Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”(1). Là người học trò, người cộng sự thân thiết và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng thấu hiểu sâu sắc những yêu cầu phẩm chất, tư cách người cán bộ cách mạng và tư tưởng đạo đức cộng sản. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn phấn đấu, rèn luyện xứng đáng với những lời căn dặn của Người.
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm, chúc tết nhân dân xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, ngày 16-2-1969 (tức mùng 1 tết Kỷ Dậu)_Nguồn: baohaiduong.vn
Đóng góp tích cực vào quá trình vận động thành lập Đảng
Trong lịch sử bằng vàng của Đảng ta, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một nhân cách lớn, một người cộng sản mẫu mực, thuộc lớp các chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Đảng, được nhiều người biết đến với bí danh Sao Đỏ (thường gọi thân mật là Anh Cả).
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2-4-1904 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Cha mất sớm, nên từ khi còn nhỏ tuổi, đồng chí Nguyễn Lương Bằng phải bỏ học, làm đủ mọi nghề để kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Năm 1921, đồng chí phải rời quê ra Hải Phòng làm việc. Trong hoàn cảnh đó, đồng chí sớm thấu hiểu nỗi khổ cực, tủi nhục của người dân mất nước và nung nấu ý chí phải đánh đổ đế quốc, phong kiến, cứu lấy giống nòi.
Để thực hiện quyết tâm và hoài bão của mình, năm 1925, đồng chí Nguyễn Lương Bằng xin làm bồi bếp trên tàu Căngtông của Pháp chạy tuyến Hải Phòng - Hồng Kông (Trung Quốc), sau đó chuyển sang làm công trên một chiến thuyền của Pháp ở Sa Diện (Quảng Châu). Tại đây, đồng chí có điều kiện tiếp xúc với các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được giác ngộ và kết nạp vào Hội(2). Từ đây, người thanh niên yêu nước Nguyễn Lương Bằng chính thức tham gia hoạt động cách mạng cứu nước.
Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, sau khi vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Lương Bằng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng giải về lý luận cách mạng vô sản ở Việt Nam và nhanh chóng nhận ra rằng: Cách mạng là sự vùng dậy của đông đảo quần chúng giác ngộ về mục tiêu chung nhằm đánh đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Cách mạng giải phóng dân tộc cũng như vậy, đó là sự vùng dậy của cả một dân tộc đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc mình. Giai cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sản, thực hiện chuyên chính vô sản, hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nói chung và tiến hành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong từng quốc gia nói riêng, không thể một mình tự làm được mà phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Nhất là phải tổ chức, huy động được sức mạnh của cả dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Chính vì vậy, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã xung phong về nước thực hiện nhiệm vụ mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao: vừa tạo đất dựng Đảng cách mạng - tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, gây dựng cơ sở trong dân, vừa trực tiếp gieo mầm xã hội chủ nghĩa, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thiết lập đường dây liên lạc giữa Hải Phòng - Hồng Kông - Quảng Châu.
Về hoạt động ở thành phố Hải Phòng, trong thời gian ngắn, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã thiết lập được đường dây liên lạc theo tuyến vận tải đường thủy Hải Phòng - Hồng Kông - Quảng Châu. Tuyến liên lạc này đã đưa được nhiều thanh niên yêu nước sang Quảng Châu dự các khóa đào tạo, huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chuyển nhiều tài liệu, sách báo cách mạng vào trong nước, góp phần đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta. Cũng tại đây, cuộc đình công của trên 2.000 công nhân xe kéo Hải Phòng, nơi mà Nguyễn Lương Bằng hoạt động là một kết quả nổi bật trong giai đoạn này.
Tháng 10-1927, bị mật thám Pháp phát hiện, đồng chí phải bí mật chuyển vào hoạt động ở Sài Gòn, được phân công làm việc tại cơ quan Tổng bộ và Kỳ bộ Nam Kỳ. Cùng các đồng chí Ngô Thiêm, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng..., đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã gây dựng được nhiều cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong phong trào công nhân. Tháng 12-1928, theo sự phân công của tổ chức, đồng chí Nguyễn Lương Bằng trở lại Hải Phòng để thiết lập một đường dây liên lạc quốc tế bằng đường biển Hải Phòng - Paris (Pháp), thông qua các thủy thủ là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp làm việc trên tàu biển. Nhờ đường dây này, các sách báo, tài liệu từ nước ngoài được đưa về trong nước rất thuận tiện, an toàn. Các tin tức về phong trào cách mạng thế giới, về nước Nga xã hội chủ nghĩa từ đó được cập nhật, được dịch và đăng tải thường xuyên trên báo Cờ đỏ (cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng) đến với quần chúng nhân dân. Giữa năm 1929, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được Tổng bộ Thanh niên điều động đi nhận công tác mới ở Trung Quốc. Tháng 10-1929, tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, đồng chí được điều động đến Thượng Hải(3) (trên phần tô giới Pháp) để xây dựng cơ sở cách mạng trong Việt kiều, đồng thời tiến hành công tác binh vận, thiết lập đường dây liên lạc từ Trung Quốc về nước.
Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cách mạng, đồng chí cùng các đồng chí Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu), Lưu Quốc Long... cho in bí mật một số tờ báo ở Thượng Hải, như: tờ Giác ngộ để phổ biến chung cho Việt kiều và binh lính; tờ Kèn gọi lính dành riêng cho binh lính người Việt; tờ Hồng quân (Armée Ronge) dành cho binh lính người Pháp. Những tờ báo này có ảnh hưởng khá tốt trong hàng ngũ binh lính người Việt và cả binh lính người Pháp. Ghi nhận những đóng góp của đồng chí, Đảng ta đã khẳng định: “Đồng chí có nhiều dịp được ở bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một người cộng sự đắc lực trong việc xây dựng Đảng ta, giáo dục đảng viên, chăm lo sự vững vàng của Đảng về tư tưởng và tổ chức”(4).
Đấu tranh giữ vững khí tiết trong nhà tù thực dân
Tháng 5-1931, mật thám Pháp bắt được đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Bọn chúng dùng cực hình tra tấn đồng chí chết đi sống lại nhiều lần ngay trên đất tô giới Thượng Hải. Nhưng không khai thác được gì, chúng dẫn giải đồng chí về Sài Gòn, giam một thời gian rồi đưa ra Hà Nội.
Trong những ngày tháng bị giam giữ ở Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong những người hăng hái trong việc vận động thành lập chi bộ Đảng trong tù, được anh em tín nhiệm bầu làm đại diện trong các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù, buộc địch phải nhượng bộ. Các cuộc đấu tranh thắng lợi, tên gọi Sao Đỏ cũng xuất hiện từ đây.
Năm 1932, thực dân Pháp áp giải đồng chí Nguyễn Lương Bằng về Hải Dương để xét xử. Mặc dù không có chứng cứ, nhưng tòa án thực dân vẫn kết án đồng chí án tù khổ sai chung thân và đưa về lại Nhà tù Hỏa Lò giam giữ. Không chịu lùi bước trước quân thù, đồng chí bàn với các đồng chí khác phải vượt ngục để tiếp tục hoạt động. Sau một số lần thất bại, kế hoạch vượt ngục đêm Noel (ngày 25-12-1932) tại nhà thương Phủ Doãn, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng và một số đồng chí khác thực hiện thành công. Thoát khỏi lao tù, bị mất liên lạc với tổ chức đảng, đồng chí trở về quê Thanh Miện (Hải Dương) nơi bọn địch không ngờ nhất, để xây dựng cơ sở cách mạng, tiếp tục hoạt động. Được sự đùm bọc của nhân dân, đồng chí đã tự mình viết bài, tự in tờ báo Công nông, kêu gọi, động viên quần chúng giữ niềm tin vào Đảng, tiếp tục đấu tranh. Giữa năm 1933, trong một chuyến đi công tác lên Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Lương Bằng lại bị địch bắt, bị tòa án đề hình Bắc Giang đưa ra xử và y án khổ sai chung thân, rồi lại đưa về giam ở Nhà tù Hỏa Lò cho đến năm 1935 thì đưa đi đày ở Nhà tù Sơn La. Để lãnh đạo đấu tranh của tù chính trị ở Sơn La, cuối tháng 12-1939, các đảng viên trong nhà tù đã họp và bí mật thành lập chi bộ lâm thời gồm 10 đồng chí và cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Bí thư chi bộ(5). Sự ra đời của Chi bộ Nhà ngục Sơn La đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh của tù chính trị ở Sơn La, mở ra một giai đoạn phát triển mới phong trào cách mạng ở Sơn La.
