CTTĐT - Để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện:
Các địa phương cần nâng cao hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng chống thiên tai
Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phát huy những ưu điểm, những chương trình, dự án, công việc mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, các văn bản của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Kịp thời kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để đảm bảo công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh các phương án phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 của địa phương để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, có hiệu quả. Sẵn sàng phương án sơ tán, đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng khi xảy ra sự cố, thiên tai trên địa bàn quản lý. Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn lực lượng quản lý đê (đối với các địa phương có đê). Chủ động, thường xuyên kiểm tra, rà soát công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai để kịp thời phát hiện và xử lý các vị trí xung yếu; tổ chức thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, chuẩn bị sẵn sàng vật tư và nguồn nhân lực tại chỗ để kịp thời xử lý các sự cố gây ngập úng trong mùa mưa bão năm 2024.
Tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về đê điều và các trường hợp san lấp, lấn chiếm sông, suối gây sạt lở, làm tắc nghẽn dòng chảy, hướng thoát nước tự nhiên trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các bến bãi tập kết vật liệu, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép ảnh hưởng đến an toàn đê, kè.
Nâng cao hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng chống thiên tai.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai; chỉ đạo phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp thời tiết của từng địa phương để hạn chế thiệt hại; có phương án cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời cho sản xuất.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh duy trì chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị thường trực để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai; tại các khu vực xung yếu (vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ven sông, suối vùng trũng thấp…). Sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị ứng phó, hỗ trợ, chi viện cho các huyện, thị xã, thành phố ngay khi có yêu cầu....
Công an tỉnh chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực bị thiên tai. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải bố trí lực lượng phân luồng giao thông, hướng dẫn giao thông ở các khu vực bị thiên tai, nhất là các khu vực cầu, ngầm tràn, sạt lở đất, sụt lún đất... Hỗ trợ khắc phục đối với các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra...
Các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 16 đợt thiên tai đã làm 08 người chết, 01 người bị thương, hư hỏng 1.612 căn nhà, thiệt hại 2.301 ha diện tích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, 4.641 con gia súc, gia cầm bị chết; 7 điểm trường, 10 công trình văn hoá, y tế bị hư hỏng và thiệt hại nhiều tài tài sản khác... Ước tính thiệt hại khoảng 420 tỷ đồng.
Dự báo trong năm 2024, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; qua đó, đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại...
|
1343 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện:Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phát huy những ưu điểm, những chương trình, dự án, công việc mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, các văn bản của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Kịp thời kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để đảm bảo công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh các phương án phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 của địa phương để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, có hiệu quả. Sẵn sàng phương án sơ tán, đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng khi xảy ra sự cố, thiên tai trên địa bàn quản lý. Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn lực lượng quản lý đê (đối với các địa phương có đê). Chủ động, thường xuyên kiểm tra, rà soát công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai để kịp thời phát hiện và xử lý các vị trí xung yếu; tổ chức thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, chuẩn bị sẵn sàng vật tư và nguồn nhân lực tại chỗ để kịp thời xử lý các sự cố gây ngập úng trong mùa mưa bão năm 2024.
Tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về đê điều và các trường hợp san lấp, lấn chiếm sông, suối gây sạt lở, làm tắc nghẽn dòng chảy, hướng thoát nước tự nhiên trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các bến bãi tập kết vật liệu, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép ảnh hưởng đến an toàn đê, kè.
Nâng cao hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng chống thiên tai.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai; chỉ đạo phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp thời tiết của từng địa phương để hạn chế thiệt hại; có phương án cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời cho sản xuất.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh duy trì chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị thường trực để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai; tại các khu vực xung yếu (vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ven sông, suối vùng trũng thấp…). Sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị ứng phó, hỗ trợ, chi viện cho các huyện, thị xã, thành phố ngay khi có yêu cầu....
Công an tỉnh chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực bị thiên tai. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải bố trí lực lượng phân luồng giao thông, hướng dẫn giao thông ở các khu vực bị thiên tai, nhất là các khu vực cầu, ngầm tràn, sạt lở đất, sụt lún đất... Hỗ trợ khắc phục đối với các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra...
Các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 16 đợt thiên tai đã làm 08 người chết, 01 người bị thương, hư hỏng 1.612 căn nhà, thiệt hại 2.301 ha diện tích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, 4.641 con gia súc, gia cầm bị chết; 7 điểm trường, 10 công trình văn hoá, y tế bị hư hỏng và thiệt hại nhiều tài tài sản khác... Ước tính thiệt hại khoảng 420 tỷ đồng.
Dự báo trong năm 2024, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; qua đó, đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại...