CTTĐT - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các địa phương về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2024.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Dự Hội nghị có các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Australia, Pháp, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc; lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo 1 số hiệp hội, doanh nghiệp.
Dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo 1 số sở, ban ngành liên quan.
Theo Báo cáo của Bộ ngoại giao từ đầu năm 2023 đến nay, trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm mang lại các kết quả cụ thể, thực chất. Việt Nam đã nâng quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện với 4 đối tác chủ chốt, nâng tổng số Đối tác chiến lược toàn diện lên 7 nước. Nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực trong lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động… được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn. Lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành đã tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi; các bộ, ngành tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã kí kết; tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng…
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đối ngoại kinh tế. Nhờ đó, các hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện toàn tỉnh cũng đã có 36 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Năm 2024, tỉnh Yên Bái sẽ chủ động nghiên cứu, mở rộng và thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế đối ngoại phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng kinh tế của tỉnh; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài; trong đó chú trọng vào các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, Canada, Nga, Đức, Hà Lan, Belarus, Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm tăng cường hoạt động hợp tác, tìm kiếm cơ hội hợp tác, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, quảng bá hình ảnh của tỉnh Yên Bái, phát huy thế mạnh của địa phương.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ảnh: Chinhphu.vn)
Bám sát chủ đề điều hành năm 2024 của Chính phủ là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, công tác ngoại giao kinh tế tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thỏa thuận đã đạt được nhằm tận dụng tối đa việc nâng tầm, nâng cấp, mở rộng quan hệ với các đối tác để chuyển hóa thành các dự án, có kết quả cụ thể; tăng tốc thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế đất nước đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, cân bằng và hài hòa trong ứng xử quốc tế. Cùng với đó là nâng cao nhạy bén và chất lượng của công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế, tăng cường đầu tư nguồn lực triển khai ngoại giao kinh tế.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục phát huy thế và lực của đất nước trong đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân và phát triển du lịch; tính năng động sáng tạo của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, kết nối với sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và lập nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Tiếp tục phát huy tinh thần "3 cùng": Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Đồng thời, phải giữ vững bản lĩnh, bĩnh tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các chương trình đối ngoại; củng cố động lực tăng trưởng của kinh tế xanh. Khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của đất nước; huy động hiệu quả nguồn lực về tri thức, vốn đầu tư, vai trò cầu nối của kiều bào, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy hiệu quả các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế.
1561 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các địa phương về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2024. Dự Hội nghị có các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Australia, Pháp, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc; lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo 1 số hiệp hội, doanh nghiệp.
Dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo 1 số sở, ban ngành liên quan.
Theo Báo cáo của Bộ ngoại giao từ đầu năm 2023 đến nay, trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm mang lại các kết quả cụ thể, thực chất. Việt Nam đã nâng quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện với 4 đối tác chủ chốt, nâng tổng số Đối tác chiến lược toàn diện lên 7 nước. Nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực trong lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động… được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn. Lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành đã tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi; các bộ, ngành tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã kí kết; tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng…
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đối ngoại kinh tế. Nhờ đó, các hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện toàn tỉnh cũng đã có 36 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Năm 2024, tỉnh Yên Bái sẽ chủ động nghiên cứu, mở rộng và thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế đối ngoại phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng kinh tế của tỉnh; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài; trong đó chú trọng vào các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, Canada, Nga, Đức, Hà Lan, Belarus, Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm tăng cường hoạt động hợp tác, tìm kiếm cơ hội hợp tác, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, quảng bá hình ảnh của tỉnh Yên Bái, phát huy thế mạnh của địa phương.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ảnh: Chinhphu.vn)
Bám sát chủ đề điều hành năm 2024 của Chính phủ là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, công tác ngoại giao kinh tế tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thỏa thuận đã đạt được nhằm tận dụng tối đa việc nâng tầm, nâng cấp, mở rộng quan hệ với các đối tác để chuyển hóa thành các dự án, có kết quả cụ thể; tăng tốc thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế đất nước đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, cân bằng và hài hòa trong ứng xử quốc tế. Cùng với đó là nâng cao nhạy bén và chất lượng của công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế, tăng cường đầu tư nguồn lực triển khai ngoại giao kinh tế.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục phát huy thế và lực của đất nước trong đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân và phát triển du lịch; tính năng động sáng tạo của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, kết nối với sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và lập nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Tiếp tục phát huy tinh thần "3 cùng": Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Đồng thời, phải giữ vững bản lĩnh, bĩnh tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các chương trình đối ngoại; củng cố động lực tăng trưởng của kinh tế xanh. Khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của đất nước; huy động hiệu quả nguồn lực về tri thức, vốn đầu tư, vai trò cầu nối của kiều bào, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy hiệu quả các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế.