CTTĐT - BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên sử dụng có hiệu quả các tiện ích trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ và giúp đảng viên nghiên cứu, học tập, tìm hiểu đầy đủ về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh và của cấp ủy cấp trên để tự giác thực hiện.
Nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” gồm nhiều tiện ích phục vụ sinh hoạt Đảng, học tập Nghị quyết, đọc tin tức và tra cứu nghiệp vụ công tác Đảng
Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là các chi bộ cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, quy định của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nhằm tăng cường giải pháp có tính đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt cấp ủy, chi bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 11-ĐA/TU ngày 28/10/2022 về “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để triển khai trong Đảng bộ tỉnh (không bao gồm các chi bộ thuộc Đảng bộ Công an tỉnh). Đến nay, việc ứng dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ đã dần đi vào nền nếp, đạt kết quả tích cực với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó, đã dần khắc phục tình trạng đơn điệu, thiếu tài liệu trong sinh hoạt chi bộ; thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên về chuyển đổi số, khẳng định sự quyết tâm đưa nhiệm vụ chuyển đổi số vào công tác Đảng; giúp cho đảng viên thuận lợi trong việc tiếp cận, nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương và của cấp ủy các cấp; cập nhật kịp thời, chính xác những thông tin thời sự của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai Đề án số 11-ĐA/TU, qua theo dõi, việc tổ chức thực hiện và ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt Đảng trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” còn một số tồn tại, hạn chế như: một số cấp ủy, chi bộ có thời điểm thực hiện chưa nghiêm túc, hiệu quả thấp; có nơi chưa đáp ứng được mục tiêu Đề án đề ra, cá biệt còn một số chi bộ sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để sinh hoạt trực tuyến thay cho hình thức sinh hoạt cấp ủy, chi bộ theo quy định.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên do các nguyên nhân chủ yếu là: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; việc triển khai ứng dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” vào sinh hoạt cấp ủy, chi bộ có nơi còn chậm, sử dụng chưa thành thạo, chưa thực hiện đầy đủ các bước trong “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; còn một bộ phận đảng viên chưa chủ động nghiên cứu, tiếp cận, sử dụng nền tảng số trong sinh hoạt chi bộ. Công tác chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy, chi bộ trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” chưa bảo đảm theo quy định; phương pháp điều hành thiếu linh hoạt. Nhận thức của một bộ phận đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt trên nền tảng số còn chưa đầy đủ. Việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên và các cơ quan liên quan có lúc chưa kịp thời. Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị công nghệ thông tin cho việc sử dụng ứng dụng ở cơ sở, nhất là tại nhà văn hóa của thôn, bản, tổ dân phố, nơi tổ chức sinh hoạt còn hạn chế, có nơi chưa đảm bảo chất lượng cho việc truy cập. Trình độ ứng dụng, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của một số đảng viên, nhất là các đảng viên cao tuổi còn hạn chế.
Để tăng cường công tác lãnh đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” bảo đảm quan điểm, mục tiêu, nhất là các mục tiêu đến năm 2025 đã xác định tại Đề án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Bí thư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, quy định của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Quán triệt trong cấp ủy, đảng viên, nhất là người đúng đầu cấp ủy về ý nghĩa, hiệu quả và yêu cầu thực hiện nghiêm túc sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra; đặc biệt, quán triệt cho toàn thể đảng viên tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu các tài liệu được đưa vào nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; sử dụng có hiệu quả các tiện ích trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ và giúp đảng viên nghiên cứu, học tập, tìm hiểu đầy đủ về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh và của cấp ủy cấp trên để tự giác thực hiện, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể Đề án đề ra.
2. Yêu cầu chi ủy, chi bộ, nhất là người đứng đầu tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt chi bộ trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”. Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt theo quy định; phương pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ. Không sử dụng nền tảng số để thực hiện sinh hoạt trực tuyến khi chưa có hướng dẫn và cho phép của cấp có thẩm quyền.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin. Tích cực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để mua sắm thiết bị mở rộng kết nối, truy cập internet; lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn bảo đảm cơ sở hạ tầng mạng Internet và các các thiết bị cần thiết tại nhà văn hóa của thôn, tổ dân phố bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho việc sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
4. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với việc thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; nhất là việc ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt chi bộ trên nền tảng số; kết hợp các hình thức kiểm tra, giám sát (kiểm tra tự động, điện tử kết hợp với kiểm tra, giám sát trực tiếp) định kỳ báo cáo kết quả với cấp ủy cấp trên.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Duy trì hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện và yêu cầu tại Chỉ thị này, xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, nhiệm vụ, lộ trình, phân công thực hiện bảo đảm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu đến năm 2025 đã xác định trong Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
5.2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:
Sở Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thông tin hệ thống máy chủ; chú trọng đường truyền vận hành phần mềm nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” thông suốt, hoạt động ổn định.
Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phối hợp bảo đảm cơ sở hạ tầng mạng Internet và các thiết bị cần thiết tại nhà văn hóa của thôn, tổ dân phố bảo đảm điều kiện cho nơi sinh hoạt của các chi bộ khu dân cư. Kịp thời hỗ trợ các cấp ủy, chi bộ, đảng viên sử dụng và khắc phục, xử lý các sự cố liên quan đến quá trình sử dụng phần mềm nền tảng số; tiếp nhận phản ánh, kiến nghị và xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Sở Tài chính: Chủ động tham mưu, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp lý hiện hành.
5.3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:
Tiếp tục chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được lợi ích tích cực từ việc sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, cung cấp thông tin, tài liệu; triển khai nghiên cứu, quán triệt, học tập, tìm hiểu các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, đề án, kế hoạch... của Trung ương, của Tỉnh ủy trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
5.4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy:
Chủ trì, phối họp với Đảng ủy Quân sự tỉnh rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu số tổ chức đảng, đảng viên không thuộc diện ứng dụng trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Trên cơ sở kết quả tổ chức thực hiện và những kiến nghị, đề xuất của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổng hợp, đề xuất xây dựng phương án nâng cấp, bổ sung tính năng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng các tiện ích phục vụ sinh hoạt trên nền tảng số.
Tăng cường phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan liên quan thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ trên nền tảng số. Kịp thời tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
904 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên sử dụng có hiệu quả các tiện ích trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ và giúp đảng viên nghiên cứu, học tập, tìm hiểu đầy đủ về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh và của cấp ủy cấp trên để tự giác thực hiện.Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là các chi bộ cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, quy định của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nhằm tăng cường giải pháp có tính đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt cấp ủy, chi bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 11-ĐA/TU ngày 28/10/2022 về “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để triển khai trong Đảng bộ tỉnh (không bao gồm các chi bộ thuộc Đảng bộ Công an tỉnh). Đến nay, việc ứng dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ đã dần đi vào nền nếp, đạt kết quả tích cực với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó, đã dần khắc phục tình trạng đơn điệu, thiếu tài liệu trong sinh hoạt chi bộ; thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên về chuyển đổi số, khẳng định sự quyết tâm đưa nhiệm vụ chuyển đổi số vào công tác Đảng; giúp cho đảng viên thuận lợi trong việc tiếp cận, nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương và của cấp ủy các cấp; cập nhật kịp thời, chính xác những thông tin thời sự của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai Đề án số 11-ĐA/TU, qua theo dõi, việc tổ chức thực hiện và ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt Đảng trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” còn một số tồn tại, hạn chế như: một số cấp ủy, chi bộ có thời điểm thực hiện chưa nghiêm túc, hiệu quả thấp; có nơi chưa đáp ứng được mục tiêu Đề án đề ra, cá biệt còn một số chi bộ sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để sinh hoạt trực tuyến thay cho hình thức sinh hoạt cấp ủy, chi bộ theo quy định.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên do các nguyên nhân chủ yếu là: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; việc triển khai ứng dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” vào sinh hoạt cấp ủy, chi bộ có nơi còn chậm, sử dụng chưa thành thạo, chưa thực hiện đầy đủ các bước trong “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; còn một bộ phận đảng viên chưa chủ động nghiên cứu, tiếp cận, sử dụng nền tảng số trong sinh hoạt chi bộ. Công tác chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy, chi bộ trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” chưa bảo đảm theo quy định; phương pháp điều hành thiếu linh hoạt. Nhận thức của một bộ phận đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt trên nền tảng số còn chưa đầy đủ. Việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên và các cơ quan liên quan có lúc chưa kịp thời. Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị công nghệ thông tin cho việc sử dụng ứng dụng ở cơ sở, nhất là tại nhà văn hóa của thôn, bản, tổ dân phố, nơi tổ chức sinh hoạt còn hạn chế, có nơi chưa đảm bảo chất lượng cho việc truy cập. Trình độ ứng dụng, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của một số đảng viên, nhất là các đảng viên cao tuổi còn hạn chế.
