia đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Quyết định số 956/QĐ-TTg và Quyết định số 495/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giúp cho Hội đồng Y khoa Quốc gia có thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đúng tiến độ quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Tại Hội nghị dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các đại biểu đã cùng tập trung thảo luận nêu lên những khó khăn, bất cập và sự cần thiết phải thay thế Quyết định số 956/QĐ-TTg. Nếu không có cơ chế tốt thì HĐYK sẽ quá tải, phải phân cấp phân quyền mạnh hơn… các đại biểu cũng có nhiều đóng góp dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, tài chính, nguyên tắc hoạt động,… của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà hoan nghêng Bộ Y tế sớm có tham mưu để trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết. Đồng chí yêu cầu các đơn vị cần bám sát luật, bám sát Nghị định; Hội đồng y khoa chủ trì phối hợp với các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành xây dựng khung năng lực đánh giá để đảm bảo chuẩn và định hình lại chất lượng đào tạo ở các nhà trường; Hội đồng phải dựa trên chuẩn đánh giá thống nhất trên toàn quốc cho 8 chức danh và 11 đối tượng, lưu ý điều kiện đánh giá về lý thuyết và thực hành; đầu tư hệ thống đánh giá ở cơ sở đáp ứng đủ yêu cầu; phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện; Bộ Y tế sớm hoàn thiện các nội để hoàn thiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia.