CTTĐT - Nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, ngày 12/4/2024, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại và và phát triển xuất nhập khẩu vùng trung du, miền núi phía Bắc. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh Yên Bái.
Cùng tham dự có lãnh đạo UBND các địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…
Về phía tỉnh Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2023 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt gần 116 tỷ USD, chiếm 16% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt gần 70 tỷ USD, tương đương 18% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, về tổng thể giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng bên cạnh những thế mạnh, vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn. Đó là quy mô kinh tế vùng tương đối nhỏ so với các vùng khác trong cả nước. Tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các địa phương trong vùng dẫn đến chênh lệch phát triển nội vùng lớn, với một số địa phương đầu tàu có tốc độ phát triển nhanh hơn như Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai. Lực lượng lao động chiếm số đông trong khu vực nông nghiệp với năng suất lao động còn thấp. Những hạn chế này đã tạo nên nhiều rào cản cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của vùng ra thế giới.
Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung bàn thảo về tiềm năng, lợi thế hình thành chuỗi liên kết sản xuất hàng xuất khẩu, cơ hội thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của vùng, chiến lược phát triển xuất nhập khẩu những năm tới; việc xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy giao thương biên giới qua các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Bên cạnh đó các đại biểu cũng trao đổi về kết quả hợp tác với Bộ Công Thương về xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm vùng Trung du, miền núi phía Bắc trên nền tảng Tiktok, nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com; các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu năm 2024 của Bộ Công Thương với vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu về tiềm năng thế mạnh của tỉnh Yên Bái, đặc biệt là một số mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao. Theo đó, hàng hoá xuất khẩu của tỉnh đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có khoảng trên 50 thị trường truyền thống, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan …) chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Gần đây, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã bước đầu xâm nhập được vào các thị trường mới, như Mỹ và các nước thành viên EU, Trung Đông…
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trước khó khăn, thách thức hiện nay, tỉnh Yên Bái đề xuất một số giải pháp như: Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, thuận lợi; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm; tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ lực. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu; rà soát, đề xuất các ngành, các cấp liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung chính sách trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cải tạo nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi.
Đặc biệt quan tâm tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về các lĩnh vực: Thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường... về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bảo đảm các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó đảm bảo việc tận dụng và thực thi các hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.
Phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn. Ưu tiên phát triển chế biến thực phẩm tại khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ; chế biến nông sản tại khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ...Tăng cường liên kết vùng, nghiên cứu xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong vùng trong việc phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trọng tâm là điều phối hoạt động phát triển vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư vào chế biến.
Trong khuôn khổ hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cũng tổ chức một số phiên tư vấn, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp Vùng trung du, miền núi phía Bắc với một số chuyên gia tư vấn, nhà nhập khẩu ở các thị trường nước ngoài...Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
2040 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, ngày 12/4/2024, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại và và phát triển xuất nhập khẩu vùng trung du, miền núi phía Bắc. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo UBND các địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…
Về phía tỉnh Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2023 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt gần 116 tỷ USD, chiếm 16% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt gần 70 tỷ USD, tương đương 18% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, về tổng thể giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng bên cạnh những thế mạnh, vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn. Đó là quy mô kinh tế vùng tương đối nhỏ so với các vùng khác trong cả nước. Tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các địa phương trong vùng dẫn đến chênh lệch phát triển nội vùng lớn, với một số địa phương đầu tàu có tốc độ phát triển nhanh hơn như Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai. Lực lượng lao động chiếm số đông trong khu vực nông nghiệp với năng suất lao động còn thấp. Những hạn chế này đã tạo nên nhiều rào cản cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của vùng ra thế giới.
Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung bàn thảo về tiềm năng, lợi thế hình thành chuỗi liên kết sản xuất hàng xuất khẩu, cơ hội thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của vùng, chiến lược phát triển xuất nhập khẩu những năm tới; việc xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy giao thương biên giới qua các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Bên cạnh đó các đại biểu cũng trao đổi về kết quả hợp tác với Bộ Công Thương về xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm vùng Trung du, miền núi phía Bắc trên nền tảng Tiktok, nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com; các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu năm 2024 của Bộ Công Thương với vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu về tiềm năng thế mạnh của tỉnh Yên Bái, đặc biệt là một số mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao. Theo đó, hàng hoá xuất khẩu của tỉnh đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có khoảng trên 50 thị trường truyền thống, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan …) chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Gần đây, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã bước đầu xâm nhập được vào các thị trường mới, như Mỹ và các nước thành viên EU, Trung Đông…
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trước khó khăn, thách thức hiện nay, tỉnh Yên Bái đề xuất một số giải pháp như: Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, thuận lợi; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm; tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ lực. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu; rà soát, đề xuất các ngành, các cấp liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung chính sách trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cải tạo nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi.
Đặc biệt quan tâm tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về các lĩnh vực: Thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường... về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bảo đảm các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó đảm bảo việc tận dụng và thực thi các hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.
Phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn. Ưu tiên phát triển chế biến thực phẩm tại khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ; chế biến nông sản tại khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ...Tăng cường liên kết vùng, nghiên cứu xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong vùng trong việc phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trọng tâm là điều phối hoạt động phát triển vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư vào chế biến.
Trong khuôn khổ hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cũng tổ chức một số phiên tư vấn, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp Vùng trung du, miền núi phía Bắc với một số chuyên gia tư vấn, nhà nhập khẩu ở các thị trường nước ngoài...Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.