Suốt 8 năm (từ năm 1935 đến khi vượt ngục năm 1943), trong Nhà tù Sơn La, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là người luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống lại bọn cai ngục, nêu cao khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, nhiều lần giáp mặt với cái chết, mặc cho quân thù tra tấn dã man, đồng chí vẫn nêu cao khí tiết của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bí danh Sao Đỏ, tên gọi trìu mến yêu thương mà bao thế hệ các chiến sĩ cộng sản đã tặng cho đồng chí trong nhà tù đế quốc, là sự khẳng định về phẩm giá, về tinh thần bất khuất và tư chất anh dũng cao đẹp của người cộng sản kiên cường. Như lời khẳng định của Đảng ta: “Đương đầu với những cuộc tra tấn dã man của quân thù, đồng chí không hề nao núng, một dạ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, nêu cao khí tiết cách mạng. “Sao Đỏ” đã chiếu sáng chói lọi đối với những người cách mạng, và là mối khiếp sợ của kẻ thù. Mặc dù biết bao thủ đoạn gian xảo và độc ác, chúng không thể nào lay chuyển nổi một chiến sĩ cộng sản gan vàng dạ sắt”(6).
Nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Cuối năm 1943, để đẩy mạnh phong trào cách mạng, cùng với một số chiến sĩ khác, đồng chí đã được chi bộ Đảng trong tù chỉ định vượt ngục trở về tham gia hoạt động cách mạng. Vượt ngục lần thứ hai thành công, đồng chí được phân công về hoạt động, xây dựng vùng ATK ven Hà Nội và được cử là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác tài chính và binh vận của Đảng. Là người có năng lực hoạt động thực tiễn, năng động, đồng chí đã đưa ra nhiều biện pháp huy động tài chính trong nhân dân, trong đó có việc vận động nhân dân mua tín phiếu Việt Minh đã thu được nhiều kết quả. Nhờ vậy, Đảng ta có điều kiện tài chính để mua sắm trang thiết bị in ấn, vũ khí và các phương tiện hoạt động, góp phần thiết thực vào công tác chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
Tháng 3-1945, trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tham dự Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (mở rộng) tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội nghị ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên “Đánh đuổi phát xít Nhật”, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ. Đó chính là tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nổ ra giành thắng lợi nhanh gọn.
Với những đóng góp và uy tín lớn lao, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào (tháng 8-1945), đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong năm người được bầu vào Ban Thường trực của Ủy ban Dân tộc giải phóng. Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội, đồng chí được cử là đại diện của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh vào Huế tước ấn kiếm của vua Bảo Đại.
Là một trong những người đã tham gia lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đồng chí là thành viên của Chính phủ lâm thời, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Trong những năm tháng đầu tiên, Nhà nước Việt Nam non trẻ cùng một lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập Chính phủ Liên hiệp, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tự nguyện xin rút lui khỏi thành phần Chính phủ, nhường chỗ cho những nhân sĩ yêu nước ở ngoài Việt Minh. Đánh giá về hành động này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân. Đó là một cử chỉ đáng khen, đáng kính mà chúng ta phải học”(7).
Sau khi Nhà nước ta ra đời, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được Đảng và Nhà nước trao giữ nhiều chức vụ quan trọng: Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên tại Liên Xô, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao phó phụ trách những lĩnh vực khó khăn, nhạy cảm như tài chính, kiểm tra, thanh tra... đòi hỏi phải có sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, song quan trọng hơn, người lãnh đạo phải có đức độ, tính gương mẫu và cái tâm trong sáng. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn thể hiện tinh thần cách mạng, đạo đức cộng sản trong sáng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thấy rõ vai trò, vị trí quan trọng của ngân hàng trong xây dựng và phát triển kinh tế, ngày 6-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Giám đốc.
Ngay sau khi thành lập, Ngân hàng đã bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao: đấu tranh trên mặt trận kinh tế, tiền tệ với địch bằng việc phát hành tiền, quản lý lưu thông tiền tệ, quản lý ngân khố quốc gia, quản lý ngoại hối, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa,… Ngày 12-5-1951, giấy bạc Ngân hàng quốc gia Việt Nam loại 20 đồng và 50 đồng lần đầu tiên ra đời thay tiền tài chính. Việc phát hành tiền Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể nhân dân(8). Đồng chí Nguyễn Lương Bằng có đóng góp quan trọng, lãnh đạo Ngân hàng vượt mọi khó khăn, gian khổ để đấu tranh có hiệu quả với địch trên mặt trận kinh tế, bước đầu xây dựng, hình thành các nghiệp vụ tiền tệ tín dụng ngân hàng kiểu mới của một quốc gia độc lập…
Là Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Liên Xô, đồng chí đã góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô(9). Đồng chí luôn luôn quán triệt, thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng ta là đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Cuộc đời đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn phấn đấu vì lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bí danh Sao Đỏ và tên gọi Anh Cả chính là sự tôn vinh những phẩm chất mẫu mực của đồng chí. “Tấm gương của Đồng chí là giá trị tinh thần mãi mãi tỏa sáng đối với nhiều thế hệ những người cộng sản và thanh niên ta, nhân dân ta. Tinh thần cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa của Đồng chí là bất diệt”(10).
------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 5, tr. 291
(2) Người giác ngộ đồng chí Nguyễn Lương Bằng là đồng chí Ích (tức Hồ Tùng Mậu). Trong Hồi ký cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể lại: “Đồng chí Ích tức là Hồ Tùng Mậu, đã đưa tôi đi chơi chỗ này, chỗ khác và đã giác ngộ tôi, đồng chí nêu lên sự đối xử bất công của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Đồng chí cũng kể cho tôi nghe về sự kiện ở Sa Điện do Phạm Hồng Thái ném bom mưu giết tên Toàn quyền Méclanh ở khách sạn Víchtoria. Tôi và Cẩm Xuỳnh cũng đã đến viếng mộ Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương. Đứng trước nấm mộ anh, lòng tôi vô cùng xúc động, tự như biết mình phải làm gì để tiếp nối dòng máu kiên cường và bất khuất của anh, dòng máu của một dân tộc anh hùng đã từng chống quân xâm lược... Đồng chí Hồ Tùng Mậu thấy tôi là một thanh niên hăng hái, yêu nước có nhiệt tình cách mạng, đã kết nạp tôi vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội... Bác Hồ có đến dự, nhưng không phát biểu gì”. Xem: Anh Cả Nguyễn Lương Bằng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 1 9 – 21
(3) Trong Hồi ký cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể lại: “Thanh niên ưa công tác khó khăn, mới mẻ, tôi không ngần ngại xin đi Thượng Hải, nơi chưa có cơ sở cách mạng, tự mình xây dựng lấy... Cầm vé tàu, lòng tôi tràn ngập niềm vui sướng được làm nhiệm vụ vinh quang mà Đảng tin tưởng giao cho mình; đồng thời cũng rất lo đến công việc đầy khó khăn, gian khổ đang chờ đợi mình. Ở Thượng Hải có 4.000 lính khố xanh và khố đỏ. Ngoài ra, có một số công nhân, cộng cả gia đình, kể cả binh lính thì có khoảng 6.000 người Việt Nam; khoảng 1.000 lính Pháp... Có thể nói,Thượng Hải là một địa điểm rất quan trọng về đường thủy lẫn đường bộ”. Xem: Anh Cả Nguyễn Lương Bằng, Sđd, tr. 38 - 39
(4) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
(5) Tháng 2-1940, chi bộ lâm thời được chuyển thành chi bộ chính thức. Theo đề nghị của đồng chí Tô Hiệu, chi bộ cử đồng chí Trần Huy Liệu làm Bí thư chi bộ và đồng chí Tô Hiệu là chi ủy viên.
(6) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 26
(8) Xem: Nguyễn Thị Giang: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”, in trong Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Hải Dương: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hải Dương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 89
(9) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
(10) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
1616 lượt xem
Theo Tạp chí cộng sản
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”(1). Là người học trò, người cộng sự thân thiết và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng thấu hiểu sâu sắc những yêu cầu phẩm chất, tư cách người cán bộ cách mạng và tư tưởng đạo đức cộng sản. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn phấn đấu, rèn luyện xứng đáng với những lời căn dặn của Người.Đóng góp tích cực vào quá trình vận động thành lập Đảng
Trong lịch sử bằng vàng của Đảng ta, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một nhân cách lớn, một người cộng sản mẫu mực, thuộc lớp các chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Đảng, được nhiều người biết đến với bí danh Sao Đỏ (thường gọi thân mật là Anh Cả).
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2-4-1904 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Cha mất sớm, nên từ khi còn nhỏ tuổi, đồng chí Nguyễn Lương Bằng phải bỏ học, làm đủ mọi nghề để kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Năm 1921, đồng chí phải rời quê ra Hải Phòng làm việc. Trong hoàn cảnh đó, đồng chí sớm thấu hiểu nỗi khổ cực, tủi nhục của người dân mất nước và nung nấu ý chí phải đánh đổ đế quốc, phong kiến, cứu lấy giống nòi.
Để thực hiện quyết tâm và hoài bão của mình, năm 1925, đồng chí Nguyễn Lương Bằng xin làm bồi bếp trên tàu Căngtông của Pháp chạy tuyến Hải Phòng - Hồng Kông (Trung Quốc), sau đó chuyển sang làm công trên một chiến thuyền của Pháp ở Sa Diện (Quảng Châu). Tại đây, đồng chí có điều kiện tiếp xúc với các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được giác ngộ và kết nạp vào Hội(2). Từ đây, người thanh niên yêu nước Nguyễn Lương Bằng chính thức tham gia hoạt động cách mạng cứu nước.
Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, sau khi vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Lương Bằng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng giải về lý luận cách mạng vô sản ở Việt Nam và nhanh chóng nhận ra rằng: Cách mạng là sự vùng dậy của đông đảo quần chúng giác ngộ về mục tiêu chung nhằm đánh đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Cách mạng giải phóng dân tộc cũng như vậy, đó là sự vùng dậy của cả một dân tộc đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc mình. Giai cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sản, thực hiện chuyên chính vô sản, hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nói chung và tiến hành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong từng quốc gia nói riêng, không thể một mình tự làm được mà phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Nhất là phải tổ chức, huy động được sức mạnh của cả dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Chính vì vậy, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã xung phong về nước thực hiện nhiệm vụ mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao: vừa tạo đất dựng Đảng cách mạng - tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, gây dựng cơ sở trong dân, vừa trực tiếp gieo mầm xã hội chủ nghĩa, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thiết lập đường dây liên lạc giữa Hải Phòng - Hồng Kông - Quảng Châu.
Về hoạt động ở thành phố Hải Phòng, trong thời gian ngắn, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã thiết lập được đường dây liên lạc theo tuyến vận tải đường thủy Hải Phòng - Hồng Kông - Quảng Châu. Tuyến liên lạc này đã đưa được nhiều thanh niên yêu nước sang Quảng Châu dự các khóa đào tạo, huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chuyển nhiều tài liệu, sách báo cách mạng vào trong nước, góp phần đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta. Cũng tại đây, cuộc đình công của trên 2.000 công nhân xe kéo Hải Phòng, nơi mà Nguyễn Lương Bằng hoạt động là một kết quả nổi bật trong giai đoạn này.
Tháng 10-1927, bị mật thám Pháp phát hiện, đồng chí phải bí mật chuyển vào hoạt động ở Sài Gòn, được phân công làm việc tại cơ quan Tổng bộ và Kỳ bộ Nam Kỳ. Cùng các đồng chí Ngô Thiêm, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng..., đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã gây dựng được nhiều cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong phong trào công nhân. Tháng 12-1928, theo sự phân công của tổ chức, đồng chí Nguyễn Lương Bằng trở lại Hải Phòng để thiết lập một đường dây liên lạc quốc tế bằng đường biển Hải Phòng - Paris (Pháp), thông qua các thủy thủ là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp làm việc trên tàu biển. Nhờ đường dây này, các sách báo, tài liệu từ nước ngoài được đưa về trong nước rất thuận tiện, an toàn. Các tin tức về phong trào cách mạng thế giới, về nước Nga xã hội chủ nghĩa từ đó được cập nhật, được dịch và đăng tải thường xuyên trên báo Cờ đỏ (cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng) đến với quần chúng nhân dân. Giữa năm 1929, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được Tổng bộ Thanh niên điều động đi nhận công tác mới ở Trung Quốc. Tháng 10-1929, tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, đồng chí được điều động đến Thượng Hải(3) (trên phần tô giới Pháp) để xây dựng cơ sở cách mạng trong Việt kiều, đồng thời tiến hành công tác binh vận, thiết lập đường dây liên lạc từ Trung Quốc về nước.
Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cách mạng, đồng chí cùng các đồng chí Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu), Lưu Quốc Long... cho in bí mật một số tờ báo ở Thượng Hải, như: tờ Giác ngộ để phổ biến chung cho Việt kiều và binh lính; tờ Kèn gọi lính dành riêng cho binh lính người Việt; tờ Hồng quân (Armée Ronge) dành cho binh lính người Pháp. Những tờ báo này có ảnh hưởng khá tốt trong hàng ngũ binh lính người Việt và cả binh lính người Pháp. Ghi nhận những đóng góp của đồng chí, Đảng ta đã khẳng định: “Đồng chí có nhiều dịp được ở bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một người cộng sự đắc lực trong việc xây dựng Đảng ta, giáo dục đảng viên, chăm lo sự vững vàng của Đảng về tư tưởng và tổ chức”(4).
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng nói chuyện thân mật với cử tri sau khi bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 1, khu phố Hai Bà Trưng, khu vực bầu cử số 3 (thành phố Hà Nội), ngày 25-4-1976_Ảnh: TTXVN
Đấu tranh giữ vững khí tiết trong nhà tù thực dân
Tháng 5-1931, mật thám Pháp bắt được đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Bọn chúng dùng cực hình tra tấn đồng chí chết đi sống lại nhiều lần ngay trên đất tô giới Thượng Hải. Nhưng không khai thác được gì, chúng dẫn giải đồng chí về Sài Gòn, giam một thời gian rồi đưa ra Hà Nội.
Trong những ngày tháng bị giam giữ ở Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong những người hăng hái trong việc vận động thành lập chi bộ Đảng trong tù, được anh em tín nhiệm bầu làm đại diện trong các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù, buộc địch phải nhượng bộ. Các cuộc đấu tranh thắng lợi, tên gọi Sao Đỏ cũng xuất hiện từ đây.
Năm 1932, thực dân Pháp áp giải đồng chí Nguyễn Lương Bằng về Hải Dương để xét xử. Mặc dù không có chứng cứ, nhưng tòa án thực dân vẫn kết án đồng chí án tù khổ sai chung thân và đưa về lại Nhà tù Hỏa Lò giam giữ. Không chịu lùi bước trước quân thù, đồng chí bàn với các đồng chí khác phải vượt ngục để tiếp tục hoạt động. Sau một số lần thất bại, kế hoạch vượt ngục đêm Noel (ngày 25-12-1932) tại nhà thương Phủ Doãn, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng và một số đồng chí khác thực hiện thành công. Thoát khỏi lao tù, bị mất liên lạc với tổ chức đảng, đồng chí trở về quê Thanh Miện (Hải Dương) nơi bọn địch không ngờ nhất, để xây dựng cơ sở cách mạng, tiếp tục hoạt động. Được sự đùm bọc của nhân dân, đồng chí đã tự mình viết bài, tự in tờ báo Công nông, kêu gọi, động viên quần chúng giữ niềm tin vào Đảng, tiếp tục đấu tranh. Giữa năm 1933, trong một chuyến đi công tác lên Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Lương Bằng lại bị địch bắt, bị tòa án đề hình Bắc Giang đưa ra xử và y án khổ sai chung thân, rồi lại đưa về giam ở Nhà tù Hỏa Lò cho đến năm 1935 thì đưa đi đày ở Nhà tù Sơn La. Để lãnh đạo đấu tranh của tù chính trị ở Sơn La, cuối tháng 12-1939, các đảng viên trong nhà tù đã họp và bí mật thành lập chi bộ lâm thời gồm 10 đồng chí và cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Bí thư chi bộ(5). Sự ra đời của Chi bộ Nhà ngục Sơn La đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh của tù chính trị ở Sơn La, mở ra một giai đoạn phát triển mới phong trào cách mạng ở Sơn La.
Suốt 8 năm (từ năm 1935 đến khi vượt ngục năm 1943), trong Nhà tù Sơn La, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là người luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống lại bọn cai ngục, nêu cao khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, nhiều lần giáp mặt với cái chết, mặc cho quân thù tra tấn dã man, đồng chí vẫn nêu cao khí tiết của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bí danh Sao Đỏ, tên gọi trìu mến yêu thương mà bao thế hệ các chiến sĩ cộng sản đã tặng cho đồng chí trong nhà tù đế quốc, là sự khẳng định về phẩm giá, về tinh thần bất khuất và tư chất anh dũng cao đẹp của người cộng sản kiên cường. Như lời khẳng định của Đảng ta: “Đương đầu với những cuộc tra tấn dã man của quân thù, đồng chí không hề nao núng, một dạ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, nêu cao khí tiết cách mạng. “Sao Đỏ” đã chiếu sáng chói lọi đối với những người cách mạng, và là mối khiếp sợ của kẻ thù. Mặc dù biết bao thủ đoạn gian xảo và độc ác, chúng không thể nào lay chuyển nổi một chiến sĩ cộng sản gan vàng dạ sắt”(6).
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cùng Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu tham quan Nhà trưng bày lưu niệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng_Ảnh: TTXVN
Nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Cuối năm 1943, để đẩy mạnh phong trào cách mạng, cùng với một số chiến sĩ khác, đồng chí đã được chi bộ Đảng trong tù chỉ định vượt ngục trở về tham gia hoạt động cách mạng. Vượt ngục lần thứ hai thành công, đồng chí được phân công về hoạt động, xây dựng vùng ATK ven Hà Nội và được cử là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác tài chính và binh vận của Đảng. Là người có năng lực hoạt động thực tiễn, năng động, đồng chí đã đưa ra nhiều biện pháp huy động tài chính trong nhân dân, trong đó có việc vận động nhân dân mua tín phiếu Việt Minh đã thu được nhiều kết quả. Nhờ vậy, Đảng ta có điều kiện tài chính để mua sắm trang thiết bị in ấn, vũ khí và các phương tiện hoạt động, góp phần thiết thực vào công tác chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
Tháng 3-1945, trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tham dự Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (mở rộng) tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội nghị ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên “Đánh đuổi phát xít Nhật”, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ. Đó chính là tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nổ ra giành thắng lợi nhanh gọn.
Với những đóng góp và uy tín lớn lao, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào (tháng 8-1945), đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong năm người được bầu vào Ban Thường trực của Ủy ban Dân tộc giải phóng. Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội, đồng chí được cử là đại diện của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh vào Huế tước ấn kiếm của vua Bảo Đại.
Là một trong những người đã tham gia lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đồng chí là thành viên của Chính phủ lâm thời, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Trong những năm tháng đầu tiên, Nhà nước Việt Nam non trẻ cùng một lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập Chính phủ Liên hiệp, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tự nguyện xin rút lui khỏi thành phần Chính phủ, nhường chỗ cho những nhân sĩ yêu nước ở ngoài Việt Minh. Đánh giá về hành động này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân. Đó là một cử chỉ đáng khen, đáng kính mà chúng ta phải học”(7).
Sau khi Nhà nước ta ra đời, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được Đảng và Nhà nước trao giữ nhiều chức vụ quan trọng: Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên tại Liên Xô, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao phó phụ trách những lĩnh vực khó khăn, nhạy cảm như tài chính, kiểm tra, thanh tra... đòi hỏi phải có sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, song quan trọng hơn, người lãnh đạo phải có đức độ, tính gương mẫu và cái tâm trong sáng. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn thể hiện tinh thần cách mạng, đạo đức cộng sản trong sáng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thấy rõ vai trò, vị trí quan trọng của ngân hàng trong xây dựng và phát triển kinh tế, ngày 6-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Giám đốc.
