CTTĐT - Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã bảo đảm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác trên địa bàn trên toàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp.
Tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách
Trong giai đoạn 2021 - 2023, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thường xuyên, chủ động rà soát nhu cầu vay vốn, trình cấp trên giao nguồn vốn, tổng hợp hồ sơ, giải ngân cho cho vay kịp thời đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Với nguồn vốn được giao tăng trưởng và nguồn vốn thu hồi cho vay quay vòng, Chi nhánh đã thực hiện cho vay mới 74.652 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số cho vay 3.754 tỷ đồng. Đến hết tháng 12/2023, Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đang triển khai trên địa bàn tỉnh 19 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ các chương trình đạt 4.867,5 tỷ đồng, tăng 1.560 tỷ đồng so với năm 2020 (tỷ lệ tăng trưởng 47,2%). Số hộ đang còn dư nợ là 85.489 hộ.
Đối với chương trình giảm nghèo bền vững: Doanh số cho vay trong giai đoạn 2021-2023 nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 1.955,7 tỷ đồng, số hộ được vay vốn 28.810 hộ, dư nợ đến hết tháng 12/2023 đạt 2.591,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,24% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn, số hộ còn dư nợ 42.766 hộ.
Đối với chương trình xây dựng Nông thôn mới: Doanh số cho vay trong giai đoạn 2021-2023 tại các xã thuộc khu vực nông thôn 3.309,8 tỷ đồng, số hộ đuợc vay vốn 65.693 hộ, dư nợ đến hết tháng 12/2023 đạt 4.329,6 tỷ đồng, chiếm 89% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn, số hộ còn dư nợ 77.474 hộ, trong đó riêng chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn cho vay mới được 22,336 hộ, số tiền 446,2 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo 44.672 công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Dư nợ chương trình đạt 583,9 tỷ đồng với 30.277 hộ có dư nợ.
Đối với chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi: Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiến hành giải ngân được 704 hộ với số tiền 32,2 tỷ đồng, trong đó: 141 hộ thiếu đất sản xuất vay vốn để chuyển đổi nghề với số tiền 10,9 tỷ đồng; 563 vay vốn để làm nhà ờ số tiền 21,4 tỷ đồng.
Theo đánh giá, chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn được duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0111% thấp hơn mức cho phép của Chính phủ (5%), hầu hết khách hàng vay vốn đều chấp hành các quy định về trả nợ gốc, lãi khi đến hạn.
Từ nguồn vốn cho vay trên, trong hai năm 2021-2023 các khách hàng vay vốn đã đầu tư trồng, chăm sóc, cải tạo được 49.285 ha rừng, 1.099ha cây ăn quả, mua 25.035 con trâu, bò; hơn 600 ngàn con giống gia súc khác, xây dựng được 22.336 công trình nước sạch, 22.336 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn khu vưc nông thôn, hỗ trợ 373 em học sinh sinh viên theo học tại các trường đại học cao đẳng, trung cấp, hỗ trợ 752 hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp làm nhà ở, tạo thêm 11.196 việc làm mới cho người lao động.
Vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách có vốn để đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021-2023 của tỉnh từ 18,7% năm 2021 xuống còn 9,16% năm 2023.
Giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu bảo đảm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác trên địa bàn trên toàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp. Tập trung nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã xây dựng nông thôn mới.
Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; điều chỉnh mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường khai thác và huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác; đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của ngân hàng CSXH, tạo thuận lợi hơn nữa cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Tỉnh Yên Bái tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng CSXH, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động giao dịch tại xã, thực hiện công khai về các thông tin, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách, đồng thời phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện tại địa bàn các huyện nghèo, các xã xây dựng nông thôn mới để mọi người dân biết và tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của các chương trình, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng vốn vay, trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn. Đồng thời tham mưu triển khai kịp thời, đúng quy định các chương trình tín dụng chính sách mới.
1296 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã bảo đảm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác trên địa bàn trên toàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp.Trong giai đoạn 2021 - 2023, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thường xuyên, chủ động rà soát nhu cầu vay vốn, trình cấp trên giao nguồn vốn, tổng hợp hồ sơ, giải ngân cho cho vay kịp thời đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Với nguồn vốn được giao tăng trưởng và nguồn vốn thu hồi cho vay quay vòng, Chi nhánh đã thực hiện cho vay mới 74.652 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số cho vay 3.754 tỷ đồng. Đến hết tháng 12/2023, Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đang triển khai trên địa bàn tỉnh 19 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ các chương trình đạt 4.867,5 tỷ đồng, tăng 1.560 tỷ đồng so với năm 2020 (tỷ lệ tăng trưởng 47,2%). Số hộ đang còn dư nợ là 85.489 hộ.
Đối với chương trình giảm nghèo bền vững: Doanh số cho vay trong giai đoạn 2021-2023 nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 1.955,7 tỷ đồng, số hộ được vay vốn 28.810 hộ, dư nợ đến hết tháng 12/2023 đạt 2.591,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,24% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn, số hộ còn dư nợ 42.766 hộ.
Đối với chương trình xây dựng Nông thôn mới: Doanh số cho vay trong giai đoạn 2021-2023 tại các xã thuộc khu vực nông thôn 3.309,8 tỷ đồng, số hộ đuợc vay vốn 65.693 hộ, dư nợ đến hết tháng 12/2023 đạt 4.329,6 tỷ đồng, chiếm 89% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn, số hộ còn dư nợ 77.474 hộ, trong đó riêng chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn cho vay mới được 22,336 hộ, số tiền 446,2 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo 44.672 công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Dư nợ chương trình đạt 583,9 tỷ đồng với 30.277 hộ có dư nợ.
Đối với chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi: Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiến hành giải ngân được 704 hộ với số tiền 32,2 tỷ đồng, trong đó: 141 hộ thiếu đất sản xuất vay vốn để chuyển đổi nghề với số tiền 10,9 tỷ đồng; 563 vay vốn để làm nhà ờ số tiền 21,4 tỷ đồng.
Theo đánh giá, chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn được duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0111% thấp hơn mức cho phép của Chính phủ (5%), hầu hết khách hàng vay vốn đều chấp hành các quy định về trả nợ gốc, lãi khi đến hạn.
Từ nguồn vốn cho vay trên, trong hai năm 2021-2023 các khách hàng vay vốn đã đầu tư trồng, chăm sóc, cải tạo được 49.285 ha rừng, 1.099ha cây ăn quả, mua 25.035 con trâu, bò; hơn 600 ngàn con giống gia súc khác, xây dựng được 22.336 công trình nước sạch, 22.336 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn khu vưc nông thôn, hỗ trợ 373 em học sinh sinh viên theo học tại các trường đại học cao đẳng, trung cấp, hỗ trợ 752 hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp làm nhà ở, tạo thêm 11.196 việc làm mới cho người lao động.
Vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách có vốn để đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021-2023 của tỉnh từ 18,7% năm 2021 xuống còn 9,16% năm 2023.
Giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu bảo đảm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác trên địa bàn trên toàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp. Tập trung nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã xây dựng nông thôn mới.
Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; điều chỉnh mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường khai thác và huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác; đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của ngân hàng CSXH, tạo thuận lợi hơn nữa cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Tỉnh Yên Bái tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng CSXH, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động giao dịch tại xã, thực hiện công khai về các thông tin, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách, đồng thời phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện tại địa bàn các huyện nghèo, các xã xây dựng nông thôn mới để mọi người dân biết và tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của các chương trình, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng vốn vay, trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn. Đồng thời tham mưu triển khai kịp thời, đúng quy định các chương trình tín dụng chính sách mới.