Để tăng cường công tác lãnh đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” bảo đảm quan điểm, mục tiêu, nhất là các mục tiêu đến năm 2025 đã xác định tại Đề án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Bí thư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, quy định của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Quán triệt trong cấp ủy, đảng viên, nhất là người đúng đầu cấp ủy về ý nghĩa, hiệu quả và yêu cầu thực hiện nghiêm túc sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra; đặc biệt, quán triệt cho toàn thể đảng viên tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu các tài liệu được đưa vào nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; sử dụng có hiệu quả các tiện ích trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ và giúp đảng viên nghiên cứu, học tập, tìm hiểu đầy đủ về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh và của cấp ủy cấp trên để tự giác thực hiện, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể Đề án đề ra.
2. Yêu cầu chi ủy, chi bộ, nhất là người đứng đầu tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt chi bộ trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”. Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt theo quy định; phương pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ. Không sử dụng nền tảng số để thực hiện sinh hoạt trực tuyến khi chưa có hướng dẫn và cho phép của cấp có thẩm quyền.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin. Tích cực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để mua sắm thiết bị mở rộng kết nối, truy cập internet; lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn bảo đảm cơ sở hạ tầng mạng Internet và các các thiết bị cần thiết tại nhà văn hóa của thôn, tổ dân phố bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho việc sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
4. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với việc thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; nhất là việc ứng dụng các tiện ích phục vụ sinh hoạt chi bộ trên nền tảng số; kết hợp các hình thức kiểm tra, giám sát (kiểm tra tự động, điện tử kết hợp với kiểm tra, giám sát trực tiếp) định kỳ báo cáo kết quả với cấp ủy cấp trên.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Duy trì hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện và yêu cầu tại Chỉ thị này, xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, nhiệm vụ, lộ trình, phân công thực hiện bảo đảm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu đến năm 2025 đã xác định trong Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
5.2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:
Sở Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thông tin hệ thống máy chủ; chú trọng đường truyền vận hành phần mềm nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” thông suốt, hoạt động ổn định.
Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phối hợp bảo đảm cơ sở hạ tầng mạng Internet và các thiết bị cần thiết tại nhà văn hóa của thôn, tổ dân phố bảo đảm điều kiện cho nơi sinh hoạt của các chi bộ khu dân cư. Kịp thời hỗ trợ các cấp ủy, chi bộ, đảng viên sử dụng và khắc phục, xử lý các sự cố liên quan đến quá trình sử dụng phần mềm nền tảng số; tiếp nhận phản ánh, kiến nghị và xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Sở Tài chính: Chủ động tham mưu, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp lý hiện hành.
5.3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:
Tiếp tục chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được lợi ích tích cực từ việc sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, cung cấp thông tin, tài liệu; triển khai nghiên cứu, quán triệt, học tập, tìm hiểu các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, đề án, kế hoạch... của Trung ương, của Tỉnh ủy trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
5.4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy:
Chủ trì, phối họp với Đảng ủy Quân sự tỉnh rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu số tổ chức đảng, đảng viên không thuộc diện ứng dụng trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Trên cơ sở kết quả tổ chức thực hiện và những kiến nghị, đề xuất của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổng hợp, đề xuất xây dựng phương án nâng cấp, bổ sung tính năng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng các tiện ích phục vụ sinh hoạt trên nền tảng số.
Tăng cường phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan liên quan thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ trên nền tảng số. Kịp thời tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.