CTTĐT - Ngày 04/4/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã tạo được thương hiệu, uy tín cao của một trường đại học trọng điểm Quốc gia; phát triển toàn diện cả về quy mô, ngành nghề và chương trình đào tạo; đã đào tạo, cung cấp cho cả nước khoảng 200.000 cán bộ, trong đó có gần 33.000 thạc sĩ, gần 300 tiến sĩ, trên 3.000 bác sĩ chuyên khoa… có đóng góp quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Yên Bái ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2023-2027
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và tình hình thực tiễn của một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, điểm xuất phát thấp, những năm qua, Yên Bái luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác phát triển nguồn nhân lực, đồng thời xác định đây một trong 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh bằng việc ban hành đầy đủ, đồng bộ các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch, chính sách bảo đảm toàn diện, phủ kín trên tất cả các lĩnh vực với 11 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, 80 nghị quyết, chỉ thị, quy định, đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 54 nghị quyết, 32 đề án, chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong đó, Tỉnh ủy ban hành 02 Nghị quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực (Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 20/01/2021 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025); ban hành Đề án số 11-ĐA/TU, ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch, Chương trình hành động để phát triển nguồn nhân lực; đồng thời thực hiện nhiều chính sách thu hút, khuyến khích và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Giai đoạn 2011-2022 đã thu hút được gần 300 người, gồm Thạc sỹ; Thạc sỹ, bác sỹ nội trú, Bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học; cán bộ người dân tộc thiểu số, sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy xếp loại khá, giỏi, sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm Tin học, Tiếng Anh vào làm giáo viên tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cử trên 3.600 người đi đào tạo, bồi dưỡng theo chính sách của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp tỉnh có trình độ trên đại học trở lên đạt 26,7%; tỷ lệ công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ từ cấp tỉnh đến cấp huyện có trình độ đại học trở lên đạt 98,2%; tỷ lệ công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã có trình độ đại học trở lên đạt 86,4%.
Đồng thời, Yên Bái cũng tăng cường phối hợp với các trường đại học, các viện khoa học để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp; sử dụng nguồn kinh phí địa phương và huy động nguồn kinh phí Trung ương thông qua việc đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước... góp phần thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và góp phần thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Trong đó, nhiều năm qua, Yên Bái và Đại học Thái Nguyên đã tăng cường hợp tác hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Yên Bái.
Qua các thời kỳ, đã có rất nhiều cán bộ công tác trong hệ thống chính trị, chính quyền các cấp được đào tạo tại Đại học Thái Nguyên. Hiện nay, nhiều lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã học đại học, sau đại học tại Đại học Thái Nguyên.
Tỉnh Yên Bái và Đại học Thái Nguyên đã tích cực phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các lĩnh vực, các ngành Sư phạm, nông lâm nghiệp, công nghiệp, nhất là nhân lực y tế.
Tính từ năm 2007, thời điểm tỉnh Yên Bái bắt đầu cử học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi đào tạo theo địa chỉ trình độ bác sĩ, dược sĩ, tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên tổ chức đào tạo 119 lượt bác sĩ, dược sĩ, đến nay hầu hết số bác sỹ, dược sỹ này đã được tuyển dụng và yên tâm công tác lâu dài tại địa phương. Hiện tại, ngành Y tế Yên Bái có 16 cán bộ đang học tập chuyên khoa 1 và đại học tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên... đã góp phần phát triển sự nghiệp y tế và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, Yên Bái Yên Bái đạt 11,2 bác sỹ/mười nghìn dân; 96% trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ làm việc.
Phối hợp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ (năm 2020) đến nay, Yên Bái đã phối hợp với các trường Đại học, các Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Thái Nguyên thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghệ thông tin...) với tổng kinh phí thực hiện trên 15,5 tỷ đồng.
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã phối hợp với tỉnh Yên Bái đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 02 nhiệm vụ thuộc chương trình cấp thiết địa phương với tổng kinh phí thực hiện trên 8,3 tỷ đồng.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tháng 3/2023, UBND tỉnh Yên Bái và Đại học Thái Nguyên đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023 - 2026 nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để cùng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Yên Bái, tập trung vào 5 lĩnh vực, gồm: (1) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; (3) Triển khai đề án ngoại ngữ Quốc gia, các lớp đào tạo giáo viên Tiếng Anh để thực hiện hiệu quả đề án ngoại ngữ quốc gia và Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái; (4) Nghiên cứu, xem xét việc thành lập phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Yên Bái; (5) Tư vấn, hỗ trợ xây dựng hoặc phản biện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Sau 1 năm triển khai thực hiện, đã phối hợp mở được 02 lớp đào tạo ngành đại học sư phạm Tiếng Anh theo địa chỉ cho tỉnh Yên Bái (với 76 sinh viên); tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho 100 giáo viên tiếng Anh theo chương trình của Đề án Ngoại ngữ quốc gia; mở 64 lớp bồi dưỡng các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho trên 4.800 giáo viên của tỉnh Yên Bái; mở 19 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và 03 lớp học tiếng dân tộc thiểu số cho 1.300 học viên; một số trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đã tích cực tham gia Ngày hội “Tư vấn Hướng nghiệp - Tuyển sinh - Việc làm” tại tỉnh Yên Bái.
Có thể khẳng định, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và Đại học Thái Nguyên trong những năm qua đã mang lại những kết quả thiết thực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái./.
1976 lượt xem
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 04/4/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã tạo được thương hiệu, uy tín cao của một trường đại học trọng điểm Quốc gia; phát triển toàn diện cả về quy mô, ngành nghề và chương trình đào tạo; đã đào tạo, cung cấp cho cả nước khoảng 200.000 cán bộ, trong đó có gần 33.000 thạc sĩ, gần 300 tiến sĩ, trên 3.000 bác sĩ chuyên khoa… có đóng góp quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và tình hình thực tiễn của một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, điểm xuất phát thấp, những năm qua, Yên Bái luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác phát triển nguồn nhân lực, đồng thời xác định đây một trong 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh bằng việc ban hành đầy đủ, đồng bộ các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch, chính sách bảo đảm toàn diện, phủ kín trên tất cả các lĩnh vực với 11 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, 80 nghị quyết, chỉ thị, quy định, đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 54 nghị quyết, 32 đề án, chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong đó, Tỉnh ủy ban hành 02 Nghị quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực (Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 20/01/2021 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025); ban hành Đề án số 11-ĐA/TU, ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch, Chương trình hành động để phát triển nguồn nhân lực; đồng thời thực hiện nhiều chính sách thu hút, khuyến khích và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Giai đoạn 2011-2022 đã thu hút được gần 300 người, gồm Thạc sỹ; Thạc sỹ, bác sỹ nội trú, Bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học; cán bộ người dân tộc thiểu số, sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy xếp loại khá, giỏi, sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm Tin học, Tiếng Anh vào làm giáo viên tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cử trên 3.600 người đi đào tạo, bồi dưỡng theo chính sách của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp tỉnh có trình độ trên đại học trở lên đạt 26,7%; tỷ lệ công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ từ cấp tỉnh đến cấp huyện có trình độ đại học trở lên đạt 98,2%; tỷ lệ công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã có trình độ đại học trở lên đạt 86,4%.
Đồng thời, Yên Bái cũng tăng cường phối hợp với các trường đại học, các viện khoa học để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp; sử dụng nguồn kinh phí địa phương và huy động nguồn kinh phí Trung ương thông qua việc đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước... góp phần thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và góp phần thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Trong đó, nhiều năm qua, Yên Bái và Đại học Thái Nguyên đã tăng cường hợp tác hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Yên Bái.
Qua các thời kỳ, đã có rất nhiều cán bộ công tác trong hệ thống chính trị, chính quyền các cấp được đào tạo tại Đại học Thái Nguyên. Hiện nay, nhiều lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã học đại học, sau đại học tại Đại học Thái Nguyên.
Tỉnh Yên Bái và Đại học Thái Nguyên đã tích cực phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các lĩnh vực, các ngành Sư phạm, nông lâm nghiệp, công nghiệp, nhất là nhân lực y tế.
Tính từ năm 2007, thời điểm tỉnh Yên Bái bắt đầu cử học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi đào tạo theo địa chỉ trình độ bác sĩ, dược sĩ, tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên tổ chức đào tạo 119 lượt bác sĩ, dược sĩ, đến nay hầu hết số bác sỹ, dược sỹ này đã được tuyển dụng và yên tâm công tác lâu dài tại địa phương. Hiện tại, ngành Y tế Yên Bái có 16 cán bộ đang học tập chuyên khoa 1 và đại học tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên... đã góp phần phát triển sự nghiệp y tế và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, Yên Bái Yên Bái đạt 11,2 bác sỹ/mười nghìn dân; 96% trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ làm việc.
Phối hợp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ (năm 2020) đến nay, Yên Bái đã phối hợp với các trường Đại học, các Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Thái Nguyên thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghệ thông tin...) với tổng kinh phí thực hiện trên 15,5 tỷ đồng.
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã phối hợp với tỉnh Yên Bái đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 02 nhiệm vụ thuộc chương trình cấp thiết địa phương với tổng kinh phí thực hiện trên 8,3 tỷ đồng.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tháng 3/2023, UBND tỉnh Yên Bái và Đại học Thái Nguyên đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023 - 2026 nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để cùng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Yên Bái, tập trung vào 5 lĩnh vực, gồm: (1) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; (3) Triển khai đề án ngoại ngữ Quốc gia, các lớp đào tạo giáo viên Tiếng Anh để thực hiện hiệu quả đề án ngoại ngữ quốc gia và Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái; (4) Nghiên cứu, xem xét việc thành lập phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Yên Bái; (5) Tư vấn, hỗ trợ xây dựng hoặc phản biện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Sau 1 năm triển khai thực hiện, đã phối hợp mở được 02 lớp đào tạo ngành đại học sư phạm Tiếng Anh theo địa chỉ cho tỉnh Yên Bái (với 76 sinh viên); tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho 100 giáo viên tiếng Anh theo chương trình của Đề án Ngoại ngữ quốc gia; mở 64 lớp bồi dưỡng các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho trên 4.800 giáo viên của tỉnh Yên Bái; mở 19 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và 03 lớp học tiếng dân tộc thiểu số cho 1.300 học viên; một số trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đã tích cực tham gia Ngày hội “Tư vấn Hướng nghiệp - Tuyển sinh - Việc làm” tại tỉnh Yên Bái.
Có thể khẳng định, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và Đại học Thái Nguyên trong những năm qua đã mang lại những kết quả thiết thực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái./.