CTTĐT - Mỗi độ xuân về, người Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên Đông - lễ hội “Cúng rừng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.
Hình ảnh lễ hội Xên Đông
1. Nguồn gốc lễ hội Xên Đông:
Lễ hội Xên Đông của đồng bào Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là một trong những ghi lễ độc đáo, mang bản sắc dân tộc được truyền giữ qua nhiều đời nay.
Theo sách Thái cổ "Quám tố mướng" (Kể chuyện bản mường), khoảng 1000 năm trước, tổ tiên người Thái di cư vào vùng Văn Chấn - Mường Lò đã định cư tại vùng đất này (bây giờ là xã Hạnh Sơn cùng một số xã lân cận) và đặt tên là Mường Chà. Mỗi bản mường của người Thái có những vị cai quản là án nha, phìa, bô lão toàn mường... Nơi nào có bản, có mường đều phải có những khu rừng kiêng, rừng cấm. Rừng cấm là nơi trú ngụ của ma thiêng, rừng già là nơi ngụ của hồn mường, hồn bản. Trải qua hàng ngàn năm chung sống hòa thuận với rừng, hiểu được quy luật của rừng, người Thái tôn trọng rừng và đặt ra những quy định về việc bảo vệ rừng. Quy định đó được cộng đồng rất tôn trọng và trở thành luật, tục. Người Thái có câu “Tai pá nhăng, nhăng pá liệng” - có nghĩa là sống rừng nuôi, chết rừng chôn. Vì vậy, việc bảo vệ rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn, rừng thiêng, là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người, và đã trở thành luật lệ của bản mường. Người Thái từ đời này sang đời khác vẫn nhắc nhau: Giữ rừng cho muôn đời phát triển, để cho muôn mạch nước tuôn trào. Ai nhớ được câu ấy thì mới thành người. Nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng thiêng không bị tàn phá, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, bản mường người Thái xã Hạnh Sơn lại sửa soạn lễ vật cúng tế thần linh tại lễ Xên Đông. Đây là lễ hội truyền thống, mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, trời đất ban phát mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người mạnh khỏe.
Đầu trâu - lễ vật dùng cúng rừng
Lễ Xên Đông thường được tổ chức dưới gốc cây cổ thụ (người Thái quan niệm đây là nơi các vị thần, thánh thường xuyên lui tới). Lễ Xên Đông tuy có quy mô nhỏ gọn nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngoài việc giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ, lễ Xên Đông còn có ý nghĩa tâm linh, giúp nhân dân yên tâm phấn khởi, thi đua lao động, sản xuất đạt kết quả cao.
Lễ hội Xên Đông là một lễ nghi độc đáo, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng văn minh nông nghiệp. Với truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời và tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, người dân xã Hạnh Sơn tiếp tục gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Xên Đông được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Chuẩn bị cho lễ Xên Đông, người dân thường mổ trâu để lấy đầu, đuôi, bốn chân và thịt để làm ba mâm cúng tế thần linh. Quan trọng nhất là làm và trang trí ngôi nhà thờ, vì họ quan niệm, đây là nơi để các thánh thần về an nghỉ, chứng kiến lòng thành của con cháu để ban phát những đều tốt lành. Ngôi nhà được làm chủ yếu bằng các vật liệu tranh tre, nứa lá, xung quanh được trang trí bởi hoa giấy có màu xanh và đỏ.
Khởi đầu cho buổi lễ, ba thầy mo phụ trách ba mâm cúng tế sẽ mời người đại diện cho nhân dân trong xã cụng ly, uống chén rượu đoàn kết. Sau đó, thầy mo chính làm lễ xin phép thần linh. Lời khấn bắt đầu: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, dân bản làm mâm cỗ dâng lên tổ tiên, trời đất và các thánh thần, để tỏ tấm lòng thành kính. Mong các vị thánh thần về chứng giám và phù hộ cho dân bản trồng lúa, lúa tốt, trồng cây sai quả, chăn nuôi không bị dịch bệnh, mọi người mạnh khỏe, bản làng yên vui...”.
Buổi cúng lễ Xên Đông giống như một cuộc trao đổi, chuyện trò giữa ba thầy mo và các phi. Các thầy mo sẽ lần lượt hỏi ý kiến các phi về những việc cần làm và không cần làm… Nếu các phi đồng ý thì hai đồng tiền xu sẽ có một mặt sấp và một mặt ngửa và khi đó, các nghi lễ cúng tế tiếp theo mới được thực hiện, gồm những nghi thức cúng ma rừng, xua đuổi tà ma quấy nhiễu, xua đi những điều xui xẻo của năm cũ cho dân bản yên vui, đón năm mới nhiều may mắn.
Khi phần lễ cúng rừng kết thúc, tất cả mọi người kéo nhau về bản Viềng Công làm lễ cúng thành lũy Viềng Công - một di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi ghi dấu truyền thống chống giặc của người Thái trong lịch sử xa xưa.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban Tổ chức lễ hội: Ông Lò Văn Hó - Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0216.3874.047
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985 - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Xóm Vắng - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3897.205 - 0918.177.325 - 0982.385.440;
+ Khách sạn Kiều Nga - Địa chỉ: Cửa Nhì, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3877.889 - 037.404.9668.
+ Khách sạn Suối Giàng - Địa chỉ: Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3874.989;
+ Nhà nghỉ Chuyền Dung - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3878.914.
- Nhà hàng ăn uống:
+ Nhà hàng Thắng Hà - Địa chỉ: Hồng Sơn - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0915.512.435.
+ Nhà hàng Toản Lan - Địa chỉ: Khu Phố Cửa Nhì - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0354.780.595.
+ Nhà hàng Thắng Hoa - Địa chỉ: Khu phố - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02166.296.295.
- Danh sách cơ sở bán hàng lưu niệm tại huyện:
- Cửa hàng Hà Văn Dưỡng: Bản Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0379.055.113.
- Cửa hàng Nguyễn Văn Thủy: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0973.371.139.
- Cửa hàng Cao Trung Hậu: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0946.864.668.
- Cửa hàng Nguyễn Đức Đường: Bản Phiêng 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0917.404.234.
- Cửa hàng Đinh Thị Trịnh: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0383.413.828.
3523 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mỗi độ xuân về, người Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên Đông - lễ hội “Cúng rừng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi. 1. Nguồn gốc lễ hội Xên Đông:
Lễ hội Xên Đông của đồng bào Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là một trong những ghi lễ độc đáo, mang bản sắc dân tộc được truyền giữ qua nhiều đời nay.
Theo sách Thái cổ "Quám tố mướng" (Kể chuyện bản mường), khoảng 1000 năm trước, tổ tiên người Thái di cư vào vùng Văn Chấn - Mường Lò đã định cư tại vùng đất này (bây giờ là xã Hạnh Sơn cùng một số xã lân cận) và đặt tên là Mường Chà. Mỗi bản mường của người Thái có những vị cai quản là án nha, phìa, bô lão toàn mường... Nơi nào có bản, có mường đều phải có những khu rừng kiêng, rừng cấm. Rừng cấm là nơi trú ngụ của ma thiêng, rừng già là nơi ngụ của hồn mường, hồn bản. Trải qua hàng ngàn năm chung sống hòa thuận với rừng, hiểu được quy luật của rừng, người Thái tôn trọng rừng và đặt ra những quy định về việc bảo vệ rừng. Quy định đó được cộng đồng rất tôn trọng và trở thành luật, tục. Người Thái có câu “Tai pá nhăng, nhăng pá liệng” - có nghĩa là sống rừng nuôi, chết rừng chôn. Vì vậy, việc bảo vệ rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn, rừng thiêng, là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người, và đã trở thành luật lệ của bản mường. Người Thái từ đời này sang đời khác vẫn nhắc nhau: Giữ rừng cho muôn đời phát triển, để cho muôn mạch nước tuôn trào. Ai nhớ được câu ấy thì mới thành người. Nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng thiêng không bị tàn phá, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, bản mường người Thái xã Hạnh Sơn lại sửa soạn lễ vật cúng tế thần linh tại lễ Xên Đông. Đây là lễ hội truyền thống, mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, trời đất ban phát mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người mạnh khỏe.
