CTTĐT - Tỉnh Yên Bái phấn đấu năm 2024 đạt thứ hạng tối thiểu là 50 trong bảng xếp hạng Chỉ số bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ năm 2025 đến năm 2030, đưa Yên Bái vào và duy trì ở thứ hạng từ 35 đến 40 trong bảng xếp hạng chỉ số bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là mục tiêu của Kế hoạch Cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) của tỉnh Yên Bái đến năm 2030.
Người dân Thành phố Yên Bái đổi rác thải tái chế lấy cây xanh.
Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước triển khai, thực hiện việc tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao trách nhiệm, từng bước thay đổi hành vi trong công tác bảo vệ môi trường.
Trong đó, tập trung cải thiện, nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số gồm:
+ (1) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn môi trường;
+ (2) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (3) Tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (4) Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (5) Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (6) Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị;
+ (7) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
+ (8) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn;
+ (9) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ (10) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung;
+ (11) Tăng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh;
+ (12) Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
+ (13) Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp;
+ (14) Giảm mạnh diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá;
+ (15) Đầu tư các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị;
+ (16) Số lượng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật;
+ (17) Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ (18) Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân;
+ (19) Duy trì xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
- Từng bước nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số gồm:
+ (1) Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh;
+ (2) Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo;
+ (3) Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo;
+ (4) Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống.
1173 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh Yên Bái phấn đấu năm 2024 đạt thứ hạng tối thiểu là 50 trong bảng xếp hạng Chỉ số bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ năm 2025 đến năm 2030, đưa Yên Bái vào và duy trì ở thứ hạng từ 35 đến 40 trong bảng xếp hạng chỉ số bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là mục tiêu của Kế hoạch Cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) của tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước triển khai, thực hiện việc tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao trách nhiệm, từng bước thay đổi hành vi trong công tác bảo vệ môi trường.
Trong đó, tập trung cải thiện, nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số gồm:
+ (1) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn môi trường;
+ (2) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (3) Tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (4) Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (5) Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ (6) Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị;
+ (7) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
+ (8) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn;
+ (9) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ (10) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung;
+ (11) Tăng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh;
+ (12) Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
+ (13) Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp;
+ (14) Giảm mạnh diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá;
+ (15) Đầu tư các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị;
+ (16) Số lượng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật;
+ (17) Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ (18) Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân;
+ (19) Duy trì xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
- Từng bước nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số gồm:
+ (1) Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh;
+ (2) Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo;
+ (3) Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo;
+ (4) Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống.