Thời gian 70 năm đã trôi qua, nhưng những phút giây chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa vẫn in đậm trong tâm trí của những cựu chiến binh tỉnh Yên Bái. Đó là những tháng ngày đầy khó khăn, gian khổ nhưng hết sức hào hùng.
Những ngày này, ngôi nhà giản dị của ông Nguyễn Thiện đón nhiều đoàn khách để thăm hỏi, nghe kể chuyện về những năm tháng hào hùng.
Cựu chiến binh từng tham gia trận đánh Điện Biên Phủ - ông Nguyễn Thiện ở tổ 7 phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những tháng ngày bắt đầu nhập ngũ làm bộ đội thông tin liên lạc, đó là vào tháng 3/1950, khi ông mới có 16 tuổi. Lúc này Phòng thông tin liên lạc Tây Bắc đóng quân ở tỉnh Phú Thọ, ông Thiện được vào học, mấy tháng sau lại được lên trường của Cục thông tin liên lạc học tiếp. Tháng 10 năm 1950 sau khi học xong, ông Thiện được điều về đội vô tuyến điện đầu tiên của Bộ Tổng tư lệnh, tham gia chiến dịch Trung du. Đến cuối năm 1951, ông Thiện được điều về Đại đoàn 312 tham gia chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào và đến năm 1953 thì tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Thiện kể, mỗi đài vô tuyến có 6 người thực hiện nhiệm vụ và ở đây ông và đồng đội vinh dự được nghe anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) nói chuyện, dặn dò về việc đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chiến dịch, một nhiệm vụ hết sức quan trọng: "Cả đơn vị được mời ra một bãi trống nghe anh Văn nói chuyện. Anh Văn nói về tình hình hai đợt chiến dịch vừa rồi, và bây giờ chuẩn bị đến đợt ba. Nói chuyện về tình hình chung như thế, anh bảo riêng thông tin liên lạc phải thông suốt, không được gián đoạn."
Trong trí nhớ của ông Thiện, chiều ngày 7/5 là một thời khắc vô cùng đặc biệt, được tin Pháp đầu hàng, chiến sỹ ai cũng mừng vui khôn xiết: "Trên Bộ chỉ huy điện xuống cho các đơn vị; anh chỉ huy trưởng chúng tôi anh ấy thông báo xuống đến các đài, phải nói là phấn khởi lắm thôi".
Ông Nguyễn Thiện kể về những năm tháng ở Điện Biên Phủ
Ông Phan Như Lục, sinh năm 1931 cũng ở phường Yên Thịnh, TP Yên Bái từng là chiến sỹ cao xạ pháo, khẩu đội số 4, đại đội 816, tiểu đoàn 383, trung đoàn 367 thuộc đại đoàn 351. Trước khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ông được đào tạo ở Trung Quốc 11 tháng. Ông Lục kể, những ngày chiến đấu gian khổ ở Điện Biên Phủ kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, đào hầm ngủ đất... nhưng ý chí và tinh thần của bộ đội rất cao, đánh cho địch mất hết đường tiếp tế dẫn đến thất bại:
Ông Phan Như Lục nói: "Nhờ được tuyên truyền giáo dục và ý thức của anh em chiến sĩ thì lúc bấy giờ trên bảo dưới nghe răm rắp; tin tưởng tuyệt đối vào Đại tướng; lệnh vào cũng được mà lệnh ra cũng dễ dàng. Địch bị bất ngờ, bị chặn đường tiếp tế bằng pháo binh, mất hiệu quả tiếp tế bằng đường hàng không nên bị thiết đủ thứ".
Ông Phan Như Lục xem lại những giấy tờ khi tham gia chiến dịch Điện Biên trong đó có huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Thiện, ông Lục cũng như các cựu chiến binh ở Yên Bái tiếp tục tham gia con đường binh nghiệp, tham gia công tác, xây dựng quê hương, đất nước, lập gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. Mỗi chặng đường luôn có nhiều khó khăn, thử thách nhưng những chiến sỹ Điện Biên năm xưa luôn bản lĩnh, vững vàng vượt qua, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong cuộc sống.
1289 lượt xem
Theo VOV
Thời gian 70 năm đã trôi qua, nhưng những phút giây chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa vẫn in đậm trong tâm trí của những cựu chiến binh tỉnh Yên Bái. Đó là những tháng ngày đầy khó khăn, gian khổ nhưng hết sức hào hùng.Cựu chiến binh từng tham gia trận đánh Điện Biên Phủ - ông Nguyễn Thiện ở tổ 7 phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những tháng ngày bắt đầu nhập ngũ làm bộ đội thông tin liên lạc, đó là vào tháng 3/1950, khi ông mới có 16 tuổi. Lúc này Phòng thông tin liên lạc Tây Bắc đóng quân ở tỉnh Phú Thọ, ông Thiện được vào học, mấy tháng sau lại được lên trường của Cục thông tin liên lạc học tiếp. Tháng 10 năm 1950 sau khi học xong, ông Thiện được điều về đội vô tuyến điện đầu tiên của Bộ Tổng tư lệnh, tham gia chiến dịch Trung du. Đến cuối năm 1951, ông Thiện được điều về Đại đoàn 312 tham gia chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào và đến năm 1953 thì tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Thiện kể, mỗi đài vô tuyến có 6 người thực hiện nhiệm vụ và ở đây ông và đồng đội vinh dự được nghe anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) nói chuyện, dặn dò về việc đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chiến dịch, một nhiệm vụ hết sức quan trọng: "Cả đơn vị được mời ra một bãi trống nghe anh Văn nói chuyện. Anh Văn nói về tình hình hai đợt chiến dịch vừa rồi, và bây giờ chuẩn bị đến đợt ba. Nói chuyện về tình hình chung như thế, anh bảo riêng thông tin liên lạc phải thông suốt, không được gián đoạn."
Trong trí nhớ của ông Thiện, chiều ngày 7/5 là một thời khắc vô cùng đặc biệt, được tin Pháp đầu hàng, chiến sỹ ai cũng mừng vui khôn xiết: "Trên Bộ chỉ huy điện xuống cho các đơn vị; anh chỉ huy trưởng chúng tôi anh ấy thông báo xuống đến các đài, phải nói là phấn khởi lắm thôi".
Ông Nguyễn Thiện kể về những năm tháng ở Điện Biên Phủ
Ông Phan Như Lục, sinh năm 1931 cũng ở phường Yên Thịnh, TP Yên Bái từng là chiến sỹ cao xạ pháo, khẩu đội số 4, đại đội 816, tiểu đoàn 383, trung đoàn 367 thuộc đại đoàn 351. Trước khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ông được đào tạo ở Trung Quốc 11 tháng. Ông Lục kể, những ngày chiến đấu gian khổ ở Điện Biên Phủ kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, đào hầm ngủ đất... nhưng ý chí và tinh thần của bộ đội rất cao, đánh cho địch mất hết đường tiếp tế dẫn đến thất bại:
Ông Phan Như Lục nói: "Nhờ được tuyên truyền giáo dục và ý thức của anh em chiến sĩ thì lúc bấy giờ trên bảo dưới nghe răm rắp; tin tưởng tuyệt đối vào Đại tướng; lệnh vào cũng được mà lệnh ra cũng dễ dàng. Địch bị bất ngờ, bị chặn đường tiếp tế bằng pháo binh, mất hiệu quả tiếp tế bằng đường hàng không nên bị thiết đủ thứ".
Ông Phan Như Lục xem lại những giấy tờ khi tham gia chiến dịch Điện Biên trong đó có huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Thiện, ông Lục cũng như các cựu chiến binh ở Yên Bái tiếp tục tham gia con đường binh nghiệp, tham gia công tác, xây dựng quê hương, đất nước, lập gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. Mỗi chặng đường luôn có nhiều khó khăn, thử thách nhưng những chiến sỹ Điện Biên năm xưa luôn bản lĩnh, vững vàng vượt qua, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong cuộc sống.