CTTĐT - Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hội nông dân và phong trào nông dân tỉnh Yên Bái; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; xây dựng tổ chức Hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó chủ yếu, trực tiếp là cấp uỷ, chính quyền và ban chấp hành hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các cấp Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới
Đây là một trong những quan điểm để thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới được Tỉnh ủy Yên Bái đặt ra trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.
Cùng với đó tăng cường trách nhiệm của các cấp hội nông dân tỉnh Yên Bái trong đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và phát huy quyền làm chủ của nông dân; tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ nông dân thực hiện tốt vai trò chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững và công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn, hội nhập quốc tế; góp phần xây dựng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với nông dân.
Củng cố vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Hội trong phong trào nông dân; nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, phát triển tổ chức, hội viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Mục tiêu tổng quát nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân, xây dựng hội nông dân các cấp tỉnh Yên Bái vững mạnh; làm tốt vai trò đại diện và động viên, cổ vũ nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới bền vững, hướng tới xây dựng, phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh ” trên địa bàn tỉnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc’ trở thành tỉnh khá vào năm 2025, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước vào năm 2050.
Mục tiêu cụ thể phấn đấu hằng năm
100% hội viên nông dân được tuyên truyền các chủ trương, nghi quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.
Kết nạp từ 1.600 hội viên nông dân mới trở lên.
Hằng năm có 70% chi hội nông dân hoàn thành tốt nhiệm trở lên; 80% hội nông dân cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% hội nông dân cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho từ 3.500 hội viên nông dân, lao động nông thôn trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho 200 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.
Hỗ trợ ít nhất 3.000 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử.
Thành lập mới 55 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 10 chi hội nông dân nghề nghiệp.
Vận động từ 1.000 hội viên nông dân trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 55 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 10 hợp tác xã nông nghiệp.
60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu, trong đó có 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Phấn đấu 100% hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế; vận động từ 700 hội viên nông dân trở lên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tăng trưởng tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đạt từ 5 tỷ đồng/năm trở lên.
Tổ chức Hội các cấp hoàn thành, hoàn thành vượt các chỉ tiêu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao và chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm của Tỉnh ủy.
Để đạt được những mục tiêu đó, tỉnh Yên Bái tập trung tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng với hội nông dân; Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; Động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; Phát huy vai trò của hội nông dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân.
1419 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hội nông dân và phong trào nông dân tỉnh Yên Bái; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; xây dựng tổ chức Hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó chủ yếu, trực tiếp là cấp uỷ, chính quyền và ban chấp hành hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh.Đây là một trong những quan điểm để thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới được Tỉnh ủy Yên Bái đặt ra trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.
Cùng với đó tăng cường trách nhiệm của các cấp hội nông dân tỉnh Yên Bái trong đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và phát huy quyền làm chủ của nông dân; tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ nông dân thực hiện tốt vai trò chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững và công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn, hội nhập quốc tế; góp phần xây dựng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với nông dân.
Củng cố vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Hội trong phong trào nông dân; nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, phát triển tổ chức, hội viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Mục tiêu tổng quát nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân, xây dựng hội nông dân các cấp tỉnh Yên Bái vững mạnh; làm tốt vai trò đại diện và động viên, cổ vũ nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới bền vững, hướng tới xây dựng, phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh ” trên địa bàn tỉnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc’ trở thành tỉnh khá vào năm 2025, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước vào năm 2050.
Mục tiêu cụ thể phấn đấu hằng năm
100% hội viên nông dân được tuyên truyền các chủ trương, nghi quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.
Kết nạp từ 1.600 hội viên nông dân mới trở lên.
Hằng năm có 70% chi hội nông dân hoàn thành tốt nhiệm trở lên; 80% hội nông dân cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% hội nông dân cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho từ 3.500 hội viên nông dân, lao động nông thôn trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho 200 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.
Hỗ trợ ít nhất 3.000 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử.
Thành lập mới 55 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 10 chi hội nông dân nghề nghiệp.
Vận động từ 1.000 hội viên nông dân trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 55 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 10 hợp tác xã nông nghiệp.
60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu, trong đó có 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Phấn đấu 100% hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế; vận động từ 700 hội viên nông dân trở lên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tăng trưởng tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đạt từ 5 tỷ đồng/năm trở lên.
Tổ chức Hội các cấp hoàn thành, hoàn thành vượt các chỉ tiêu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao và chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm của Tỉnh ủy.
Để đạt được những mục tiêu đó, tỉnh Yên Bái tập trung tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng với hội nông dân; Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; Động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; Phát huy vai trò của hội nông dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân.