CTTĐT - Sáng 17/4, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu thị xã Nghĩa Lộ và trực tuyến tại 5 điểm cầu địa phương gồm: thành phố Yên Bái, các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Thị xã Nghĩa Lộ
Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Thị xã Nghĩa Lộ
Bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, nghị định, quyết định, hướng dẫn của Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Yên Bái đã triển khai bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025. Tỉnh đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo, bộ máy giúp việc, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động; chỉ đạo cấp huyện và cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành các văn bản triển khai thực hiện theo quy định.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là việc triển khai các mô hình, các dự án góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân được tiếp cận nhiều chính sách, nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập cho người dân; tạo được nhiều việc làm mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng trong khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, việc triển khai các chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, các mục tiêu, nhiệm vụ của 3 chương trình MTQG được triển khai quyết liệt, bảo đảm theo lộ trình kế hoạch Trung ương giao. Nổi bật là, tiến độ giải ngân vốn giai đoạn 2021-2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở mức cao so với các địa phương trong cả nước; trong đó, vốn đầu tư phát triển giải ngân được 1.448 tỷ đồng, bằng 99,4% kế hoạch vốn; vốn sự nghiệp giải ngân được 370 tỷ đồng, bằng 42% kế hoạch vốn.
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 70,7% tổng số xã toàn tỉnh, bằng 90,6% mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao đối với khu vực miền núi phía Bắc; trong đó 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bằng 10,3% số xã đạt đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết; tăng 31 xã nông thôn mới, 33 xã nông thôn mới nâng cao, 09 xã nông thôn mới kiểu mẫu so với năm 2020; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hoá đạt 95,5%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp đạt 97,6%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh đạt 99,4%. Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 96,8% số thôn có nhà văn hoá. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 13/59 xã.
Tỷ lệ giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 3,3%/năm. Đến hết năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh còn lại là 13,08%, đứng thứ 11/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 3.500 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, với tổng kinh phí gần 384 tỷ đồng.
Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025 do HĐND tỉnh ban hành nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa, chuyển biến trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách đã được các cấp, các ngành quan tâm, triển khai thực hiện một cách khẩn trương, sâu rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Đến hết năm 2023, tổng kinh phí đã giải ngân là 117,2 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch vốn; triển khai được 44 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ thực hiện 03 dự án, mô hình mới, đến nay, các dự án, mô hình đều phát huy hiệu quả, mở rộng cả về quy mô, diện tích sản xuất, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo và định hướng tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, hành động quyết liệt của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh, các ban, sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà trong công tác triển khai thực hiện 03 Chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 trong thời gian qua, đã tạo tiền đề quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy khẳng định: Với việc triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, chất lượng, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi toàn diện, tích cực. Đây là kết quả của những cách làm hay, những mô hình sáng tạo, là minh chứng sống động, chân thực của “ý Đảng lòng dân” thống nhất, đồng lòng, sự phát huy vai trò chủ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương; là tiền đề để tỉnh Yên Bái tiếp tục nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đã nêu một số vấn đề có tính chất định hướng để các các cấp, các ngành và các địa phương cần tập trung nghiên cứu, thảo luận. Đó là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các ban, sở ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp trong hệ thống chính trị; nhận thức, hành động của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tham gia thực hiện các chương trình MTQG. Đánh giá những kết quả nổi bật đã đạt được sau 3 năm thực hiện các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, nhất là trong việc thực hiện các dự án, tiểu dự án của các Chương trình; việc bố trí, phân bổ các nguồn kinh phí thực hiện.
Chia sẻ những cách làm hay, mô hình hiệu quả, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai toàn diện và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, nhất là việc thí điểm phân cấp cho 2 địa phương cấp huyện thực hiện 3 chương trình MTQG và có những kiến nghị, đề xuất với Trung ương, với tỉnh để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình MTQG.
Lãnh đạo UBND Thị xã Nghĩa Lộ phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án; đồng thời chia sẻ những bài học kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả. Các địa phương cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương và tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các chương trình MTQG; tiếp tục quan tâm, tháo gỡ khó khăn kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện; quan tâm hỗ trợ nguồn lực đầu tư cơ hạ tầng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, chính sách đối vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo đánh giá hiệu quả các mô hình, dự án để nhân rộng; xem xét, điều chỉnh phân bổ Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sang nội dung 1 tiểu dự án 2 của Dự án 3 để triển khai thực hiện; xem xét mở rộng đối tượng được thụ hưởng, tăng định mức hỗ trợ đối với nội dung hỗ trợ nhà ở của dự án 1..