Đầu trâu - lễ vật dùng cúng rừng
Lễ Xên Đông thường được tổ chức dưới gốc cây cổ thụ (người Thái quan niệm đây là nơi các vị thần, thánh thường xuyên lui tới). Lễ Xên Đông tuy có quy mô nhỏ gọn nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngoài việc giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ, lễ Xên Đông còn có ý nghĩa tâm linh, giúp nhân dân yên tâm phấn khởi, thi đua lao động, sản xuất đạt kết quả cao.
Lễ hội Xên Đông là một lễ nghi độc đáo, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng văn minh nông nghiệp. Với truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời và tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, người dân xã Hạnh Sơn tiếp tục gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Xên Đông được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Chuẩn bị cho lễ Xên Đông, người dân thường mổ trâu để lấy đầu, đuôi, bốn chân và thịt để làm ba mâm cúng tế thần linh. Quan trọng nhất là làm và trang trí ngôi nhà thờ, vì họ quan niệm, đây là nơi để các thánh thần về an nghỉ, chứng kiến lòng thành của con cháu để ban phát những đều tốt lành. Ngôi nhà được làm chủ yếu bằng các vật liệu tranh tre, nứa lá, xung quanh được trang trí bởi hoa giấy có màu xanh và đỏ.
Khởi đầu cho buổi lễ, ba thầy mo phụ trách ba mâm cúng tế sẽ mời người đại diện cho nhân dân trong xã cụng ly, uống chén rượu đoàn kết. Sau đó, thầy mo chính làm lễ xin phép thần linh. Lời khấn bắt đầu: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, dân bản làm mâm cỗ dâng lên tổ tiên, trời đất và các thánh thần, để tỏ tấm lòng thành kính. Mong các vị thánh thần về chứng giám và phù hộ cho dân bản trồng lúa, lúa tốt, trồng cây sai quả, chăn nuôi không bị dịch bệnh, mọi người mạnh khỏe, bản làng yên vui...”.
Buổi cúng lễ Xên Đông giống như một cuộc trao đổi, chuyện trò giữa ba thầy mo và các phi. Các thầy mo sẽ lần lượt hỏi ý kiến các phi về những việc cần làm và không cần làm… Nếu các phi đồng ý thì hai đồng tiền xu sẽ có một mặt sấp và một mặt ngửa và khi đó, các nghi lễ cúng tế tiếp theo mới được thực hiện, gồm những nghi thức cúng ma rừng, xua đuổi tà ma quấy nhiễu, xua đi những điều xui xẻo của năm cũ cho dân bản yên vui, đón năm mới nhiều may mắn.
Khi phần lễ cúng rừng kết thúc, tất cả mọi người kéo nhau về bản Viềng Công làm lễ cúng thành lũy Viềng Công - một di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi ghi dấu truyền thống chống giặc của người Thái trong lịch sử xa xưa.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban Tổ chức lễ hội: Ông Lò Văn Hó - Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0216.3874.047
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985 - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Xóm Vắng - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3897.205 - 0918.177.325 - 0982.385.440;
+ Khách sạn Kiều Nga - Địa chỉ: Cửa Nhì, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3877.889 - 037.404.9668.
+ Khách sạn Suối Giàng - Địa chỉ: Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3874.989;
+ Nhà nghỉ Chuyền Dung - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3878.914.
- Nhà hàng ăn uống:
+ Nhà hàng Thắng Hà - Địa chỉ: Hồng Sơn - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0915.512.435.
+ Nhà hàng Toản Lan - Địa chỉ: Khu Phố Cửa Nhì - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0354.780.595.
+ Nhà hàng Thắng Hoa - Địa chỉ: Khu phố - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02166.296.295.
- Danh sách cơ sở bán hàng lưu niệm tại huyện:
- Cửa hàng Hà Văn Dưỡng: Bản Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0379.055.113.
- Cửa hàng Nguyễn Văn Thủy: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0973.371.139.
- Cửa hàng Cao Trung Hậu: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0946.864.668.
- Cửa hàng Nguyễn Đức Đường: Bản Phiêng 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0917.404.234.
- Cửa hàng Đinh Thị Trịnh: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0383.413.828.