CTTĐT - Giai đoạn 2021-2023, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nhờ chính sách hỗ trợ phù hợp, gia đình ông Hà Văn Thiện ở thôn Bản Khun, xã Hồng Ca đã phát triển chăn nuôi cho thu nhập khá.
Thực hiện Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025, trong giai đoạn 2021-2023, huyện Trấn Yên đã thực hiện 9/16 nội dung chính sách với tổng số 25 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của huyện như: măng tre Bát Độ, dâu tằm, quế hữu cơ, chè chất lượng cao; thực hiện triển khai 01 dự án mô hình mới; hỗ trợ 204 cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ; 01 tổ hợp tác thực hiện chăn nuôi trâu bò liên kết sản xuất với tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đến các đối tượng hưởng chính sách là 19,667 tỷ đồng. Trong năm 2024, huyện đang tập trung triển khai thực hiện tiếp 09 dự án liên kết theo chuỗi giá trị và 20 cơ sở chăn nuôi hàng hóa.
Với việc lựa chọn đúng sản phẩm hỗ trợ và đối tượng triển khai, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đặc biệt chính sách hỗ trợ các chuỗi liên kết sản xuất đã giúp huyện phát triển được các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, gắn với các chuỗi liên kết sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất được quan tâm, tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, có giá trị, thương hiệu và có sức cạnh tranh cao trên thị trường như: vùng trồng Tre Bát Độ đạt trên 4.200 ha, sản lượng măng thương phẩm đạt trên 33 nghìn tấn/năm, giá trị trên 200 tỷ đồng; vùng trồng dâu, nuôi tằm trên 900 ha, sản lượng kén đạt 1.400 tấn, giá trị gần 300 tỷ đồng; vùng quế đạt trên 20 nghìn ha, 12.000 ha quế hữu cơ; vùng chè chất lượng cao 200 ha, trên 700 cơ sở chăn nuôi hàng hóa; nuôi trồng thủy sản đạt 490 ha… Qua đó đã thu hút và tạo động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp cho việc phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện phát triển bền vững, người dân yên tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chính sách của trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân và doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nhiều hơn về chính sách, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm bền vững. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự sáng tạo trong quá trình triển khai, lựa chọn phù hợp với từng sản phẩm thế mạnh sẵn có, tiếp nhận công nghệ mới để hoàn thiện quy trình, chuỗi sản phẩm giá trị gia tăng đến khâu cuối cùng để thực hiện sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chính sách hỗ trợ sản xuất.
Quan tâm rà soát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp đảm bảo phù hợp với lợi thế, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường; điều chỉnh, mở rộng quy mô sản xuất đối với các cây trồng vật nuôi là sản phẩm chủ lực, tạo động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Cùng với đó, huyện sẽ iếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị để nhiều hộ sản xuất được tham gia vào chuỗi liên kết và được thụ hưởng chính sách, mở rộng quy mô sản xuất và duy trì các chuỗi liên kết sản xuất bền vững; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
3480 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2021-2023, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.Thực hiện Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025, trong giai đoạn 2021-2023, huyện Trấn Yên đã thực hiện 9/16 nội dung chính sách với tổng số 25 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của huyện như: măng tre Bát Độ, dâu tằm, quế hữu cơ, chè chất lượng cao; thực hiện triển khai 01 dự án mô hình mới; hỗ trợ 204 cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ; 01 tổ hợp tác thực hiện chăn nuôi trâu bò liên kết sản xuất với tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đến các đối tượng hưởng chính sách là 19,667 tỷ đồng. Trong năm 2024, huyện đang tập trung triển khai thực hiện tiếp 09 dự án liên kết theo chuỗi giá trị và 20 cơ sở chăn nuôi hàng hóa.
Với việc lựa chọn đúng sản phẩm hỗ trợ và đối tượng triển khai, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đặc biệt chính sách hỗ trợ các chuỗi liên kết sản xuất đã giúp huyện phát triển được các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, gắn với các chuỗi liên kết sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất được quan tâm, tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, có giá trị, thương hiệu và có sức cạnh tranh cao trên thị trường như: vùng trồng Tre Bát Độ đạt trên 4.200 ha, sản lượng măng thương phẩm đạt trên 33 nghìn tấn/năm, giá trị trên 200 tỷ đồng; vùng trồng dâu, nuôi tằm trên 900 ha, sản lượng kén đạt 1.400 tấn, giá trị gần 300 tỷ đồng; vùng quế đạt trên 20 nghìn ha, 12.000 ha quế hữu cơ; vùng chè chất lượng cao 200 ha, trên 700 cơ sở chăn nuôi hàng hóa; nuôi trồng thủy sản đạt 490 ha… Qua đó đã thu hút và tạo động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp cho việc phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện phát triển bền vững, người dân yên tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chính sách của trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân và doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nhiều hơn về chính sách, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm bền vững. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự sáng tạo trong quá trình triển khai, lựa chọn phù hợp với từng sản phẩm thế mạnh sẵn có, tiếp nhận công nghệ mới để hoàn thiện quy trình, chuỗi sản phẩm giá trị gia tăng đến khâu cuối cùng để thực hiện sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chính sách hỗ trợ sản xuất.
Quan tâm rà soát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp đảm bảo phù hợp với lợi thế, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường; điều chỉnh, mở rộng quy mô sản xuất đối với các cây trồng vật nuôi là sản phẩm chủ lực, tạo động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Cùng với đó, huyện sẽ iếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị để nhiều hộ sản xuất được tham gia vào chuỗi liên kết và được thụ hưởng chính sách, mở rộng quy mô sản xuất và duy trì các chuỗi liên kết sản xuất bền vững; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.