Ngay sau khi thành lập, Ngân hàng đã bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao: đấu tranh trên mặt trận kinh tế, tiền tệ với địch bằng việc phát hành tiền, quản lý lưu thông tiền tệ, quản lý ngân khố quốc gia, quản lý ngoại hối, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa,… Ngày 12-5-1951, giấy bạc Ngân hàng quốc gia Việt Nam loại 20 đồng và 50 đồng lần đầu tiên ra đời thay tiền tài chính. Việc phát hành tiền Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể nhân dân(8). Đồng chí Nguyễn Lương Bằng có đóng góp quan trọng, lãnh đạo Ngân hàng vượt mọi khó khăn, gian khổ để đấu tranh có hiệu quả với địch trên mặt trận kinh tế, bước đầu xây dựng, hình thành các nghiệp vụ tiền tệ tín dụng ngân hàng kiểu mới của một quốc gia độc lập…
Là Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Liên Xô, đồng chí đã góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô(9). Đồng chí luôn luôn quán triệt, thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng ta là đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Cuộc đời đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn phấn đấu vì lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bí danh Sao Đỏ và tên gọi Anh Cả chính là sự tôn vinh những phẩm chất mẫu mực của đồng chí. “Tấm gương của Đồng chí là giá trị tinh thần mãi mãi tỏa sáng đối với nhiều thế hệ những người cộng sản và thanh niên ta, nhân dân ta. Tinh thần cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa của Đồng chí là bất diệt”(10).
------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 5, tr. 291
(2) Người giác ngộ đồng chí Nguyễn Lương Bằng là đồng chí Ích (tức Hồ Tùng Mậu). Trong Hồi ký cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể lại: “Đồng chí Ích tức là Hồ Tùng Mậu, đã đưa tôi đi chơi chỗ này, chỗ khác và đã giác ngộ tôi, đồng chí nêu lên sự đối xử bất công của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Đồng chí cũng kể cho tôi nghe về sự kiện ở Sa Điện do Phạm Hồng Thái ném bom mưu giết tên Toàn quyền Méclanh ở khách sạn Víchtoria. Tôi và Cẩm Xuỳnh cũng đã đến viếng mộ Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương. Đứng trước nấm mộ anh, lòng tôi vô cùng xúc động, tự như biết mình phải làm gì để tiếp nối dòng máu kiên cường và bất khuất của anh, dòng máu của một dân tộc anh hùng đã từng chống quân xâm lược... Đồng chí Hồ Tùng Mậu thấy tôi là một thanh niên hăng hái, yêu nước có nhiệt tình cách mạng, đã kết nạp tôi vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội... Bác Hồ có đến dự, nhưng không phát biểu gì”. Xem: Anh Cả Nguyễn Lương Bằng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 1 9 – 21
(3) Trong Hồi ký cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể lại: “Thanh niên ưa công tác khó khăn, mới mẻ, tôi không ngần ngại xin đi Thượng Hải, nơi chưa có cơ sở cách mạng, tự mình xây dựng lấy... Cầm vé tàu, lòng tôi tràn ngập niềm vui sướng được làm nhiệm vụ vinh quang mà Đảng tin tưởng giao cho mình; đồng thời cũng rất lo đến công việc đầy khó khăn, gian khổ đang chờ đợi mình. Ở Thượng Hải có 4.000 lính khố xanh và khố đỏ. Ngoài ra, có một số công nhân, cộng cả gia đình, kể cả binh lính thì có khoảng 6.000 người Việt Nam; khoảng 1.000 lính Pháp... Có thể nói,Thượng Hải là một địa điểm rất quan trọng về đường thủy lẫn đường bộ”. Xem: Anh Cả Nguyễn Lương Bằng, Sđd, tr. 38 - 39
(4) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
(5) Tháng 2-1940, chi bộ lâm thời được chuyển thành chi bộ chính thức. Theo đề nghị của đồng chí Tô Hiệu, chi bộ cử đồng chí Trần Huy Liệu làm Bí thư chi bộ và đồng chí Tô Hiệu là chi ủy viên.
(6) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 26
(8) Xem: Nguyễn Thị Giang: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”, in trong Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Hải Dương: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hải Dương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 89
(9) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979
(10) Xem: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, báo Nhân Dân, ngày 24-7-1979