Lãnh đạo huyện Văn Yên phát biểu tham luận tại Hội nghị
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khẩn trương khắc phục những khó khăn, tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Nghị định của Quốc hội, của Chính phủ, các chỉ thị, công điện, thông báo kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy và của UBND tỉnh.Các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục thực hiện tốt những bài học kinh nghiệm. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động hướng dẫn, trả lời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất bảo đảm chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Thường xuyên rà soát điều chỉnh, bổ sung các chính sách, kế hoạch, chương trình cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị tham mưu cho cấp có thẩm quyền báo cáo Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đề nghị tháo gỡ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, sâu rộng các cơ chế, chích sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh; phát huy vai trò của các cấp uỷ, chính quyền; huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị nhất là của các doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của nhân dân trong thực hiện 3 chương trình MTQG. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và của tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và các quy định của Trung ương, của tỉnh về các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Về yêu cầu cụ thể đối với thực hiện các chương trình MTQG, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh cần triển khai thực hiện ngay các cơ chế, chính sách đặc thù nêu tại Nghị quyết số 111 của Quốc hội. Các huyện, thị, thành ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị triển khai tháo gỡ các khó khăn ngay từ cơ sở; đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, thi công và giải ngân các nguồn vốn thuộc các chương trình MTQG, với tinh thần giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Phối hợp với các cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh các chương trình MTQG và Sở Tài chính tổ chức rà soát điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ hoặc không đủ điều kiện để giải ngân kinh phí theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung dự toán thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng chương trình MTQG phải bảo đảm không vượt quá tổng dự toán ngân sách nhà nước và không thay đổi cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên của từng chương; bảo đảm quy định theo Nghị quyết số 111 của Quốc hội. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân để tạo các điều kiện thuận lợi nhất trong việc triển khai thực hiện.
Về thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho rằng đến nay cơ bản các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh đã được các cấp, các ngành giải đáp, tháo gỡ. Do vậy, đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát lại các mô hình, dự án đang được triển khai để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong trong quá trình triển khai thực hiện; tiến hành phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị nhất là cấp cơ sở để đồng hành, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân trong việc lựa chọn các phương án, dự án, mô hình phát triển sản xuất, hướng dẫn lập, triển khai, nghiệm thu, thanh quyết toàn đúng quy định. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút, mời gọi các doanh nghiệp có tiềm lực, có thị trường xuất khẩu nông sản tham gia liên doanh, liên kết đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh, dẫn dắt sản xuất một cách ổn định, bền vững. Tiếp tục phát triển các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; sản phẩm hàng hóa được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng được thương hiệu và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Kịp thời tổ chức nghiệm thu, giải ngân nguồn vốn hỗ trợ, kịp thời giải quyết khó khăn về nguồn lực đầu tư cho các chủ thể tham gia các hoạt động phát triển sản xuất.
1390 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 17/4, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu thị xã Nghĩa Lộ và trực tuyến tại 5 điểm cầu địa phương gồm: thành phố Yên Bái, các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên.Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Thị xã Nghĩa Lộ
Bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, nghị định, quyết định, hướng dẫn của Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Yên Bái đã triển khai bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025. Tỉnh đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo, bộ máy giúp việc, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động; chỉ đạo cấp huyện và cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành các văn bản triển khai thực hiện theo quy định.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là việc triển khai các mô hình, các dự án góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân được tiếp cận nhiều chính sách, nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập cho người dân; tạo được nhiều việc làm mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng trong khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, việc triển khai các chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, các mục tiêu, nhiệm vụ của 3 chương trình MTQG được triển khai quyết liệt, bảo đảm theo lộ trình kế hoạch Trung ương giao. Nổi bật là, tiến độ giải ngân vốn giai đoạn 2021-2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở mức cao so với các địa phương trong cả nước; trong đó, vốn đầu tư phát triển giải ngân được 1.448 tỷ đồng, bằng 99,4% kế hoạch vốn; vốn sự nghiệp giải ngân được 370 tỷ đồng, bằng 42% kế hoạch vốn.
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 70,7% tổng số xã toàn tỉnh, bằng 90,6% mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao đối với khu vực miền núi phía Bắc; trong đó 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bằng 10,3% số xã đạt đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết; tăng 31 xã nông thôn mới, 33 xã nông thôn mới nâng cao, 09 xã nông thôn mới kiểu mẫu so với năm 2020; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hoá đạt 95,5%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp đạt 97,6%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh đạt 99,4%. Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 96,8% số thôn có nhà văn hoá. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 13/59 xã.
Tỷ lệ giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 3,3%/năm. Đến hết năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh còn lại là 13,08%, đứng thứ 11/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 3.500 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, với tổng kinh phí gần 384 tỷ đồng.
Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025 do HĐND tỉnh ban hành nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa, chuyển biến trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách đã được các cấp, các ngành quan tâm, triển khai thực hiện một cách khẩn trương, sâu rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Đến hết năm 2023, tổng kinh phí đã giải ngân là 117,2 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch vốn; triển khai được 44 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ thực hiện 03 dự án, mô hình mới, đến nay, các dự án, mô hình đều phát huy hiệu quả, mở rộng cả về quy mô, diện tích sản xuất, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo và định hướng tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, hành động quyết liệt của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh, các ban, sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà trong công tác triển khai thực hiện 03 Chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 trong thời gian qua, đã tạo tiền đề quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy khẳng định: Với việc triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, chất lượng, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi toàn diện, tích cực. Đây là kết quả của những cách làm hay, những mô hình sáng tạo, là minh chứng sống động, chân thực của “ý Đảng lòng dân” thống nhất, đồng lòng, sự phát huy vai trò chủ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương; là tiền đề để tỉnh Yên Bái tiếp tục nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đã nêu một số vấn đề có tính chất định hướng để các các cấp, các ngành và các địa phương cần tập trung nghiên cứu, thảo luận. Đó là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các ban, sở ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp trong hệ thống chính trị; nhận thức, hành động của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tham gia thực hiện các chương trình MTQG. Đánh giá những kết quả nổi bật đã đạt được sau 3 năm thực hiện các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, nhất là trong việc thực hiện các dự án, tiểu dự án của các Chương trình; việc bố trí, phân bổ các nguồn kinh phí thực hiện.
Chia sẻ những cách làm hay, mô hình hiệu quả, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai toàn diện và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, nhất là việc thí điểm phân cấp cho 2 địa phương cấp huyện thực hiện 3 chương trình MTQG và có những kiến nghị, đề xuất với Trung ương, với tỉnh để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình MTQG.
Lãnh đạo UBND Thị xã Nghĩa Lộ phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án; đồng thời chia sẻ những bài học kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả. Các địa phương cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương và tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các chương trình MTQG; tiếp tục quan tâm, tháo gỡ khó khăn kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện; quan tâm hỗ trợ nguồn lực đầu tư cơ hạ tầng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, chính sách đối vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo đánh giá hiệu quả các mô hình, dự án để nhân rộng; xem xét, điều chỉnh phân bổ Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sang nội dung 1 tiểu dự án 2 của Dự án 3 để triển khai thực hiện; xem xét mở rộng đối tượng được thụ hưởng, tăng định mức hỗ trợ đối với nội dung hỗ trợ nhà ở của dự án 1..
Lãnh đạo huyện Văn Yên phát biểu tham luận tại Hội nghị
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khẩn trương khắc phục những khó khăn, tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Nghị định của Quốc hội, của Chính phủ, các chỉ thị, công điện, thông báo kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy và của UBND tỉnh.Các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục thực hiện tốt những bài học kinh nghiệm. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động hướng dẫn, trả lời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất bảo đảm chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Thường xuyên rà soát điều chỉnh, bổ sung các chính sách, kế hoạch, chương trình cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị tham mưu cho cấp có thẩm quyền báo cáo Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đề nghị tháo gỡ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, sâu rộng các cơ chế, chích sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh; phát huy vai trò của các cấp uỷ, chính quyền; huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị nhất là của các doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của nhân dân trong thực hiện 3 chương trình MTQG. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và của tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và các quy định của Trung ương, của tỉnh về các chương trình MTQG và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Về yêu cầu cụ thể đối với thực hiện các chương trình MTQG, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh cần triển khai thực hiện ngay các cơ chế, chính sách đặc thù nêu tại Nghị quyết số 111 của Quốc hội. Các huyện, thị, thành ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị triển khai tháo gỡ các khó khăn ngay từ cơ sở; đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, thi công và giải ngân các nguồn vốn thuộc các chương trình MTQG, với tinh thần giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Phối hợp với các cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh các chương trình MTQG và Sở Tài chính tổ chức rà soát điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ hoặc không đủ điều kiện để giải ngân kinh phí theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung dự toán thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng chương trình MTQG phải bảo đảm không vượt quá tổng dự toán ngân sách nhà nước và không thay đổi cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên của từng chương; bảo đảm quy định theo Nghị quyết số 111 của Quốc hội. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân để tạo các điều kiện thuận lợi nhất trong việc triển khai thực hiện.
Về thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho rằng đến nay cơ bản các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh đã được các cấp, các ngành giải đáp, tháo gỡ. Do vậy, đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát lại các mô hình, dự án đang được triển khai để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong trong quá trình triển khai thực hiện; tiến hành phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị nhất là cấp cơ sở để đồng hành, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân trong việc lựa chọn các phương án, dự án, mô hình phát triển sản xuất, hướng dẫn lập, triển khai, nghiệm thu, thanh quyết toàn đúng quy định. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút, mời gọi các doanh nghiệp có tiềm lực, có thị trường xuất khẩu nông sản tham gia liên doanh, liên kết đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh, dẫn dắt sản xuất một cách ổn định, bền vững. Tiếp tục phát triển các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; sản phẩm hàng hóa được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng được thương hiệu và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Kịp thời tổ chức nghiệm thu, giải ngân nguồn vốn hỗ trợ, kịp thời giải quyết khó khăn về nguồn lực đầu tư cho các chủ thể tham gia các hoạt động phát triển sản xuất.